Xem xét hỗ trợ người sinh con một bề là gái
Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội đã có văn bản gửi các quận/huyện về việc báo cáo, rà soát nhu cầu người cao tuổi sinh con một bề là gái có hoàn cảnh khó khăn để xây dựng chính sách hỗ trợ.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền Văn bản số 24 của UBND phường Đội Cấn gửi đến các tổ dân phố trên địa bàn về việc báo cáo, rà soát nhu cầu người cao tuổi sinh con một bề là gái có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ.
Văn bản có nêu căn cứ là: Theo chỉ đạo UBND phường Đội Cấn tại Văn bản số 666 ngày 12-3-2019 của Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội về việc báo cáo, rà soát nhu cầu người cao tuổi sinh con một bề là gái không có lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công để xây dựng chính sách hỗ trợ.
UBND phường đề nghị các tổ trưởng tổ dân phố rà soát, báo cáo chính xác số người cao tuổi sinh con một bề là gái và nhu cầu cần trợ giúp gửi về UBND phường trước ngày 10-4-2019 để tổng hợp, báo cáo UBND quận Ba Đình.
Trao đổi về vấn đề này, bà Ngô Thị Minh Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội, xác nhận văn bản trên là của phường. Hiện tại phường đang cho rà soát những người cao tuổi sinh con một bề là gái theo Văn bản số 666 của Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội.
“Từ trước đến nay, những người cao tuổi sinh con một bề là gái chưa được hưởng bất cứ chế độ gì như không có lương hưu, trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công… Đối tượng này trên địa bàn phường cũng khá nhiều” – bà Hằng cho biết thêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc rà soát này chỉ đang ở mức khảo sát trước khi xây dựng phương án hỗ trợ chứ không phải đã có chính sách như nhiều người nhầm hiểu.
Bà Dương Tuyết Nhung, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội, cho biết Sở LĐ-TB&XH đang tiến hành khảo sát nhu cầu người cao tuổi sinh con một bề là gái có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội để xây dựng chính sách hỗ trợ.
Theo bà Nhung, đến thời điểm này, tại Hà Nội, người cao tuổi sinh con một bề là gái có hoàn cảnh khó khăn thì chưa được hưởng trợ cấp gì từ TP. Chính vì vậy, Sở LĐ-TB&XH đang rà soát số lượng, nhu cầu để nghiên cứu, tham mưu chính sách cho lãnh đạo TP. Thời điểm cuối để các quận/huyện báo cáo để Sở LĐ-TB&XH tổng hợp là hết tháng 4-2019.
“Nội dung rà soát là để thống kê trên địa bàn TP có bao nhiêu đối tượng người cao tuổi sinh con một bề là gái, khó khăn như thế nào, nhu cầu cần trợ giúp ra sao. Trên cơ sở đó Sở mới nghiên cứu chính sách trợ giúp trình UBND TP để tham mưu cho UBND TP Hà Nội trình HĐND TP thông qua. Dự kiến phải hết năm 2019 thì các quy trình trên mới hoàn thiện để có chính sách cho nhóm đối tượng trên” – bà Nhung thông tin.
Theo kết quả thống kê sáu tháng năm 2018, mức chênh tỉ số giới tính khi sinh của Hà Nội đã giảm đáng kể, xuống còn 113,2 trẻ trai/100 trẻ gái được sinh ra. Dù vậy, so với mặt bằng chung của cả nước, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở thủ đô vẫn còn cao.
Trước thực trạng trên, ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, cho biết tới đây Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, chẩn đoán giới tính thai nhi, xử lý nghiêm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Trong đó, TP sẽ có đoàn kiểm tra đột xuất, phúc tra tại các địa phương về việc thực hiện nhiệm vụ này.
TRỌNG PHÚ – HÀ PHƯỢNG
Theo PLO
Đau lòng hàng loạt trọng án do người tâm thần gây nên
Hai ngày qua, người dân Quảng Trị xôn xao khi nhắc đến vụ án mạng kinh hoàng do một người bị bệnh tâm thần gây ra. Khoảng 19h30 ngày 14.4, tại nhà chị Nguyễn Thị Huế (trú thôn Cam Vũ 2, Cam Thuỷ) làm tiệc mừng nhà mới.
Đối tượng Nguyễn Thanh Thiên (SN 1968 trú thôn Cam Vũ 2, Cam Thuỷ) sang chơi rồi xảy ra xích mích, cự cãi với anh Lê Văn Hướng (SN 1971, trú cùng thôn). Thấy vậy, chị Huế can ngăn liền bị Thiên vung dao bấm đâm bị thương ở tay. Anh Hướng bỏ chạy cũng bị Thiên đuổi theo đâm khiến chị tử vong tại chỗ.
Một lãnh đạo xã Cam Thuỷ cho biết, Thiên có vợ và 5 người con, từng làm bảo vệ cho một công ty trên địa bàn nhưng vì bệnh tâm thần, tính tình nóng nảy, hay quậy phá, ném đồ đạc... khiến vợ con bỏ đi, công ty đuổi việc. Hàng ngày, mỗi khi to tiếng với ai Thiên đều phản ứng gay gắt, hành động nguy hiểm khiến xóm làng bất an.
45 người bị bệnh tâm thần được chăm sóc, điều trị ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1,
tỉnh Quảng Trị. Ảnh: N.V
Ngày 5.3.2019, Công an huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) xác nhận, cơ quan này vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thành Hải (30 tuổi, trú thôn Văn Cang, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn) để điều tra về hành vi giết người. Hải là đối tượng bị bệnh tâm thần hoang tưởng. Theo điều tra ban đầu, chiều 3.3, nghĩ mẹ mình là bà N.T.T (64 tuổi, ngụ địa phương) bị "ma quỷ" nhập, Hải đã kéo mẹ lên cạnh mộ cha trong khu vực nghĩa địa gần nhà dùng dao, đá đánh đập để "trừ tà", khiến bà T tử vong. Sau đó, đối tượng Hải lấy đất, đá, lá cây phủ lấp lên người nạn nhân rồi về nhà tắm giặt cho đến khi người dân phát hiện sự việc.
Ngày 12.3, bà Nguyễn Kim Ngọc (SN 1981, xã Long Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) trong cơn tái phát bệnh tâm thần dùng búa giết chết đứa con gái mới 4 tuổi của mình.
Ngày 24.2, một người đàn ông tâm thần ở tỉnh Bạc Liêu đã giết chết vợ mình rồi ra cơ quan công an tự thú. Ông Dương Văn Úc (41 tuổi; ngụ khóm 6, phường 2) từ lâu có tiền sử mắc bệnh thần kinh nhưng được chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên từ cuối năm 2018, đến đầu năm 2019 ông Úc thường hay cự cãi và đánh vợ nên trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 vợ Úc bỏ về quê cha mẹ ở huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) để lánh mặt. Trưa 23.2, ông Úc đến nhà cha mẹ vợ để làm lành với vợ, sau đó cả hai về căn nhà lá ở ấp 17, cho đến sáng nay thì mọi người nhận được hung tin.
Ngày 22.7.2018, một người vụ án mạng thương tâm vừa xảy tại xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) khiến 3 người tử vong. Các nạn nhân là vợ, con và cha ruột của hung thủ. Hung thủ là N.T.V (37 tuổi, trú thôn Đức Long, xã Ân Đức) bị tâm thần bỏ nhà đi nên người cha, vợ và con trai đã đi tìm. Khi tìm được thì bị V dùng đá sát hại.
Ông Nguyễn Trí Thanh- Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Trị cho biết, năm 2010 tỉnh có 864 người mắc bệnh tâm thần. Đến năm 2018, con số này tăng lên gần 2.800 người, trong đó có gần 1.900 người bị tâm thần nặng.
Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã giải quyết cho 68 người bị tâm thần nặng, có hành động nguy hiểm cho xã hội vào các Trung tâm chăm sóc sức khoẻ, trong đó Trung tâm thần kinh Thừa Thiên-Huế 23 người, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 (Quảng Trị - gọi chung là Trung tâm) 45 người.
Ông Thanh cho hay, người bị tâm thần nặng, nguy hiểm cho xã hội mới đủ tiêu chuẩn đưa vào các Trung tâm và sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị bệnh miễn phí với mức 1.080.000 đồng/tháng. Những người bị tâm thần nhưng chưa đủ tiêu chuẩn (bị nhẹ hoặc chưa gây nguy hiểm cho xã hội) nếu có nhu cầu vào Trung tâm thì phải nộp số tiền tối thiểu trên.
Theo Danviet
Quận Ba Đình: Nhiều nét nổi bật trong công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội UBND quận Ba Đình đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn quận năm 2018, triển khai công tác trọng tâm năm 2019. Trong năm 2018, các đơn vị thành viên BCĐ 138 quận Ba...