Xem xét nhân rộng mô hình thi của Đại học Quốc gia Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia 2016, trong đó xem xét mô hình, phương thức đánh giá năng lực năm 2015 của Đại học Quốc gia Hà Nội để phát huy, nhân rộng.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên họp năm 2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị về kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng để tổng kết, đánh giá một cách toàn diện những mặt được và chưa được theo các mục tiêu đã đặt ra cho kỳ thi và tuyển sinh năm 2015;
Tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi năm 2016 bảo đảm công bằng, tiết kiệm, giảm áp lực theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương trong việc đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đồng thời tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho học sinh và phụ huynh; phương án thi cần được cân nhắc kỹ về số môn thi, thời gian thi, địa điểm thi… phù hợp; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT với các địa phương, các trường đại học trong việc tổ chức kỳ thi.
Một phòng thi của Đại học Quốc gia Hà Nội kỳ tuyển sinh năm 2015 (Ảnh GDVN)
Về công tác tuyển sinh đại học, tiếp tục thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương là giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học; phát huy vai trò của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, tính liên kết, phối hợp giữa các trường đại học trong công tác tuyển sinh.
Video đang HOT
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổng kết, đánh giá việc đổi mới công tác tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực năm 2015. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT xem xét mô hình, phương thức phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới để phát huy, nhân rộng.
Để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học;
Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới; phát triển hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; giao quyền tự chủ phù hợp cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo cho các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Trung ương và Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân;
Chủ động nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, đề án thực hiện các nhiệm vụ đổi mới một cách hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông các chủ trương, giải pháp đổi mới giáo dục đào tạo tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và các tầng lớp xã hội.
Thùy Minh
Theo_VnMedia
Việt Nam vô địch thuế, phí: Doanh nghiệp nào chịu được?
Theo bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế, hiện thủ tục hành chính của Việt Nam cực kỳ phức tạp và nhiêu khê. Một quả trứng phải "cõng" 14 loại thuế phí, 1 con lợn chịu 51 loại thuế, phí thì doanh nghiệp nào chịu nổi.
Thủ tục hành chính cực kỳ nhiêu khê
Tại hội thảo "Cơ hội đối tác để Việt Nam tham gia thành công vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN" vừa tổ chức sáng 13/11, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế cho biết, báo cáo Việt Nam đứng thứ 2,3 về sự sẵn sàng khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chỉ là hình thức, khi cùng lúc thực hiện các giải pháp lại phát sinh nghịch lý tích cực tự do hoá bên ngoài và hạn chế tự do hoá bên trong.
Theo bà Lan, mặc dù Việt Nam giảm hàng loạt hàng rào thuế quan đối với các nước khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng đối với doanh nghiệp trong nước nhiều hàng rào lại được dựng lên. Thậm chí, rào cản cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông dân Việt Nam đang có chiều hướng tăng. "Ngần ấy năm tháo gỡ khó khăn, không tháo được lại tăng thêm các nút thắt khác", bà Lan nói.
Hiện thủ tục hành chính của Việt Nam cực kỳ phức tạp và nhiêu khê (Ảnh minh họa)
Cũng theo bà Lan, hiện thủ tục hành chính của Việt Nam cực kỳ phức tạp và nhiêu khê, các cấp đều có quyền gây khó cho doanh nghiệp. Thậm chí, thuế phí ở Việt Nam quá nhiều, chẳng hạn 1 quả trứng phải "cõng" 14 loại thuế phí, 1 con lợn chịu 51 loại thuế, phí. "Việt Nam vô địch về các loại thuế, phí thì doanh nghiệp nào có thể chịu được?", bà Lan nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, hiện doanh nghiệp Nhà nước vẫn được bảo hộ và nhận đặc quyền, do đó không quan tâm nhiều đến hội nhập, vấn đề mà khối doanh nghiệp Nhà nước quan tâm là tiếp cận Nhật Bản, EU để có vốn ODA. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thậm chí siêu nhỏ bị mối lo trước mắt quá lớn, phải đối phó với các vấn đề môi trường kinh doanh, và ám ảnh bởi những "kỷ lục" số doanh nghiệp giải thể.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Sơn Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng, hiện các doanh nghiệp Việt Nam còn bị động và có mức độ sẵn sàng cho hội nhập AEC chưa cao. Khả năng thực thi chính sách nhằm đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển với Asean 6 cũng chưa thực sự hiệu quả. Thâm chí, khả năng nắm bắt, tận dụng cơ hội cũng như chuẩn bị để đối mặt với thách thức từ quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế.
AEC mang đến Việt Nam nhiều thách thức
Cũng tại Hội thảo sáng nay, các chuyên gia cho biết, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) dự kiến sẽ hình thành vào cuối năm 2015. Tuy vậy, quá trình hội nhập của Asean vẫn sẽ tiếp tục được đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn trong giai đoạn 2015.
Đưa ra đánh giá về AEC, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết, cũng như các FTA khác, AEC sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước Asean. Đặc biệt, nó có thể khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Bên cạnh những thuận lợi, ông Sơn cũng cho biết, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức khi tham gia vào AEC. Trong đó có thể kể đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với doanh nghiệp Asean về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư..., cũng như sự chênh lệch về trình độ và môi trường cho sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước Asean.
Theo Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam được đánh giá là một thành viên tích cực, thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập đầu tư trong AEC. Trước sự mở cửa này, Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hướng đến mức trung bình của Asean 6 trong năm 2016.
Theo đó, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có tiến bộ trong hai năm gần đây. Cụ thể, trong 10 tiêu chí, những mặt Việt Nam có cải thiện là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng, vay vốn, nộp thuế và xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Riêng ở hạng mục khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực sau Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, xin cấp phép xây dựng lại là tiêu chí Việt Nam được đánh giá cao nhất với xếp hạng 12 trên toàn cầu.
Đưa ra kiến nghị chính sách khi AEC được hình thành, Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng, việc Việt Nam tham gia AEC là cơ hội để "tập dượt" tiến tới những sân chơi lớn hơn với những yêu cầu khắt khe hơn. Chính vì vậy, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế phối hợp thông tin, phản hồi của doanh nghiệp về quá trình hội nhập, xây dựng Luật Hiệp hội. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất Asean và Đông Á, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Minh Hường
Theo_VnMedia
Mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp: Sức hấp dẫn khó cưỡng Mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thực sự trở thành điểm dừng chân cho nhiều nhà sản xuất. Sau hơn 20 năm phát triển, các KKT, KCN vẫn là mô hình ưu việt nhất để...