Xem sát thủ diệt tăng ít biết của Liên Xô tác chiến
Sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon có khả năng hạ gục xe tăng ở cự ly xa nhất 3.300m vào ban ngày và 600m vào ban đêm.
Sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon có khả năng hạ gục xe tăng ở cự ly xa nhất 3.300m vào ban ngày và 600m vào ban đêm.
Sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960 nhằm tìm kiếm vũ khí chống tăng NATO, Mỹ thời điểm Chiến tranh Lạnh bước vào giai đoạn cao trào.
Hai nguyên mẫu IT-1 bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ tháng 4/1964, ít nhất đã có 94 cuộc bắn thử. Cho tới cuối 1964, người ta đã sản xuất cho hồng quân 94 bệ phóng Drakon.
IT-1 Drakon được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 với bệ phóng tên lửa được gắn trên tháp pháo tăng đã được sửa đổi. 12 quả đạn tên lửa 3M7 Drakon lắp trong hệ thống nạp đạn tự động đặt bên trong tháp pháo, nhưng không có bọc thép. Khi tác chiến, sẽ có một cơ cấu đưa quả đạn 3M7 lên trên bệ.
IT-1 Drakon lăn bánh.
Đạn tên lửa 3M7 Drakon nặng 54kg, sải cánh 860mm, dài 1,24m, lắp đầu nổ xuyên giáp nặng 5,8kg (xuyên giáp RHA dày 250mm ở góc chạm 60 độ). Tên lửa đạt tầm bắn 300m tới 3.300m trong điều kiện ban ngày nhưng giảm mạnh xuống chỉ còn 400-600m ở đêm tối.
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành IT-1 Drakon khi đó sử dụng hệ dẫn đường vô tuyến với 7 dải băng tần và hai mã.
Video đang HOT
Nhìn chung, khả năng tác chiến của sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon thời này là tạm chấp nhận được. Dẫu vậy, Hồng quân Liên Xô thì rất không hài lòng với nó ở việc tầm tác chiến ngắn nhất quá lớn, khả năng mang số lượng đạn không nhiều, tác chiến đêm tồi.
Chính vì vậy, chỉ có một số lượng nhỏ IT-1 Drakon được sản xuất và phục vụ tới năm 1970 thì loại biên. Các xe này sau đó phần thì vào bản tàng, phần thì được cải tạo thành phương tiện cứu kéo bọc thép.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Pháo CAESAR mạnh mẽ, chính xác nhưng... không hiệu quả?
Là loại pháo tự hành hàng đầu do Pháp sản xuất, tuy nhiên tính hiệu quả của pháo CAESAR khi tác chiến tại địa bàn rừng núi đang bị nghi ngờ.
Điểm yếu "chết người"
Trang military-informant dẫn nguồn tin quân sự Saudi Arabia cho biết, Quân đội Saudi Arabia - lực lượng đứng đầu liên minh quân sự chống phiến quân Houthi ở Yemen, hiện đang đẩy mạnh các chiến dịch tấn công.
Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, Saudi Arabia tấn công phiến quân Houthi khong hiệu quả. Nói về nguyên nhân của vấn đề này, military-informant cho biết một phần nguyên nhân là do "siêu" pháo tự hành CAESAR.
Theo nguồn tin này, dù sở hữu hỏa lực mạnh cùng độ chính xác cao nhưng những pháo tự hành CAESAR của nước này đã hoàn toàn bị "mù" khi tác chiến chống phiến quân Houthi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các hệ thống radar có tầm phát hiện thấp. Lục quân Saudi Arabia hiện đang tìm cách thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu dọc biên giới với Yemen, sử dụng các loại khí tài như khinh khí cầu, máy bay không người lái tại các khu vực vùng núi.
Tuy nhiên, các loại radar phản pháo của Saudi Arabia không hiệu quả tại địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra, chúng có tầm phát hiện thấp trong khi các hệ thống pháo phản lực đa nòng của phiến quân Houthi lại có tầm bắn trên 30km.
Ngoài điểm yếu nói trên, pháo tự hành CAESAR còn tỏ ra khá hạn chế trong nhiệm vụ vượt chướng ngại và bảo vệ trước hỏa lực địch thấp, đặc biệt cơ số đạn tác chiến không nhiều khiến cho loại pháo này được cho là không thực sự mạnh như những gì Pháp công bố.
Pháo tự hành CAESAR 155mm.
CAESAR được yêu thích tại Đông Nam Á
Tại triển lãm quốc phòng IDEX 2015 tại Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) hồi tháng 4/2015 vừa qua, Tập đoàn vũ khí Nexter của Pháp đã ký được hợp đồng cung cấp pháo tự hành CAESAR cho nhiều nước, trong đó có Li-băng (24 khẩu), Indonesia (thêm 36 khẩu), Qatar (không công bố số lượng) và một khách hàng khác tại Đông Nam Á mua 18 khẩu.
CAESAR là pháo tự hành được đặt trên xe vận tải chuyên dụng 6 bánh Mercedes-Benz LJ250L với động cơ 176 KW và hộp truyền động 8 số.
CAESAR được trang bị các hệ thống cần thiết cho hoạt động tác chiến độc lập, kíp chiến đấu 5 người. Cơ số đạn tiêu chuẩn cho pháo là 18 viên, tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn tối đa 40km, lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm.
Pháo CAESAR bắn được tất cả các loại đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO bao gồm: Đạn thông thường, đạn chống tăng, đạn khói, đạn phản lực. Đáng chú ý là CAESAR có thể bắn đạn pháo chống tăng dẫn đường Bonus.
Mỗi quả đạn Bonus mang 2 đạn con thông minh có tầm bắn 34km, tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm là 42km hoặc lên đến 50km nếu sử dụng đạn phản lực.
Vì CAESAR có khả năng sử dụng đồng thời nhiều loại đạn khác nhau nên có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu đa dạng, thậm chí là ngay cả các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại được trang bị lớp thép bảo vệ chắc chắn.
Pháo được trang bị hệ thống định vị quán tính Sigma-30 cho việc nhắm mục tiêu, máy tính điều khiển FAST-Hit và hệ thống thông tin chiến thuật chiến trường C4I.
Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu hoặc chuyển sang trạng thái hành quân mất chưa đầy một phút. Pháo có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau như: Đạn pháo thông thường, đạn nổ mảnh, đạn chất nổ mạnh HE, đạn chống tăng.
Pháo tự hành CAESAR có thể hoạt động chiến đấu trong phạm vi 600km, tốc độ tối đa lên đến 100km/h, tốc độ trung bình 50km/h. Ngoài ra, pháo có thể vận chuyển dễ dàng đến chiến trường bằng máy bay vận tải C-130.
Pháo tự hành CAESAR phô diễn sức mạnh
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Báo Nga: TQ đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" Trung Quốc đã thay đổi Khái niệm "Chiến tranh Nhân dân" vốn chỉ dựa vào sự vượt trội về nhân lực và các trang bị vũ khí, khí tài lạc hậu. Trang mạng Gearmix.ru (Nga) đăng tải bài viết nói về 5 loại vũ khí tối tân mà Trung Quốc có thể sử dụng để kiểm soát các "chuỗi đảo thứ nhất" khiến...