Xem siêu tăng T-90 của Nga “cưỡi tuyết”
Những hình ảnh dưới đây ghi lại cảnh những chiếc “ xe tăng bay” chủ lực T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino của Nga tập trận trong điều kiện tuyết dày đặc.
Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là loại hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là T-88.
Có cảm hứng từ T-72, chiếc T-90 là loại tăng hiện đại nhất hiện nay trong quân đội Nga. Về hình dáng quy ước bên ngoài, T-90 có thể hiện sự nâng cấp ở mọi hệ thống trong đó có pháo chính.
T-90 được gắn hệ thống phòng thủ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora-1 để chống lại các tên lửa dẫn đường bằng laser, hồng ngoại cũng như gây rối các hệ thống hiển thị mục tiêu.
Xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo nòng trơn 125mm với sự tăng cường độ chính xác, hệ thống cân bằng pháo – tăng hai chiều dọc – ngang, đồng trục với pháo là súng máy 7,62mm và súng phòng không 12,7mm.
Pháo chính của T-90 có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, phóng đạn nổ HEAT và đạn ghém HE-FRAG cũng như bom phóng hẹn giờ và tên lửa chống tăng ATGM loại 9M119 Refleks.
Xe tăng có khả năng trang bị thiết bị quét mìn dạng lưỡi dao KM7-6M2 hoặc bánh quét mìn dạng lưỡi dao KMT-7 hoặc thiết bị quét mìn KMT-8 với đầu nối điện từ.
T-90 trang bị cả hệ thống bảo vệ chủ động và bị động khiến nó trử thành một trong những chiếc siêu tăng chiến đấu được bảo vệ tốt nhất trên thế giới.
Vỏ giáp T-90 là giáp thế hệ thứ ba, làm bằng chất liệu tổng hợp gồm nhiều lớp kim loại và gốm, được đánh giá là một tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga.
Video đang HOT
Nhìn chung giáp trụ của T-90 hoàn toàn có thể chịu được các loại đạn pháo nòng 120 ly thường thấy trên các xe tăng hiện đại phương Tây như M1 Abrams hay Leopard 2, hoặc các loại đạn pháo bắn từ trên xuống nhằm vào phần nóc xe.
T-90 có động cơ diesel đa nhiên liệu V-92 950 mã lực và V-96 1100 mã lực cho phép nó đạt tốc độ 65 km/h.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưới tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “ cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Xe tăng T-90 thuộc Tiểu đoàn tăng Alabino, Lữ đoàn cơ giới số 5, Lục quân Nga “cưỡi tuyết” tập trận.
Theo soha
"Mèo đực Mỹ" F-14 của Iran được trang bị "sát thủ" R-27R
Diễn đàn quân sự keypublishing.com mới đây đăng tải hình ảnh máy bay chiến đấu F -14 A của Iran với tên lửa R-27R.
F-14 Mèo đực của Iran với tên lửa đối không R-27R.
Grumman F-14 Tomcat (mèo đực) là một loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi. Trong suốt thời gian phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ (1972-2006), nó là một máy bay chiến đấu vượt trội trên không vừa được sử dụng để do thám, ném bom và chặn đánh trên không.
F-14 được phát triển sau sự sụp đổ của dự án F-111B, nó trở thành dòng đầu tiên trong loạt máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ được phát triển sau những trận không chiến với MiG ở Việt Nam.
Có tất cả 712 chiếc F-14 được sản xuất từ năm 1969 đến năm 1991 tại xưởng sản xuất của Grumman tại Bethpage, Long Island, New York. Mỗi chiếc máy bay F-14 có thể mang tối đa 6.8 tấn vũ khí bao gồm các tên lửa không đối không và tên lửa hành trình đánh chặn.
F-14A của không quân Iran.
F-14 được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Iran (từ 1979 là Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran) trong thời kỳ cầm quyền của nhà vua Iran Mohammad Reza Pahlavi. Đó là biến thể F-14A - biến thể máy bay đánh chặn trong mọi thời tiết 2 chỗ cho hải quân Hoa Kỳ. Sự cải tiến đã thêm vào khả năng mang theo nhiều vũ khí hơn. 545 chiếc F-14A đã được cung cấp cho hải quân Hoa Kỳ và 79 chiếc cho Không quân Iran.
Trong thời kỳ vua Shah nắm quyền ở Iran từ năm 1976 đến năm 1978, Không quân Iran đã nhận được 79 chiến đấu cơ trong tổng số 80 chiếc đặt hàng và 285 tên lửa AIM-54 A Phoenix trong tổng số 714 tên lửa đặt hàng.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran 1979 lật đổ vua Shah, chế độ của giáo chủ Ayatollah Khomeini đã dừng hầu hết các kế hoạch quân sự trước đó. Nhiều tàu chở hàng lớn đã phải nằm dưới sự giám sát, bao gồm cả những chiếc Tomcat của Iran. Chiếc Tomcat thứ 80 bị Hải quân hoãn trao cho Iran.
Theo một số báo cáo, những chiếc F-14 của Iran đã bị phá hủy theo sự ra đi của vua Shah. Sự kiện lật đổ vua Shah đã xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, khiến cho Iran phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc chuyển giao máy bay chiến đấu và tên lửa.
Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-88), Iraq cho biết rằng đã có 11 chiếc Tomcat bị bắn hạ còn phía Iran thì thừa nhận chỉ có duy nhất một chiếc bị bắn rơi và 12 chiếc khác bị mất do tai nạn.
F-14 của Iran đã được cải tiến mạn với những loại vũ khí hiện đại.
Một vài tin đồn cho rằng trước khi cách mạng Hồi giáo xảy ra, một số tên lửa AIM-54 Phoenix đã được bán cho Liên Xô, và chúng đã có ảnh hưởng đến tên lửa tầm xa Vympel AA-9 của Liên Xô. Iran lúc bây giờ cũng đã có một phiên bản cải tiến của AIM-54 và sau này họ đã thay thế AIM-54 bằng tên lửa không đối không R-73 của Nga.
Hiện chưa có những hông tin đáng tin cậy về việc Iran trang bị các tên lửa đối không R-27R của Nga cho "mèo đực" F-14.
Tên lửa không đối không R-27.
Vympel R-27 (tên ký hiệu của NATO AA-10 Alamo, Cyrillic P-27) là một loại tên lửa không đối không tầm trung của Liên Xô. Nó được sử dụng chính trong không quân Nga và CIS (cộng đồng các quốc gia độc lập). Nó được trang bị trên Mikoyan MiG-29, Yakovlev Yak-141, Sukhoi Su-27, Sukhoi Su-33, Sukhoi Su-35, và MiG-23MLD.
Tên lửa R-27 trang bị trên Su-33.
R-27R là một biến thể của R-27, được trang bị với một radar bán chủ động, ngòi nổ không tiếp xúc, ngòi nổ tiếp xúc và đầu nổ. Nó được điều khiển đến mục tiêu bởi một phương án kết hợp theo phương pháp cân đối giữa dẫn đường quán tính trong chuyển động ban đầu và được hướng dẫn từ radar trong giai đoạn cuối. Tên lửa R-27R có tầm hoạt động không quá 30 km.
Theo soha
Hải quân Pháp phô diễn kỹ năng đổ bộ chiếm đảo Hải quân Pháp và quân đội Dominica đã tham gia một cuộc tập trận chung mang tên "Dunas 2013". Cuộc tập trận diễn ra tại khu vực bờ biển Dunas của nước Cộng hòa Dominica. Trong khuôn khổ cuộc tập trận, Hải quân Pháp và quân đội nước sở tại đã thực hiện đổ bộ chiếm đảo bằng đường không và đường biển....