Xem xét quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng trong ngành công an
Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc sáng nay 11/3 sẽ thảo luận và thống nhất một số nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 21/2/2019. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
Theo chương trình dự kiến, phiên họp diễn ra trong ba ngày (từ 11 – 13/3). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, cho ý kiến về những nội dung:
Xem xét, thông qua Nghị quyết quy định chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật Công an Nhân dân năm 2018.
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Thư viện; Luật Giáo dục (sửa đổi).
Video đang HOT
Đồng thời, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019 – 2021. Xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Báo Tin tức sẽ thông tin đầy đủ về nội dung của Phiên họp này.
Theo V.Tôn/Báo Tin tức
Ra ruộng lót bạt nuôi lươn đẻ, sau 8 tháng lời 150 triệu
Ông Lê Hoàng Vũ, ấp 8 xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã ra ruộng lót bạt nuôi lươn đẻ. Sau 8 tháng thực hiện, với quy mô 100 m2, ông Vũ thả 1.500 lươn bố mẹ, mô hình sản xuất giống đã xuất bán được 200.000 con lươn giống, trừ các chi phí ban đầu lợi nhuận đạt trên dưới 150.000.000 đồng và vẫn còn đàn lươn bố mẹ cộng với các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất lươn giống các năm sau này...
Mặc dù nghề nuôi lươn thương phẩm đã được nông dân ứng dụng hơn 10 năm, nhưng nguồn lươn giống vẫn phụ thuộc vào tự nhiên. Bên cạnh đó, thời gian thả giống phụ thuộc vào mùa vụ, cách đánh bắt lươn giống chưa phù hợp dẫn đến việc khai thác lươn giống tận thu tận diệt, khai thác không gắn liền với công tác bảo vệ hay tái tạo nên sản lượng lươn ngoài tự nhiên suy giảm trầm trọng.
Khu bể cho lươn đồng sinh sản của ông Lê Hoàng Vũ được lót bạt ở ngoài ruộng.
Là nông dân ngụ tại ấp 8 xã Vĩnh Viễn A, ông Lê Hoàng Vũ với bản tính siêng năng, cần cù ham học hỏi và mạnh dạn ứng dung cái mới vào sản xuất. Thấu hiểu nổi vất vả của người nuôi lươn khi phải mua giống tự nhiên, tỷ lệ sống lươn nuôi không cao và phải phụ thuộc vào mùa vụ nên đã nung đúc ý nghĩ sản xuất giống lươn để thay thế lươn giống tự nhiên.
Trong năm 2018 dưới sự hướng dẫn kỹ thuật tận tình của cán bộ khuyến nông cộng với sự đam mê và lòng quyết tâm, ông Vũ đã mạnh dạn áp dụng vào mô hình sản xuất giống lươn của mình. Trong quá trình thực hiện ông Vũ đã lặn lội lên tỉnh Vĩnh Long, rồi lên huyện Châu Phú, tỉnh An Giang để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nuôi lươn đẻ từ những nông dân khác.
Sau 8 tháng thực hiện, với quy mô 100 m2, ông Vũ thả 1.500 lươn bố mẹ, mô hình sản xuất giống đã xuất bán được 200.000 con lươn giống, trừ các chi phí ban đầu lợi nhuận đạt trên dưới 150.000.000 đồng và còn đàn lươn bố mẹ cộng với các thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất lươn giống cho các năm tiếp theo.
Về kinh nghiệm nuôi lươn, kỹ thuật nuôi lươn đẻ, ông Vũ cho biết: "Mô hình sản xuất giống lươn không khó chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, trong quá trình thực hiện cần duy trì nguồn nước tốt, pH thích hợp: 7.5-8.0, bố trí sục khí trong quá trình ấp trứng và chọn loại thức ăn cho lươn con phù hợp là trùng chỉ. Ngoài ra, người thực hiện mô hình phải kiên nhẫn và có tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi và mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là thành công."
Tiếng lành đồn xa, mô hình sản xuất giống lươn đồng của ông Lê Hoàng Vũ được nông dân nhiều xã lân cận của huyện Long Mỹ cũng như các tỉnh bạn như Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu tới tham quan học tập và đặt con giống nuôi trong thời gian tới và Ông Vũ đã sẵn sàn chia sẻ kinh nghiệm của mình với nông dân khác. Trong số nông dân đến học tập đã có người mạnh dạng ứng dụng vào sản xuất.
Mặc dù số lượng cung cấp lươn giống chưa đủ so với nhu cầu lươn giống hiện nay, nhưng cũng đã nói lên được đam mê sáng tạo và biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông dân huyện Long Mỹ. Mô hình nuôi lươn đẻ, sản xuất lươn giống với hiệu quả cao như gia đình ông Vũ là hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Hy vọng trong thời gian tới mô hình sản xuất giống lươn được nhân rộng trong nhân dân để đáp ứng đủ số lượng lươn giống chất lượng cho nông dân nuôi lươn, cũng như góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Xã Vĩnh Viễn A là một trong những xã huyện Long Mỹ, với 2 mặt tiếp giáp với sông lớn, ngoài ra nơi đây còn có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, nguồn nước quanh năm phong phú nên rất thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản nói chung và trong đó có nghề nuôi lươn.
Từ nhiều năm nay, nông dân xã Vĩnh Viễn A đã biết tận dụng diện tích đất sau nhà xây bể và lợi thế mùa nước nổi khai thác một số loài thủy sản ốc bươu vàng, cá tạp để nuôi lươn nhằm giảm giá thành tăng thu nhập cho gia đình do lợi nhuận của mô hình nuôi lươn thương phẩm khá cao.
Mô hình này rất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. Đồng thời tác động tích cực đến nhận thức của người dân xung quanh tạo tiền đề để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Theo Danviet
Bộ Công an có không quá 6 Thứ trưởng đeo hàm Thượng tướng Luật Công an nhân dân được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua và sẽ chính thức thi hành từ ngày 1/7/2019, quy định các chức danh, bậc hàm đối với sĩ quan CAND. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an có hàm Đại tướng; Thượng tướng là cấp bậc hàm của Thứ trưởng Bộ Công an, không quá 6...