Xem “xe vua” chở gỗ khủng tự hạ tải
Sau loạt bài Báo Giao thông phản ánh về tình trạng “ xe vua” chở gỗ từ Lào về tàn phá QL, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã vào cuộc.
Những ngày qua, bất chấp trời nắng, tại Lao Bảo, hàng trăm “xe vua” đều ngoan ngoãn tự phải hạ tải mong được về xuôi. Và thực tế tất cả các xe đều quá tải nghiêm trọng. Số gỗ từ 1 “xe vua” phải san sang 4 xe khác mới đủ điều kiện tiếp tục hành trình.
Tại Thị trấn Lao Bảo, những chiếc “xe vua” vẫn xuất hiện
Thế nhưng thay vì thẳng tiến về xuôi theo QL9, những chiếc xe này lần lượt rẽ vào bãi đất trống trên đường Hoàng Diệu
Tại đây, các xe sẽ tự động hạ tải mà không có sự giám sát hay nhắc nhở của cơ quan chức năng.
Số gỗ khổng lồ được tháo ra từ 1 chiếc “xe vua”.
Ước tính có khoảng gần 50 chiếc xe như thế đang hạ tải chỉ trong sáng 1/4.
Video đang HOT
Số gỗ trên mỗi chiếc “xe vua” phải chia sang 4 xe mới xuống đúng tải trọng quy định để tiếp tục lên đường
Để chuyển gỗ, các chủ DN phải huy động cả xe cẩu tự hành
Kết hợp với vận chuyển bằng tay
Thời gian trung bình để san tải một chiếc xe vua mất 1 đến 2 ngày
Dưới trời nắng nóng 40 độ như lửa đốt, các phu gỗ vẫn miệt mài chuyển gỗ
Họ làm việc với giá 500 nghìn đồng/ngày công
Trong lúc chờ bốc gỗ, cánh lái xe, chủ hàng tụ tập cờ bạc và nhậu nhẹt
Các phu gỗ lập lều lán, ăn nghỉ tại công trường.
Sau khi hoàn thành việc san tải, các chủ xe sẽ thông báo lực lượng chức năng đến đo kích thước hàng hóa, kiểm tra tải trọng trước khi về xuôi
Một xe san tải nhận gỗ về xuôi
Cách bãi hạ tải gần 1 km, lực lượng chức năng chỉ cần ngồi làm nhiệm vụ giám sát xe qua chốt
Theo Khampha
Cao điểm xử phạt xe quá tải có né "xe vua"?
Từ trung tuần tháng 3/2014, các phương tiện chở quá khổ, quá tải đi qua địa bàn Kon Tum đều bị xử lý nghiêm, riêng xe chở gỗ "siêu khủng" rất ít bị chặn bắt.
Không cân sao biết quá tải?
Thanh tra giao thông tỉnh Kon Tum đang mở đợt cao điểm xử lý xe quá khổ, quá tải, thời gian dự kiến trong 1 tháng. Tính từ ngày 10 - 26/3 đã kiểm tra 223 lượt xe, phát hiện 50 phương tiện vi phạm quá khổ, quá tải, số tiền phạt là 155,7 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu xử phạt xe chở vật liệu xây dựng và hàng nông sản. Về xử phạt xe chở gỗ quá tải không có thống kê chi tiết. Một lãnh đạo TTGT còn khẳng định, cho đến nay các xe gỗ đều đúng quy định kích thước và tải trọng.
Trong khi đó, theo điều tra của chúng tôi, vào các ngày 24, 25 và 26/3, việc dừng kiểm tra trọng tải xe lưu thông qua chốt trạm cân phía Nam cũng như Bắc TP Kon Tum được thực hiện không thường xuyên. Riêng đêm 25 rạng sáng 26/3, khi đoàn xe chở gỗ "siêu khủng" tiến vào thành phố, chốt trạm cân đầu phía Bắc có cân trọng tải nhưng "để chơi", mặc "xe vua" chở gỗ ồn ào chạy qua. Không cân, không dừng kiểm tra nên số liệu xử lý xe chở gỗ quá tải đêm 25 rạng sáng 26/3 tại TP Kon Tum là không có.
Sau khi Báo Giao thông có bài: "Xe vua" vẫn náo loạn đêm phố núi phản ánh tình trạng xe chở gỗ "siêu khủng" náo loạn TP Kon Tum lúc đêm khuya (số 51, ra ngày 28/3), Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum, ông Huỳnh Tất Phục đã yêu cầu TTGT điều tra việc này. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, căn cứ giải trình của cán bộ, thanh tra viên trong kíp trực đêm 25/3 và làm việc với doanh nghiệp có xe chở gỗ đi qua, bước đầu xác định: Có 7 xe gỗ đi qua TP Kon Tum không được đưa vào cân tải trọng; Có 5 xe chở gỗ khác khi đến gần trạm cân đã đi vào Tỉnh lộ 675, qua địa bàn xã Vinh Quang (TP Kon Tum), sau đó đi qua đường vào Nhà máy mía đường Kon Tum rồi đi ra cầu Đắk Bla phía Nam thành phố.
Xe chở gỗ "siêu khủng" chạy qua cầu Đắk Bla
Phòng CSGT cũng chỉ đạo kiểm điểm lực lượng phiên trực đêm 25 rạng sáng 26/3 về việc có hay không xe gỗ quá tải hung hăng chạy giữa đêm mà không bị xử lý, tất nhiên là sau khi Báo Giao thông đăng bài.
CSGT "đứng ngoài" trạm cân
Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, hiện TTGT tỉnh Kon Tum có hai cân cơ động bố trí cho hai tổ lập chốt kiểm tra tại TP Kon Tum. Tổ phía Bắc phối hợp CSGT và có đặt chốt cố định để xử lý xe quá tải do CSGT chủ trì. Dự kiến tháng 4/2014, sau khi nhận bổ sung một trạm cân cơ động do Bộ GTVT cấp, TTGT phối hợp với CSGT đặt cân cơ động thứ ba tại khu vực cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), một trong những điểm nóng về tình trạng xe chở quá khổ, quá tải vận chuyển hàng từ biên giới vào nội địa.
Trong khi đó, theo Đại tá Từ Lam - Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Kon Tum, việc xử lý xe quá khổ, quá tải tại phố núi Kon Tum còn vướng mắc. Cụ thể, đối với chốt trạm cân phía Bắc TP Kon Tum, nếu đúng theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Công an, thì CSGT chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, chốt trạm cân đầu TP Kon Tum từ khi xây dựng kế hoạch Phòng CSGT không được biết, không được tham gia đóng góp ý kiến. Sau này chốt trạm cân đi vào hoạt động, CSGT cũng... không chủ trì việc này.
Chiều 30/3, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Huỳnh Tất Phục - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho biết: Ngay khi bài báo đăng về tình trạng xe gỗ qua TP Kon Tum, ông đã chỉ đạo lực lượng TTGT lập tức điều tra việc này. Theo đó, Sở GTVT yêu cầu những thanh tra viên giải trình cụ thể để xác minh có tình trạng xe gỗ qua TP Kon Tum hay không và nếu có cụ thể số lượng xe là bao nhiêu? "Quan điểm của lãnh đạo Sở GTVT và Ban ATGT tỉnh Kon Tum từ trước đến nay luôn chỉ đạo và xử lý nghiêm khắc những sai phạm, không thể vì một vài cá nhân ảnh hưởng mục đích chung đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn", ông Huỳnh Tất Phục nói.
Theo Văn Tư (Giaothongvantai.com.vn)
CSGT để "xe vua" ngang nhiên chở gỗ phá quốc lộ? Những đoàn xe chở gỗ siêu nặng ước chừng lên đến cả trăm tấn ngày đêm lưu thông trên QL9, đường 15D, đường Hồ Chí Minh theo các hướng cửa khẩu Lao Bảo và La Lay về TP Đông Hà (Quảng Trị). Điều đáng ngạc nhiên là những phương tiện này thản nhiên qua mặt lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ... Đường...