Xem taxi không người lái đưa đón khách giữa mùa bệnh dịch hoành hành
Những chiếc robotaxi đầu tiên đã lăn bánh, thực hiện nhiệm vụ đưa đón hành khách theo lịch trình được cài đặt.
Những chiếc taxi tự lái với tên gọi robotaxi đã lăn bánh tại thành phố Changsha, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đội ngũ xe này bắt đầu cung cấp dịch vụ đưa đón khách.
Hệ thống xe taxi tự lái vừa ra mắt tại thành phố Changsha, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Được biết, hàng chục chiếc xe như vậy chính thức vận hành giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn có những diễn biến khó lường tại Trung Quốc. Người dân tại thành phố Changsha, thủ phủ của miền trung Trung Quốc, có thể gọi taxi miễn phí thông qua ứng dụng điều hướng trên điện thoại thông minh.
Hành khách đặt xe qua ứng dụng trên điện thoại thông minh
Khi vừa lên xe, giọng nói AI (Trí tuệ nhân tạo) sẽ vang lên chào đón khách: “Xin chào, đây là robotaxi. Xe đã được khử trùng. Bạn hãy yên tâm khi vào xe”.
Trong thời gian đầu vận hành, mỗi taxi sẽ có 1-2 kỹ thuật viên đi cùng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hành khách. Khi xe đến điểm dừng, giọng nói AI tiếp tục vang lên để chào khách.
Chia sẻ về trải nghiệm lần đầu, một hành khách cho biết cảm thấy khá thoải mái. “Ban đầu tôi hơi lo vì chưa ngồi xe không người lái bao giờ. Nhưng khi vào trong, tôi thấy an tâm hơn vì có một kỹ thuật viên ngồi cùng”, chị Pan Ya nói.
Video đang HOT
Hiện phạm vi hoạt động của dịch vụ khoảng 130 km2, bao gồm các cộng đồng dân cư, khu thương mại, giải trí, khu công nghiệp trong thành phố. Hành khách có thể quan sát tình trạng đường, tốc độ lái xe, tuyến đường đang đi trên máy tính bảng và chơi nhạc trên đó.
Đội ngũ 30 xe chạy thử nghiệm do một công ty vận tải thông minh có trụ sở tại khu mới Tương Giang ở Hồ Nam vận hành.
Mảnh đất một vợ lấy 5-7 anh chồng, chia lịch "yêu" đều đặn để công bằng cho mỗi người
Phụ nữ nơi này thường lấy chồng từ rất sớm và luôn kết hôn với nhiều người đàn ông cùng một lúc, hay còn gọi là chế độ đa phu. Điều đặc biệt là những người đàn ông này là anh em ruột của nhau.
Trên dãy Himalaya hùng vĩ, có một cộng đồng dân cư với những lối sống và phong tục vô cùng kỳ lạ, đặc sắc mà ít người biết tới. Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein đã có dịp sống tại đây và nghiên cứu cuộc sống của người dân trên dãy Himalaya, từ đó phát hiện một phong tục vô cùng kỳ lạ, đó là chế độ đa phu. Một người phụ nữ thường kết hôn với nhiều người đàn ông và những người đàn ông này luôn luôn là anh em ruột của nhau.
Anh em ruột lấy chung một vợ
Buddhi Devi hứa hôn khi mới 14 tuổi và đối tượng kết hôn của bà là một cậu bé cùng làng 12 tuổi. Tuy cả hai đều còn rất nhỏ nhưng điều này chẳng có gì lạ lẫm ở vùng đất của họ. Không chỉ kết hôn với cậu bé ít hơn mình 2 tuổi, Buddhi còn phải cưới luôn người em của cậu bé này làm chồng.
Cụ bà Buddhi Devi là một trong số ít những người còn theo chế độ đa phu.
Giờ đây, bà Buddhi đã 70 tuổi, vừa là một phụ nữ đang có chồng, vừa là góa phụ bởi một trong 2 người chồng của bà đã qua đời. Bà Buddhi là một trong số ít những người sống tại đây vẫn theo tập tục đa phu cổ xưa. Ở những ngôi làng hẻo lánh tại thung lũng Himalaya, suốt hàng trăm năm qua, chế độ đa phu được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề về đất đai, kinh tế và kế hoạch hóa gia đình.
Người dân nơi đây sống dựa vào những trang trại nhỏ nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao hơn 3.350 m. Việc phân chia đất đai canh tác cho những người con trai khiến mỗi người chỉ được một mảnh đất nhỏ. Mùa đông khắc nghiệt nơi đây cũng tàn phá mùa màng khiến kinh tế luôn khó khăn và thiếu thốn. Do đó, chế độ đa phu - một phụ nữ lấy nhiều chồng và những người chồng này đều là anh em ruột của nhau, sẽ giải quyết được vấn đề đất đai, khi mà đất không phải chia nhỏ cho nhiều gia đình.
Khan hiếm đất đai và kinh tế khó khăn là một trong số những lý do tạo nên chế độ đa phu.
Ngoài ra, chế độ đa phu cũng được coi là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình để phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên hạn chế. Bởi một người đàn ông lấy nhiều vợ thì chắc chắn số con cái của anh ta sẽ nhiều hơn một người phụ nữ lấy nhiều chồng. Hơn nữa, việc anh em ruột lấy chung một vợ sẽ giúp cho đất đai và tài sản của gia đình không bị rơi vào tay người ngoài.
Trong quá trình nghiên cứu nhiều năm của mình, ông Melvyn C. Goldstein đã từng chứng kiến những người phụ nữ ở đây kết hôn với 5 hoặc 7 người chồng cùng lúc, tất nhiên họ đều là anh em ruột của nhau.
Vợ chia lịch "ân ái" với mỗi người chồng
Để mỗi người chồng không cảm thấy ghen tỵ lẫn nhau, mỗi người vợ tại vùng đất này phải biết cách chia lịch "chăn gối" sao cho công bằng với mỗi người chồng. Những người phụ nữ sống tại thung lũng Himalaya thường phải quyết định mỗi tháng họ sẽ quan hệ tình dục bao nhiêu ngày, từ đó chia ra để mỗi người chồng nhận được sự công bằng nhất có thể. Cũng có trường hợp, người vợ chọn cách ngủ lần lượt với nhiều người chồng trong một đêm.
Nhà nhân chủng học người Mỹ Melvyn C. Goldstein.
Điều đặc biệt ở đây là dù chung vợ, những người chồng hầu như không bao giờ ghen tuông hay tức giận lẫn nhau. Họ luôn có sự hiểu ngầm với nhau về khoan dung, nhường nhịn và thấu hiểu để giữ cho cuộc hôn nhân được êm ấm, hạnh phúc.
Cũng do chế độ đa phu, những đứa trẻ được sinh ra tại đây thường không biết bố ruột của mình là ai. Chính vì vậy, khi người lạ đến thăm nơi này, họ thường không hỏi đâu là bố của đứa trẻ.
Ông Sukh Dayal Bhagsen, 60 tuổi, đã kết hôn với một người phụ nữ tên Prem Dasi và hai anh em khác của ông cũng cùng kết hôn với bà Prem Dasi. Gia đình này đã sinh tổng cộng 5 người con, tuy nhiên không ai rõ mỗi đứa trẻ là con ruột của ai. Cách xưng hô của những đứa trẻ cũng không phụ thuộc vào việc ai là bố chúng. Chúng sẽ gọi người chồng lớn tuổi nhất của mẹ là bố, trong khi những người còn lại được gọi là chú.
Anh Neelchand Bhagsen, 40 tuổi, con trai của ông Sukh, chia sẻ: "Mỗi đứa trẻ đều có thể biết bố ruột của mình là ai, nhưng vẫn phải gọi người lớn tuổi nhất là bố".
Chế độ đa phu đang dần biến mất tại các cộng đồng người ở thung lũng Himalaya.
Chế độ đa phu dần lụi tàn
Ở thế hệ của ông Sukh, chế độ đa phu vẫn tồn tại nhưng đến thời của con trai ông, nó đang dần biến mất. Nguyên nhân là bởi con người đã dần tiến tới cuộc sống hiện đại hơn. Trẻ em được đi học, đàn ông và phụ nữ cũng dần thoát khỏi đồi núi để làm việc ở những nơi xa hơn. Khi được tiếp cận với thế giới bên ngoài, họ dần thay đổi cách suy nghĩ và quan niệm về hôn nhân.
Anh Neelchand Bhagsen là một trong số những người tiên phong khi tự học lên cao, trở thành giáo viên, tự mua đất, xây nhà rồi kết hôn với một người vợ mới, không chung đụng với những người anh em của mình nữa.
Anh Neelchand chia sẻ: "Chế độ đa phu đã có ích trong một thời gian dài nhưng nó không còn phù hợp với điều kiện hiện tại nữa. Thế giới đã thay đổi".
Hiểu về "giãn cách xã hội" trong 30 giây qua video: bóng bàn và bẫy chuột Để kìm hãm tốc độ lây lan chóng mặt của Covid-19, giãn cách xã hội đang là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Theo một báo cáo mới đây của Nhà Trắng, sau khi cập nhật các số liệu về tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ trong tuần gần đây, thời điểm Mỹ...