Xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu
Tại hội trường Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 27/10, việc điều hành giá xăng dầu vẫn là vấn đề được các đại biểu quan tâm.
Bởi xăng dầu là yếu tố đầu vào của nhiều hoạt động và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất của doanh nghiệp, cũng như giá cả của hàng hoá, dịch vụ, gây tác động đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Đoàn Kiên Giang), tình hình thiếu hụt xăng dầu xảy ra ở nước ta, nhất là ở khu vực phía Nam cho thấy, sự lúng túng trong chỉ đạo, xử lý tình huống này của các bộ, ngành liên quan trong quản lý Nhà nước.
Thời gian qua, từ việc quy định tính đúng, tính đủ đối với xăng dầu đến việc điều tiết nguồn cung của doanh nghiệp đầu mối để xử lý kịp thời sự thiếu hụt… đã khiến cho người dân, doanh nghiệp bức xúc. Thực trạng này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tuy vậy, vấn đề thiếu hụt xăng dầu vẫn xảy ra cục bộ ở một số địa phương.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá, việc đứt gãy chuỗi cung ứng xăng dầu được Bộ Công Thương vào cuộc tích cực. Song vẫn cần sớm khắc phục, rút ra bài học kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất, cần xem xét rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu. Vấn đề giá cả xăng dầu thời gian tới có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Quốc hội cần ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định cắt giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt để kiểm soát lạm phát một cách nhanh nhất.
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong quý IV/2022 phục vụ nhu cầu thị trường, mới đây, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đề nghị chi Quỹ bình ổn, bù trực tiếp vào chênh lệch của premium nhập khẩu để bằng với giá trong nước. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quỹ bình ổn xăng dầu phải được sử dụng đúng mục đích. Đó là bình ổn giá xăng dầu trong nước để góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường. Đồng thời, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, không thể dùng quỹ bình giá xăng dầu trong nước để hỗ trợ cho việc liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích, bản chất kinh doanh của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không phải mua bán trực tiếp mà là ký các hợp đồng mua trước, bán trước. Những công ty kinh doanh xăng dầu có năng lực đánh giá, dự báo tốt thì giá xăng dầu thế giới tăng cũng không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương thức kinh doanh này cũng có rủi ro nhất định, khi doanh nghiệp mua phải giá cao, nhưng trong kỳ giá xăng dầu lại giảm khiến doanh nghiệp thua lỗ. Đây là vấn đề thuộc nghiệp vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp và giải pháp gỡ khó của cơ quan nhà nước bằng các biện pháp khác.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, thời gian tới phải xem xét các đầu mối nhập xăng dầu. Hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về xăng dầu nhưng không phải một đầu mối nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Công Thương xem xét vấn đề của tất cả hay chỉ một vài đầu mối.
Bộ Công Thương cũng có thể có duy trì cơ chế tạo cạnh tranh giữa đầu mối, tránh tình trạng các đầu mối khó khăn dẫn tới nguồn cung hạn chế. Trong trường hợp, nếu không tạo được cơ chế cạnh tranh bình đẳng, các đầu mối nhập khẩu “bắt tay” để đưa ra “yêu sách” thì cơ quan quản lý Nhà Nước cần nắm bắt và xử lý.
Hôm nay, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh
Giá xăng dầu sau kỳ điều chỉnh hôm nay 11/10 dự kiến tăng, trong đó xăng tăng khoảng 300 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng mạnh hơn 2.000 đồng/lít.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6/10 tăng so với kỳ trước ở mức xăng RON92 là 91,84 USD/thùng, RON95 là 94,67 USD/thùng. Riêng dầu diesel tăng mạnh ở mức 134,38 USD/thùng. Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 89,17 USD/thùng xăng RON92; 92,64 USD/thùng xăng RON95 và 119,68 USD/thùng dầu diesel.
Trên Oilprice, lúc 6h ngày 11/10, giá dầu WTI giao dịch mức 90,8 USD/thùng, dầu Brent ở mức 96,1 USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu Brent đã tăng 10%, còn giá dầu WTI tăng tới gần 15%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của hai loại dầu trên kể từ tháng 3/2022. Nguyên nhân giá dầu thô toàn cầu tăng mạnh xuất phát từ việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. UBS Global Wealth Management nhận định với yếu tố này, giá dầu được dự báo sẽ lại vượt qua mốc 100 USD/thùng trong vài quý tới.
Thông tin đến VTC News, lãnh đạo các đại diện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo, kỳ điều hành giá hôm nay 11/10, giá xăng có khả năng tăng trở lại sau 4 lần giảm liên tiếp. Tuy nhiên, xăng chỉ tăng nhẹ còn dầu diesel sẽ tăng mạnh.
"Trong kỳ điều hành ngày 11/10, giá xăng dầu trong nước có thể tăng sau nhiều kỳ giảm do giá dầu thế giới xu hướng tăng trở lại. Mức tăng phụ thuộc vào diễn biến giá thế giới hai ngày tới đây và việc điều hành quỹ bình ổn giá (BOG)", lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói.
Người dân xếp hàng dài, ken đặc để chờ mua xăng tại Hà Nội tối 10/10.
Một số thương nhân kinh doanh xăng dầu cũng dự báo với diễn biến hiện tại, giá dầu diesel có thể tăng 1.900 - 2.200 đồng/lít, trong khi xăng tăng khoảng 300 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương - Tài chính chi quỹ bình ổn, giá mặt hàng xăng có thể giữ nguyên và dầu có thể tăng ít hơn.
Tại kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 RON92 giảm 1.049 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, bán ra không cao hơn 20.732 đồng/lít; giá xăng RON95 giảm 1.141 đồng/lít, bán ra không cao hơn 21.443 đồng/lít.
Trong khi, giá dầu diesel giảm 328 đồng/lít, bán ra không cao hơn 22.208 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 753 đồng/lít, bán ra không cao hơn 21.688 đồng/lít. Dầu mazut giảm 562 đồng/lít, bán ra không cao hơn 14.094 đồng/kg.
Nhà điều hành thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 741 đồng/kg. Đồng thời, không thực hiện chi quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu.
Hơn 100 trong tổng số 17.000 cửa hàng đóng cửa
Tối 10/10, Bộ Công Thương phát đi thông cáo cho biết trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk...
Tuy nhiên, hiện tượng này được đánh giá không phải phổ biến, do chỉ có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
Nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế việc lấy nhiều hàng của các đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ.
Ngoài ra, tình hình bão lũ vừa qua cũng ảnh hưởng một phần đến việc giao hàng của các doanh nghiệp, dẫn đến gián đoạn hoặc thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số địa phương.
Nhằm ổn định thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương cho hay đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu, cũng như sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước (chi phí để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở) ở mức phù hợp với thực tế, giúp doanh nghiệp tạo nguồn.
Bộ khẳng định đã phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.
"Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp", Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Giá xăng hôm nay có thể giảm 1.000 đồng/lít, về sát 20.000 đồng Nhiều ý kiến dự đoán, giá xăng dầu thế giới đi lùi có thể khiến giá xăng trong nước hôm nay tiếp tục giảm và về sát ngưỡng 20.000 đồng/lít. Theo quy định, ngày 1/10 là đến kỳ điều chỉnh xăng dầu chu kỳ mới, song do rơi vào ngày nghỉ nên nhà điều hành chuyển sang hôm nay 3/10. Trả lời VTC...