Xem xét trách nhiệm lãnh đạo tòa án tối cao vì làm chậm luật
Chuẩn bị dự thảo Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án cả năm qua, 2 lần trình UB Thường vụ QH vẫn chưa đạt, các Phó Chủ tịch QH đề nghị xem xét trách nhiệm của lãnh đạo TAND tối cao trong việc chậm trễ này.
Sáng 14/3, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự án Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án. Pháp lệnh này để đồng bộ hóa với Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 1/7/2013). Điều 48 luật này quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân được xử phạt hành chính. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm hành chính cản trở hoạt động tố tụng của tòa án mà Tòa án nhân dân được xử phạt lại chưa được quy định cụ thể.
Vì vậy, Quốc hội giao UB Thường vụ, TAND tối cao xây dựng Pháp lệnh này. 6 tháng trước, dự thảo Pháp lệnh đã được trình một lần nhưng chưa “thông”. Lần này, do khoảng trống pháp luật, các hành vi can trơ hoat đông tô tung của Tòa án xảy ra nhiều, có xu hướng gia tăng cả trước, trong và sau phiên tòa, gây khó khăn cho việc giải quyết án mà không xử lý được nên UB Thường vụ Quốc hội gắt gao đốc thúc.
Theo dự kiến, khi Thường vụ thông qua Pháp lệnh trong ngày hôm nay, sáng thứ 2 tuần tới, 17/3, Văn phòng Chủ tịch nước cũng tổ chức họp báo công bố Pháp lệnh của Chủ tịch nước để đưa ngay các quy định vào cuộc sống.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu đều bất bình với việc dự thảo pháp lệnh lần thứ 2 trình lại vẫn sao y bản cũ.
Tuy nhiên, cho đến lần cho ý kiến chốt lại sáng nay, dự thảo Pháp lệnh do TAND tối cao trình vẫn bị “phê” nhiều mặt. Cơ quan thẩm tra – UB Tư pháp của Quốc hội không tán thành với nhiều quy định trong Dự thảo. UB Tư pháp cho rằng Dự thảo có nhiều điều khoản trùng lặp; chưa phù hợp với các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Theo Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, dự thảo Pháp lệnh trình Thường vụ lần này không có nội dung nào mới so với bản dự thảo cũ đã được thẩm tra tại phiên họp toàn thể của UB này 6 tháng trước. TAND TC cũng không có báo cáo giải trình lý do giữ nguyên dự thảo Pháp lệnh đã trình lần 1.
UB Tư pháp cũng nhận thấy một số nội dung trong Dự thảo chưa phù hợp với quy định trong Hiến pháp 2013 cũng như chưa đảm bảo tính thống nhất với nhiều bộ luật khác.
Cụ thể, Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”. Tuy nhiên, một số quy định cụ thể của Dự thảo Pháp lệnh đã hạn chế quyền cơ bản của công dân (như quy định về hành vi bị xử lý, người bị xử lý… mở rộng hơn so với quy định của các đạo luật tố tụng, hạn chế quyền khởi kiện vụ án hành chính của người bị xử phạt…) nên cần được xem xét lại.
Nhiều quy định của Dự thảo Pháp lệnh cũng không phù hợp với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Phá sản, Luật Thi hành án dân sự, Luật Báo chí, Luật Khiếu nại. Ví dụ: Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; về thẩm quyền tạm giữ người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án theo thủ tục hành chính; về thi hành quyết định xử lý bằng phạt tiền…
Video đang HOT
Bức xúc về việc làm luật chậm trễ, thiếu trách nhiệm này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, đã nhiều lần có ý kiến với UB Tư pháp để đốc thúc cơ quan soạn thảo nhưng phía TAND tối cao vẫn quá chậm. Yêu cầu rút kinh nghiệm vì khó chấp nhận chuyện “tắc trách” như này, ông Lý băn khoăn hướng xử lý tiếp theo là tiếp tục hoãn pháp lệnh này hay quyết hoàn thành gấp cho đúng kế hoạch đã định.
Phó Chủ tich Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng việc “ép tiến độ” không khả thi vì nếu chỉ một vài điều khoản có vấn đề còn bàn bạc, chỉnh kịp nhưng ở đây ngay cả quan điểm xây dựng dự thảo cũng… trái khoáy.
“Ai lại để dự thảo 6 tháng trước và 6 tháng sau vẫn trình lại y nguyên, không có giải trình gì. Tôi cũng nghĩ phải xem xét cả người phụ trách việc này đã để tình trạng đến vậy” – ông Sơn phê phán thẳng.
Tán thành hướng dừng một lần nữa việc cho ý kiến với Pháp lệnh để TAND tối cao chuẩn bị lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng cần xem xét trách nhiệm cơ quan soạn thảo và các bên liên quan trong việc chậm trễ này.
P.Thảo
Theo Dantri
Gặp lại thẩm phán "cải tử hoàn sinh" cho 8 bị cáo
Vụ án "trộm cắp cổ vật" được các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra, truy tố gần như cùng lúc với vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Cũng giống vụ án ông Chấn, 8 bị cáo vụ án này được xác định bị làm oan.
Thẩm phán Giáp Văn Hán (trái) và PV báo Tiền Phong.
Trong phiên tòa diễn ra tháng 6/2006, thẩm phán chủ tọa Giáp Văn Hán (Phó chánh án TAND tỉnh Bắc Giang) đã trả tự do cho cả 8 bị cáo và trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhờ đó các bị cáo đã được minh oan. Nhân dịp năm mới, PV Tiền Phong cùng thẩm phán Hán ôn lại kỷ niệm về phiên tòa này...
Không đủ căn cứ - không tuyên phạm tội
Trong phiên tòa "trộm cắp cổ vật", ông có niềm tin nội tâm toàn bộ các bị cáo đã bị làm oan?
"Niềm tin nội tâm" là khái niệm cũ rồi. Trước đây, khi chứng cứ yếu, cán bộ tiến hành tố tụng hay sử dụng khái niệm này. Giai đoạn hiện nay, hoạt động tố tụng không thể suy đoán mà phải trên cơ sở chứng cứ và quy định pháp luật.
Pháp luật quy định cán bộ tiến hành tố tụng phải thu thập, đánh giá những tài liệu, chứng cứ cột tội, và cả những tài liệu, chứng cứ gỡ tội. Theo ông, trong vụ án này, đâu là chứng cứ gỡ tội cho các bị cáo?
Ở giai đoạn xét xử, thông thường thẩm phán phải dựa trên tài liệu, chứng cứ của CQĐT, luận tội của cơ quan công tố, trên cơ sở đó xét xem có đủ để kết tội bị cáo không, nếu đủ thì áp dụng hình phạt thế nào. Trong vụ án này, qua nghiên cứu hồ sơ và diễn biến phiên tòa, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ để kết tội các bị cáo. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu điều tra lại 10 vấn đề. Kết quả, việc điều tra đó không khắc phục được, các bị cáo đã được đình chỉ điều tra.
Vụ án nào cũng có áp lực
Trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng thường xảy ra. Nhưng nêu ra hàng loạt yêu cầu chặt chẽ như trong quyết định của ông là khá hy hữu!
Hoàn hồ sơ giữa các cơ quan tố tụng là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, gần đây nhiều cơ quan lấy đó làm chỉ tiêu thi đua, dẫn đến việc xem xét hồ sơ nhiều khi chưa toàn diện, kỹ lưỡng, dễ xảy ra sai sót. Chính việc chạy theo chỉ tiêu, chạy theo thành tích là một trong những nguyên nhân làm hồ sơ chưa chu đáo của cơ quan tiến hành tố tụng.
Yêu cầu điều tra bổ sung buộc các cơ quan điều tra, cơ quan truy tố làm rõ nhiều vấn đề như vậy, ông có phải chịu áp lực nào không?
Vụ án nào cũng có áp lực. Cơ quan tiến hành tố tụng nào cũng phải chịu trách nhiệm. Mỗi cơ quan đều có ý chí chủ quan, đều mong muốn kết luận điều tra, cáo trạng, bản án... được khâu tiếp theo chấp nhận. Trong vụ án này, chúng tôi cũng nhận được ý kiến không đồng tình, cho rằng chúng tôi chưa kiên quyết trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Chúng tôi có quan điểm phòng chống tội phạm nhưng không được làm oan. Sự thống nhất phải đạt được trên cơ sở pháp luật chứ không phải nể nang cá nhân, hoặc để đạt chỉ tiêu, thành tích.
Đông đảo người dân tham dự phiên tòa đánh giá rất cao việc ông cho các bị cáo được tại ngoại...
Việc cho các bị cáo tại ngoại, căn cứ quy định pháp luật, HĐXX có đủ thẩm quyền để thực hiện. Về lý do, thời gian điều tra quá lâu, các bị cáo sức khỏe không đảm bảo, một bị cáo đã chết trong thời gian tạm giam. Để đảm bảo quyền lợi các bị cáo, HĐXX tạm thời trả tự do cho họ, tránh xảy ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu sau này họ bị kết tội thì theo quy định pháp luật, họ vẫn phải tiếp tục thụ án.
Đừng làm theo cảm tính
Nếu được góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự, ông sẽ đưa ra những kiến nghị gì để hạn chế oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự?
Tôi sẽ đề nghị sửa đổi Pháp lệnh Điều tra hình sự, quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của điều tra viên, trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ hỏi cung, phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý phạm nhân và cơ quan điều tra, tạo môi trường khách quan, tránh bức cung, ép cung, tránh công dân phải nhận tội oan. Tôi cũng đề nghị luật sư phải được tham gia ngay từ giai đoạn điều tra, để đảm bảo khách quan và đảm bảo quyền công dân.
Trong điều kiện chúng ta đang áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, là một thẩm phán giàu kinh nghiệm, ông có lời khuyên nào cho các thẩm phán trẻ để họ phòng tránh được làm oan cho người vô tội?
Cuộc đời công tác của tôi kể từ khi tôi được bầu (chứ không phải bổ nhiệm) làm thẩm phán, từng xét xử nhiều loại án không riêng hình sự, tôi luôn quan niệm cố gắng làm sao để không gây ra các thiệt hại không đáng có cho công dân, tổ chức, Nhà nước. Lời khuyên của tôi đối với các đồng nghiệp trẻ tuổi là phải làm việc, đánh giá vấn đề phải dựa trên quy định pháp luật, không được suy diễn cảm tính.
...và đừng làm điều ác
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn được TAND tỉnh Bắc Giang xét xử trước khi xét xử vụ "trộm cắp cổ vật". Bài học kinh nghiệm nào qua vụ án ông Chấn đang gây xôn xao dư luận cả nước, thưa ông?
Theo kết quả xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, đây là bài học của Bắc Giang, và tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung. Ông Chấn có oan hay không, trách nhiệm thuộc về ai, phải do cơ quan có thẩm quyền kết luận. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, xem xét lại, chúng tôi thấy vấn đề đánh giá chứng cứ chưa được xem xét một cách toàn diện, chưa quan tâm lời kêu oan của đối tượng bị truy tố, chưa làm rõ được các yếu tố cấu thành tội phạm của ông Chấn.
Theo Đinh Anh Tuấn
Tiền phong
Mua dâm phạt 10 triệu, bán dâm phạt... 1 triệu Trường hợp mua dâm có tính chất đồi trụy hoặc lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm, có thể bị phạt tới 10 triệu đông. Trong khi đó, đối tượng bán dâm chỉ bị phạt tối đa 1 triệu đồng. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm...