Xem thường bạn hay dùng “cục gạch” mà không dùng Airpod cho sang, cô gái chết lặng khi biết giá trị mỗi chiếc tai nghe bạn đang dùng đến 100 triệu đồng
Chỉ là chiếc tai nghe thôi, có cần phải đắt đỏ đến thế không nhỉ?
Hiện nay, những chiếc tai nghe AirPod của Apple đang là trend của giới trẻ. Tuy nhiên, có nhiều người lại thích dùng các thương hiệu khác cho nên đôi khi cũng nhận được thắc mắc.
Mới đây, đoạn clip của cô gái ghi lại câu chuyện của mình, rằng có một lần cô nàng hỏi cậu bạn là sao không mua Airpod cho “sang”. Nhưng đến khi biết được giá tiền của loại tai nghe và máy nghe nhạc bạn đang dùng thì nàng lại sốc ngược sốc xuôi, mới biết thế nào là sang thật sự.
Đoạn clip ghi lại hình ảnh một chiếc máy nghe nhạc và tai nghe có giá đắt đỏ khiến dân mạng ngỡ ngàng. Nguồn: @chilllll99
Có thể thấy, cả máy nghe nhạc và tai nghe hay chiếc cáp đều có mức giá trên trời. Cụ thể, máy nghe nhạc thương hiệu Astel & Kern có giá xấp xỉ 80 triệu đồng, tai nghe Empire Wraith xấp xỉ 90 triệu và chiếc dây cáp có giá 24 triệu đồng. Tổng giá trị set nghe nhạc này lên đến 194 triệu đồng.
Đây quả là con số quá khủng khiếp đối với người xem. Được biết, những sản phẩm này đều là tuyệt tác công nghệ mà bất cứ tín đồ nghe nhạc nào trên thế giới cũng đều muốn sở hữu. Tuy nhiên, mức giá của nó thì chắc là chỉ có những ai siêu giàu mới có thể đáp ứng được.
Giá tiền siêu khủng của các sản phẩm mà cậu bạn đang sở hữu khiến cô gái sốc không nói nên lời.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về chiếc máy nghe nhạc và tai nghe này?
Làm gì để bảo vệ con khỏi video độc hại
Các kênh video, ví dụ YouTube là nguồn tài nguyên tốt, giúp trẻ em học tập và giải trí nhưng cũng chứa nhiều nội dung độc hại, đòi hỏi mức độ giám sát cao.
Những năm gần đây, tình trạng trẻ em tiếp xúc với các video có nội dung không phù hợp trên Internet ngày càng nhiều, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mỹ từng ghi nhận những vụ việc trẻ em xem phải những video trong đó nhân vật hoạt hình có hành vi bạo lực với người thân.
Dù trẻ em vẫn xem tivi là chủ yếu, báo cáo năm 2017 của Tổ chức Common Sense Media (Mỹ) cho thấy mức độ sử dụng điện thoại và máy tính bảng của các bạn nhỏ ngày càng tăng lên. Vì màn hình nhỏ và trẻ dùng tai nghe, bố mẹ có thể không biết con em đang xem gì, từ đó khó lòng bảo vệ trẻ.
Ảnh: Shutterstock.
Những nội dung không phù hợp có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa trẻ. Bản thân các em nhỏ cũng khó chịu khi vô tình gặp phải các video xấu, theo khảo sát năm 2010 trên trẻ em châu Âu.
Trong thời đại công nghệ, bố mẹ không thể cấm hoàn toàn con dùng Internet. Tuy vậy, phụ huynh sẽ hạn chế được tình trạng này nếu lưu ý những điều dưới đây.
Sử dụng ứng dụng trẻ em của các nền tảng video
YouTube Kids là ứng dụng được Google đưa ra vào năm 2015, phù hợp với trẻ từ 2 đến 8 tuổi. Ứng dụng miễn phí này có khả năng vô hiệu hóa chức năng tìm kiếm, lọc các từ khóa, hạn chế thời gian sử dụng của trẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể sử dụng cho máy tính bàn và máy tính xách tay.
Bật chế độ hạn chế
Youtube cũng có chế độ hạn chế nhằm lọc ra "những nội dung có thể bị phản đối". Bố mẹ chỉ cần kéo xuống dưới trang YouTube và bật nó. Đối với điện thoại, hãy vào mục cài đặt để bật chế độ này.
Hạn chế việc sử dụng tai nghe
Khi trẻ dùng tai nghe, bạn sẽ không thể biết liệu trẻ có đang tiếp xúc với những âm thanh bạo lực. Hãy cất tai nghe và ở đủ gần con để nghe thấy nội dung video.
Chuẩn bị sẵn các kênh cho con
Bạn có thể tạo tài khoản riêng trên nền tảng video cho con. Hãy xóa hết những nội dung xấu và thiết lập sẵn danh sách các kênh video mà bạn thấy phù hợp để trẻ không cần tìm kiếm mà vẫn có nhiều lựa chọn. Lưu ý, hãy thường xuyên kiểm tra lịch sử xem video của con để đảm bảo trẻ không tiếp xúc với thứ ngoài mong đợi.
Xem cùng nhau
Cách tốt nhất để đảm bảo con bạn không tiếp xúc với nội dung không phù hợp là xem cùng trẻ. Hãy ở cạnh con khi chúng sử dụng điện thoại, máy tính bảng để biết con đang xem gì. Bên cạnh đó, ngày nay, các loại tivi thông minh dễ dàng kết nối với điện thoại nên bạn cũng có thể hãy gợi ý con xem video trên màn hình lớn để tiện theo dõi.
Ngoài các điều trên, bố mẹ nên cảnh báo với trẻ rằng việc xem video online có thể khiến trẻ gặp phải một số nội dung không phù hợp. Hãy giải thích với trẻ rằng đây không phải lỗi của con và hướng dẫn các bé báo cáo vấn đề với nền tảng video.
Khi thấy các video xấu xuất hiện, chính bố mẹ cũng có thể gửi khiếu nại. Khi bị gây áp lực từ người dùng, các nền tảng video sẽ phải tự điều chỉnh thêm để bảo vệ trẻ em tốt hơn.
Lên máy bay, cô gái "đau đớn" nhìn 1 bên tai nghe AirPods rơi ngay trước mắt nhưng không thể lấy được Đứng trước cảnh này đúng là không biết nên cười hay nên khóc đây? Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười", cười không nổi mà khóc cũng không xong chưa? Dù rồi hay chưa, hãy xem tình huống mà cô gái dưới đây gặp phải, để hiểu thế nào là "gần ngay trước mắt mà xa tận chân...