Xem những hình ảnh này, bố mẹ sẽ không bao giờ dám tung hứng, nựng lắc con thêm 1 lần nào nữa
Nếu bạn vẫn có thói quen tung hứng con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh… thì hãy dừng ngay lại vì có thể bạn đang vô tình gây ra những tổn thương não vô cùng kinh khủng cho con.
Lý do là bởi vì thói quen này của bạn, dù chỉ là muốn chơi đùa với con, cũng sẽ gây ra một hội chứng não chết người có tên “ Em bé bị lắc”. Một nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (Center for Disease Control and Prevention), có đến khoảng 2.000 trẻ tử vong do hội chứng “em bé bị lắc” mỗi năm ở nước này.
Thói quen tung hứng con có thể gây ra hội chứng em bé bị lắc.
Hội chứng “Em bé bị lắc” là gì?
Hội chứng Em bé bị lắc (SBS) là tên gọi của đủ các dấu hiệu và triệu chứng của sự tổn thương não do việc lắc dữ dội một trẻ sơ sinh mà có hoặc không có sự va chạm đầu. SBS còn được gọi là Ngược đãi gây chấn thương đầu (Abusive Head Trauma). Đây là một hình thức ngược đãi trẻ em phổ biến nhất ở các em bé nhỏ hơn 1 tuổi do tính chất các em dễ bị lạm dụng.
Hành động nựng lắc con mỗi khi con khóc có thể gây nên hội chứng em bé bị lắc (Ảnh minh họa).
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng vì có liên quan đến đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này. Trong lứa tuổi này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Cụ thể hơn, ở trẻ em lúc mới sinh, do tốc độ phát triển xương sọ nhanh hơn bộ não nên khi mới sinh, não và xương xọ có khoảng trống. Chính vì thế, trong lúc tung hứng con, lắc mạnh, đầu của một em bé di chuyển tới lui theo chuyển động hình số tám, sự tăng tốc – giảm tốc nhanh chóng này khiến não và sọ di chuyển ở các tốc độ khác nhau với các vị trí khác nhau. Điều này khiến các mạch máu bắt đầu bị vỡ gây xuất huyết bên trong não và ở xung quanh mắt, gây tổn thương các tế bào não dẫn đến việc bị bại não vĩnh viễn. Thậm chí các tổn thương nhỏ cho não của một em bé cũng gây ra các vấn đề trong suốt cuộc đời.
Hậu quả của hội chứng “Em bé bị lắc”
Hội chứng có thể gây nên rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở và gặp vấn đề về hành vi. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết não, xuất huyết khoang não thất, xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, hôn mê sâu, thậm chí là gây tử vong.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc rung lắc bé khiến cổ bé bị tổn thương và có thể gãy cổ. Đơn giản một điều là nếu gãy ngay cổ, từ cổ trở xuống của trẻ sẽ bị liệt vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết
Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù đã bị tổn thương thật sự. Do đó, bạn cần hiểu biết những dấu hiệu báo động sau đây để kịp thời cứu đứa trẻ.
Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà những triệu chứng xuất hiện như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê… khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.
Các dấu hiệu của hội chứng này rất khó để nhận biết nên nếu có nghi ngờ gì, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay (Ảnh minh họa).
Điều đáng sợ nhất là bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh, vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị “tra tấn” bởi các lần rung lắc mạnh tiếp theo do người lớn vô tình gây ra khiến trẻ bị tổn thương ngày càng nặng.
Cách phòng tránh
Để ngăn ngừa hội chứng này, cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ; không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
Những lúc bạn quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, vì thế, bạn cần lưu ý kiềm chế. Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ.
Nếu có gì nghi ngờ, bố mẹ nên cho trẻ nhập viện để được khám và kiểm tra ngay.
Theo Helino
Người đàn ông bị xuất huyết não suýt mất mạng chỉ vì chủ quan nghĩ rằng cơn đau đầu mình gặp là do cảm lạnh
Ông Vương đột nhiên cảm thấy đau đầu, lúc này ông cho rằng do mình bị trúng gió lạnh, dẫn đến bị cảm mạo, về nhà ngủ một giấc là sẽ khỏe lại, thật không ngờ ông bị xuất huyết não và tính mạng bị đe dọa.
Sau khi cùng 3, 4 người bạn chơi mạt chược và uống rượu, ông Vương 58 tuổi ở Trường Sa (Trung Quốc) đột nhiên cảm thấy đau đầu. Lúc này ông cho rằng do mình bị trúng gió lạnh, dẫn đến bị cảm mạo, về nhà ngủ một giấc là sẽ khỏe lại.
Tuy nhiên, ngày hôm sau khi tỉnh giấc, ông Vương vẫn cảm thấy rất đau đầu. Ngay sau đó, ông cùng người thân đến bệnh viện gần nhà để truyền dịch điều trị. Tuy nhiên tình trạng bệnh cũng không được cải thiện.
Bác sĩ tại đây khuyên ông Vương đến bệnh viện tỉnh để khám. Ông Vương sợ bản thân bị bệnh nguy hiểm nên đã lập tức đến bệnh viện Nhân dân thứ 2 tỉnh Hồ Nam để khám. Sau khi chụp CT, bác sĩ chuẩn đoán ông Vương bị xuất huyết não và lượng máu chảy đạt đến 90ml, rất nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi phẫu thuật cấp cứu để loại bỏ tụ máu, bệnh nhân trước mắt đã thoát khỏi nguy hiểm.
Bác sĩ chuẩn đoán ông Vương bị xuất huyết não và lượng máu chảy đạt đến 90ml, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Tại sao ông Vương lại bị xuất huyết não?
Tuy nhiên, ông Vương tuổi cũng không phải quá già, tự ông cũng cảm thấy sức khỏe rất tốt, tại sao lại bị xuất huyết não?
Hóa ra, 20 năm trước, ông Vương đã bị chuẩn đoán huyết áp cao, thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu. Nhưng ông đã không nghiêm túc làm điều trị, cũng không uống thuốc hạ huyết áp đều đặn, cộng với việc ông thường xuyên hút thuốc và uống rượu, chính những điều này gây nên bi kịch.
Phó giáo sư Lý Ngọc Minh ở Khoa Ngoại thần kinh của Bệnh viện Nhân dân số 2 tỉnh Hồ Nam cho biết, não bị chảy máu gọi là "xuất huyết não", nó khởi phát rất nhanh, tỉ lệ để lại di chứng và tử vong cao, là một loại bệnh mạch máu não cấp tính rất nghiêm trọng, cũng là một yếu tố chính đe dọa sức khỏe của người trung niên và người già.
Các biểu hiện lâm sàng của tổn thương hệ thần kinh bao gồm như: Rối loạn ý thức, liệt nửa người, mất ngôn ngữ thậm chí cả các triệu chứng tâm thần.
Các biểu hiện lâm sàng của tổn thương hệ thần kinh bao gồm như: rối loạn ý thức, liệt nửa người, mất ngôn ngữ thậm chí cả các triệu chứng tâm thần.
Phó giáo sư Lý Ngọc Minh nói: "Ông Vương 10 năm trước được chuẩn đoán bị cao huyết áp và không có phương pháp điều trị chính xác, đây là nguyên nhân số 1 dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, bước vào mùa thu, nhiệt độ Trường Sa thay đổi rất nhiều. Nếu người bệnh cao huyết áp lúc vào nhà vệ sinh dùng lực quá mức, hoặc cơ thể biến đổi nhanh, hoặc cảm xúc bị kích động, hoặc không hạn chế uống rượu, cũng có thể là yếu tố dẫn đến xuất huyết não".
Sự xuất hiện của xuất huyết não rất nhanh, trong trường hợp nghiêm trọng, cuộc sống của bệnh nhân thường bị hủy hoại trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi khởi phát bệnh, đó là một căn bệnh rất khủng khiếp.
Trong thực tế, trước khi bắt đầu xuất huyết não, có một số dấu hiệu của bệnh, nhưng những người bệnh đã không chú ý, do đó một số bệnh nhân đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để điều trị bệnh.
Dấu hiệu của xuất huyết não là gì?
Phó giáo sư Lý Ngọc Minh nhắc nhở rằng, người bị xuất huyết não thường xuyên chảy máu cam, đột nhiên đau đầu dữ dội, hoặc bị đau đầu kéo dài, có xu hướng tăng dần, đi kèm với các triệu chứng buồn nôn và nôn ói...
Khi họ nói chuyện với người khác, họ đột nhiên có vấn đề ngôn ngữ, hoặc nói không rõ ràng và không thể hiểu những gì người khác đã nói.
Thường xuyên chảy máu cam là dấu hiệu của xuất huyết não.
Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, cảm thấy mọi thứ xung quanh xoay liên tục, không đứng vững hoặc là muốn ngã xuống đất. Mắt xuất hiện vật đen trước mắt, phần cổ bị cứng. Đi bộ không ổn định, một bên cơ thể cảm thấy bị tê liệt, yếu ớt, không thể di chuyển linh hoạt, ngón tay như muốn rụng rời, méo mồm, chảy nước miếng.
Phó giáo sư Lý Ngọc Minh nhắc nhở rằng nếu bạn hoặc người thân, bạn bè của bạn có một hoặc nhiều triệu chứng trên trong cuộc sống hàng ngày của họ, thì cần phải đến bệnh viện để được các bác sĩ chuẩn đoán, tránh bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để điều trị bệnh.
Theo Helino
Cứu sống chàng trai bị lưỡi dao đâm sâu 10 cm vào mặt Cây dao đâm vào mặt ở phần bên dưới mắt trái của bệnh nhân người Nam Phi. Dao bị gãy cán khiến lưỡi dài 10 cm lọt thỏm vào bên trong mặt nạn nhân. Lưỡi dao nằm ở đó suốt 4 ngày mới được phẫu thuật lấy ra. Cây dao bị gãy cán và ghim sâu vào mặt nạn nhân. ẢNH CHỤP MÀN...