Xem pháo tự hành ASU-57 “bé con” của lính dù Liên Xô
Pháo tự hành ASU-57 là hỏa lực mạnh của lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô (lính dù) những năm 1950.
Pháo tự hành ASU-57 là hỏa lực mạnh của lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô (lính dù) những năm 1950.
Hiện nay, lực lượng đổ bộ đường không Nga (lính dù Nga) được trang bị các xe chiến đấu họ BMD. Tuy nhiên, những năm 1950, BMD chưa ra đời thì phương tiện chiến đấu “con cưng” của lính dù Liên Xô là những cỗ pháo tự hành ASU-57.
ASU-57 (phiên âm tiếng Nga Aviadesantnaya Samokhodnaya Ustanovka – 57) là một mẫu pháo tự hành tấn công đổ bộ đường không, được Liên Xô thiết kế vào cuối những năm 1940, và bắt đầu được trang bị trong các đơn vị đổ bộ đường không của Hồng quân Liên Xô từ năm 1951.
Pháo tự hành ASU-57 có kích cỡ rất nhỏ gọn.
Pháo tự hành tấn công ASU-57 khá “nhỏ con” khi chỉ dài 5m, rộng 2m và cao 1,2m, nặng 3.350kg. So với thiết kế ASU-76, ASU-57 đã được tăng chiều dày giáp lên 6mm. Do chủ yếu làm bằng hợp kim nhôm để giảm trọng lượng, nên khả năng bảo vệ kíp xe của pháo tự hành ASU-57 là khá yếu.
Động cơ của pháo tự hành là loại động cơ xăng M-20E 4 xi-lanh công suất 55 mã lực (lấy từ xe tải Gaz-M-20 Pobeda), tầm hoạt động 250km, kíp xe 3 người. Tốc độ hành tiến tối đa trên đường bộ là 45km/h, khả năng dã chiến tương đối tốt: vượt lũy cao 0,5m, hào sâu đến 1,4m.
Hỏa lực của xe gồm pháo chính 57mm (cơ số đạn 30 viên) và súng máy 7,62mm. Tốc độ bắn của pháo chính đạt 6-10 phát/phút. Từ năm 1957, pháo chính Ch-51 được thay thế bằng loại pháo Ch-51M hiện đại hóa. Pháo bắn chung đạn tiêu chuẩn 57×480R với pháo chống tăng Zis-2, cũng như các đạn BR-271 và O-271U. ASU-57 cũng được trang bị đài liên lạc vô tuyến và hệ thống thông tin liên lạc nội bộ TPU-47. Các phiên bản sản xuất từ năm 1961 trở đi còn được trang bị kính ngắm ban đêm.
Video đang HOT
Vào thời điểm ra đời, ASU-57 đã đóng vai trò là hỏa lực mạnh cho lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô. Xe có thể được thả bằng dù phản lực PP-128-500 hoặc P-7 từ máy bay vận tải. Trong biên chế mỗi sư đoàn đổ bộ đường không Liên Xô thời những năm 1950 sẽ có 54 pháo tự hành ASU-57.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Việt Nam có thể tự hành hóa pháo xe kéo cỡ nòng lớn hơn?
Sau thành công của dự án tự hành hóa lựu pháo M101 cỡ 105 mm, Việt Nam có thể tiến tới áp dụng mô hình trên cho các loại pháo xe kéo cỡ nòng lớn hơn?
Vừa qua, đề tài "Nghiên cứu, tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm pháo 105 mm trên xe Ural-375D" do Xí nghiệp Liên hợp Z751 (Tổng cục Kỹ thuật) thực hiện đã thu được nhiều kết quả tốt.
Việc lắp đặt lựu pháo M101 lên xe Ural-375D có lợi thế chiến thuật lớn, đó là đem lại khả năng cơ động cao hơn so với pháo xe kéo, cho phép các khẩu pháo linh hoạt thay đổi trận địa ngay lập tức sau khi bắn một hay nhiều phát đạn.
Điều này rất quan trọng trong việc đối phó với cuộc phản pháo từ kẻ địch (nhất là trong bối cảnh hệ thống trinh sát, định vị pháo binh đã ra đời).
Pháo tự hành M101 của Việt Nam sử dụng loại pháo kéo hệ cũ và xe vận tải có sẵn, giúp giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại.
Bắn thử nghiệm pháo tự hành M101 cỡ 105 mm do Việt Nam cải tiến. Ảnh: Quân đội nhân dân
Bên cạnh ưu điểm gọn nhẹ (chiều dài nòng 2,31 m; trọng lượng 2,26 tấn), dễ dàng đặt trọn cả khẩu pháo lên thùng xe tải Ural-375D thì M101 cũng có nhược điểm là tầm bắn khá ngắn (chỉ được tối đa 11,2 km) và uy lực không cao.
Vậy từ thành công của đề tài tự hành hóa lựu pháo xe kéo M101 cỡ 105 mm, Việt Nam có thể tiến tới áp dụng mô hình này cho các loại pháo mặt đất cỡ nòng lớn hơn?
Một trong những ứng viên đầu tiên nên được tính tới là pháo D-30 cỡ 122 mm có tầm bắn tối đa 15,4 km và sức mạnh vượt trội M101.
Tuy nhiên D-30 lại cồng kềnh hơn M101 khá nhiều với chiều dài nòng 4,636 m (38 cal); trọng lượng 3,21 tấn và xung lực khi bắn cũng mạnh hơn hẳn.
Do đó, khó có thể đặt trọn khẩu pháo D-30 lên thùng xe tải Ural-375D như M101 mà chắc chắn sẽ phải gắn vào khung gầm một loại xe tải hạng nặng.
Nếu Việt Nam quyết định lựa chọn pháo D-30 để triển khai tự hành hóa thì chúng ta có thể tham khảo cách làm của Quân đội Cuba.
Lựu pháo D-30 cỡ 122 mm của Cuba lắp trên thùng xe tải hạng nặng
Cách làm như trên của Cuba cũng khá tương đồng với Việt Nam, bảo đảm tính đơn giản, dễ triển khai mà vẫn giữ được hầu hết các đặc điểm kỹ chiến thuật của pháo D-30.
Trong trường hợp Việt Nam tiến hành tự hành hóa pháo D-30 thì ứng viên khung gầm xe tải phù hợp nhất để thay thế vai trò của Ural-375D có thể là KrAZ-6322.
KrAZ-6322 là loại xe tải hạng nặng có trọng lượng 12,5 tấn; chiều dài 9,1 m; rộng 2,72 m; khả năng chuyên chở 10,2 tấn hàng ở thùng phía sau, hoàn toàn đáp ứng được kích thước cũng như trọng lượng của lựu pháo D-30.
Xe tải hạng nặng KrAZ-6322
Với số lượng lớn pháo xe kéo D-30 đang trực chiến tại các đơn vị và niêm cất dự trữ trong kho, nếu chuyển một phần sang dạng tự hành sẽ giúp Lực lượng pháo binh Việt Nam đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của tác chiến hiện đại.
Ngoài ra, chi phí phục vụ chương trình này được cho là rất nhỏ so với việc mua sắm số lượng tương tự pháo tự hành thế hệ mới.
Theo Đại Lộ
Nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mua pháo tự hành Đức Quân đội Lithuania (nước thuộc Liên Xô cũ) đang cân nhắc mua pháo tự hành PzH 2000 của Đức, để hiện đại hóa lực lượng pháo binh của nước này. Tạp chí Armyrecognition dẫn lời Tư lệnh quân đội Lithuania - Tướng Vytautas Jonas Zukas cho hay, Quân đội Lithuania đang lên kế hoạch gấp rút hiện đại lực lượng pháo binh đã...