Xem “Nỏ liên châu” S-125 Pechora truy kích phá địch
S-125 Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không trong trang bị của lực lượng phòng không – không quân Việt Nam, đã được chuyên gia nước ngoài cải tiến nâng cao uy lực và luôn sẵn sàng chiến đấu.
Ở độ cao hàng trăm mét so với mặt nước biển, quanh năm sương mù giăng kín, “ngày ngắn hơn đêm”, nhưng không vì thê mà những người lính Đoàn tên lửa Thăng Long (Quân chủng Phòng không – Không quân) môt phút lơ là.
Ghi nhanh của PV Tiên Phong tại môt buôi thao diên sát thực tê chiên đâu của Đoàn tên lửa Thăng Long trong những ngày đâu huân luyên năm 2013.
Xe đặc chủng đưa “Nỏ liên châu” S-125 Pechora ra trân địa.
Lắp ráp “Nỏ liên châu” vào vào bệ phóng.
“Nỏ liên châu” S-125 Pechora trên bê phóng.
Ra-đa hiêp đông chiên đâu theo dõi mục tiêu.
Theo dõi mục tiêu qua trung tâm điêu hành.
Video đang HOT
Kíp trắc thủ cơ đông ra vị trí chiên đâu.
“Nỏ liên châu” S-125 Pechora rời bê phóng, truy kích mục tiêu.
S-125 Pechora vén màn sương công phá mục tiêu.
S-125 Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, được thiết kế và phát triển nhằm chống lại các mục tiêu trên không là các máy bay có hoặc không người lái ở độ cao khoảng 18.000 m.
Tên lửa S-125 gồm 2 phần: phần thân dưới là động cơ đẩy phụ-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 2,6 giây, gắn 4 cánh vây hình chữ nhật có thể xoay 90 độ; phần trên đường kính nhỏ hơn là động cơ đẩy chính-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 18,7 giây và đầu đạn, được gắn 4 vây đuôi cố định và 4 vây chuyển động được nhỏ hơn ở đầu.
Tên lửa này có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và độ cao tối đa thấp hơn so với các loại tên lửa thế hệ trước, đồng thời cũng bay chậm hơn. Tuy nhiên nhờ thiết kế hai giai đoạn bay nên nó có hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu di động.
S-125 Pechora cũng có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp hơn. Đặc biệt còn có nhiều khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử hơn so với thế hệ S-75.
Theo Dantri
Sức hủy diệt của pháo phản lực Việt Nam
Pháo phản lực BM-14 và BM-21 là những vũ khí có tốc độ bắn rất cao, sức hủy diệt mạnh mẽ.
Pháo phản lực là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh Việt Nam
Pháo phản lực là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh Việt Nam (gồm pháo nòng dài, lựu pháo, pháo cối, pháo phản lực) được dùng để tấn công mục tiêu diện rộng. Pháo phản lực có tốc độ bắn rất nhanh, hàng trăm phát đạn trong một phút, sức hủy diệt lớn. Hiện lực lượng pháo binh Việt Nam chủ yếu trang bị 2 loại pháo phản lực BM-14 (ảnh) và BM-21.
Cận cảnh giàn phóng 16 nòng cỡ 140mm của pháo phản lực BM-14. Ảnh minh họa nước ngoài
BM-14 có tốc độ bắn 2 viên/giây, với 16 quả chỉ cần 8 giây là bắn hết, tầm bắn tối đa là gần 10km. Trong ảnh là các xe pháo phản lực BM-14 của pháo binh Việt Nam tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập chống đổ bộ đường biển. Nguồn: Báo QĐND
Trong ảnh là đạn pháo phản lực BM-14 oanh tạc mục tiêu cuộc diễn tập chống đổ bộ đường biển của Quân khu 9 năm 2012. Nguồn: Báo QĐND
Loại pháo phản lực thứ 2 có mặt trong trang bị cho pháo binh Việt Nam là pháo phản lực BM-21 Grad do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1960. Ảnh minh họa nước ngoài
Pháo phản lực BM-21 Grad được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp của hãng Ural hoặc Zil. Hầu hết các loại pháo phản lực đều đặt trên xe bánh lốp hoặc bánh xích để cơ động khi truy đuổi mục tiêu hoặc tránh địch phản kích. Nguồn: Báo Tin Tức
BM-21 Grad thiết kế với giàn phóng pháo 40 nòng cỡ 122mm. Việc nạp đạn được thực hiện bằng tay và mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống, nhưng chỉ cần chừng 20 giây để bắn hết đạn. Trong ảnh là pháo phản lực BM-21 Grad trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của bộ đội Việt Nam. Nguồn: Báo QĐND
BM-21 Grad có khả năng bắn nhiều loại đạn: đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn chống tăng chứa đạn con. Nguồn: Báo QĐND
Tùy từng biến thể, đạn pháo 122mm của BM-21 Grad đạt tầm bắn từ 15-40km. Nguồn: Báo QĐND
Đạn rocket của pháo BM-21 Grad đang khai hỏa tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của Binh đoàn Cửu Long năm 2012. Nguồn: Báo QĐND
Nhật định "dụ dỗ" Australia để cùng đối phó Trung Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát &'lá chắn thép' Bastion trên biển
Nhật Bản hé lộ vũ khí mật bảo vệ Senkaku
Việt Nam chế tạo thành công thiết bị phóng nổ cơ động
Chỉ có Trung Quốc mới "trị" được Triều Tiên?
Máy bay Trung Quốc từng suýt tử nạn vì tiêm kích Nhật
Theo xahoi
Airbus thử nghiệm máy bay có thể bán cho Việt Nam Hãng hàng không châu Âu Airbus vừa thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự CASA C-295 với kiểu cánh gấp đầu. C-295 biến thể cánh gấp Trên cơ sở loại máy bay này có thể phát triển máy bay cảnh báo sớm và săn ngầm mà không ít chuyên gia cho rằng phù hợp với Việt Nam. Theo phân tích...