Xem Su-30 Việt Nam thực hành ném bom tiêu diệt mục tiêu mặt đất
Trong hai ngày 26 và 27-3, tại Trường bắn Quốc gia Khu vực 3, Sư đoàn Không quân 370 (Quân chủng PK-KQ) đã tổ chức kiểm tra thực hành bắn tên lửa, rốc két và ném bom của máy bay phản lực và trực thăng.
Trực thăng Trung đoàn 917 bắn rốc két tiêu diệt mục tiêu.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bắn, ném bom mục tiêu mặt đất, các đơn vị trực thuộc Sư đoàn Không quân 370 đã tổ chức huấn luyện toàn diện các nội dung liên quan cho phi công, tổ bay và các thành phần bảo đảm bay cả về lý thuyết và thực hành, nắm chắc kỹ thuật cơ bản, thao tác sử dụng thuần thục trang bị vũ khí. Lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn cũng giao nhiệm vụ cụ thể, tỉ mỉ cho các cơ quan, đơn vị, lập kế hoạch bay, kế hoạch bảo đảm an toàn bay và các kế hoạch bảo đảm khác.
Video đang HOT
Máy bay Su-30 Trung đoàn 935 thực hành ném bom mặt đất
Sau hai ngày thực hiện nhiệm vụ, 100% lượt bắn, ném đều đạt yêu cầu, trong đó có 87,68% đạt khá, giỏi và xuất sắc, riêng tỷ lệ xuất sắc đạt 43,84%. Các phi công, tổ bay đều hoàn thành tốt yêu cầu chiến thuật, kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Những phi công lần đầu thực hành bắn, ném bom mục tiêu mặt đất đều hoàn thành nhiệm vụ từ đạt yêu cầu trở lên.
Theo ANTDE
Mỹ có thể sử dụng bom "thông minh" chống Trung Quốc
Mỹ có thể sử dụng một loại bom thông minh chống Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột, trang web quân sự Strategy Page tại Mỹ đưa tin.
Một chiến đấu cơ F-22 đang thử nghiệm ném bom JDAM.
Theo chiến lược "xoay trục" sang châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama, không quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ hiện đang phát triển các kỹ thuật mà các nhà hoặc định miêu tả là "ném bom Bắc Kinh", theo Strategy Page.
Loại bom thông minh trong chiến lược không gian của Mỹ chống lại Trung Quốc là Vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM), được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS.
Việc cho ra đời loại bom thông minh JDAM và các thiết bị dẫn đường mục tiêu bằng tia laser kể từ những năm 1990 đã dần giảm bớt gánh nặng của các phi công ném bom Mỹ. Được trang bị các quay, radar hồng ngoại và khả năng quan sát ban đêm chất lượng HD, các thiết bị dẫn đường mục tiêu bằng tia laser cho phép các phi công nhìn thấy những gì đang xảy ra dưới mặt đất từ độ cao 6.000m. Bay an toàn ngoài vùng hỏa lực phòng không, các phi công không chỉ có thể cung cấp thông tin chính xác cho các lực lượng dưới mặt đất, mà còn có thể tiến hành một vụ tấn công chống lại các mục tiêu đối phương bằng bom JDAM hoặc dẫn đường bằng laser.
JDAM đã được phát triển ngay sau khi Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được kích hoạt và đã được sử dụng lần đầu tiên nhằm chống lại các mục tiêu ở Kosovo năm 1999. Bom thông minh đã giảm số các lần xuất kích của các máy bay ném bom nhằm tấn công các mục tiêu.
Sau khi Mỹ phát động cuộc chiến tại Iraq, không quân Mỹ đã tăng nhu cầu bom JDAM lên 5.000 lần/tháng. Trong năm 2005, tổng cộng khoảng 30.000 quả bom JDAM đã được sử dụng, mặc dù chỉ một phần nhỏ thực sự được bắn đến và phần lớn trong số đó được dùng trong các cuộc huấn luyện. Khoảng 100.000 quả bom JDAM được dự trữ để phòng trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Nhưng không giống với các mục tiêu tại Kosovo, Afghanistan và Iraq, không quân Mỹ sẽ đối mặt với sự chống trả mạnh mẽ từ không quân Trung Quốc. Được trang bị các máy bay hiện đại, các binh sĩ Trung Quốc có thể bắn hạ các máy bay ném bom trước khi chúng có thể triển khai vũ khí.
Mỹ cũng đang đưa ra các kế hoạch chiến lược tương tự nhằm đề phòng các quốc gia khác như Iran và Triều Tiên.
Theo Dantri
"Ngáo ộp" B-52 tới bán đảo Triều Tiên làm gì? Tuần này, Mỹ đã tiến hành diễn tập đánh bom các mục tiêu trên bán đảo Triều Tiên sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52, trong động thái nhằm thể hiện sức mạnh răn đe CHDCND Triều Tiên sau khi nước này đe dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên câu hỏi là liệu sự răn đe ấy của...