Xem nhanh: Tình hình Ukraine hôm nay ra sao sau 2 tuần chiến dịch quân sự?
Hôm nay, 9.3.2022, là tròn hai tuần kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Hiện tại các lực lượng Nga tiếp tục tập trung quanh các thành phố quan trọng của Ukraine, trong đó có thủ đô Kyiv.
Số người tị nạn đến nay đã vượt mốc 2 triệu người. Giữa lúc tình hình vẫn chưa có dấu hiệu gì là hạ nhiệt, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày 8.3 đã lên tiếng về tình hình Ukraine trong cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ông kêu gọi các bên “kiềm chế tối đa” và nhấn mạnh ông muốn Nga và Ukraine “duy trì đà đàm phán, vượt qua các khó khăn và tiếp tục đối thoại để đạt kết quả”.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ ABC News, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một lần nữa kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin đối thoại. Ông tỏ ra xuống thang khi nói không còn hứng thú gia nhập NATO và sẵn sàng đối thoại với Nga về Crimea và hai vùng được Nga công nhận ở Donbass.
Những diễn biến mới nhất về tình hình giữa Nga và Ukraine sẽ được chúng tôi cập nhật trong bản tin tổng hợp hôm nay. Kính mời quý vị đón theo dõi.
Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các bên 'kiềm chế tối đa' ở Ukraine
Theo truyền thông Trung Quốc hôm 8.3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ nhất về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Ông kêu gọi các bên "kiềm chế tối đa" và nói rằng ông "đau đớn khi thấy ngọn lửa chiến tranh bùng lên ở châu Âu".
Theo CCTV, ông Tập đưa ra lời phát biểu trên trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Ông cũng gọi 3 quốc gia nên hỗ trợ đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine để ngăn chặn xung đột này leo thang "mất kiểm soát".
Trong cuộc họp, ông Macron nhấn mạnh Trung Quốc phải thể hiện vai trò là một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc đã không lên án các hành động của Nga trong thời gian qua. Tháng 2.2022, Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an nhằm lên án và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.Trung Quốc cũng xem các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga là bất hợp pháp.
Trong cuộc họp, ông Tập thể hiện sự lo ngại về ảnh hưởng của các lệnh cấm vận đối với sự ổn định tài chính toàn cầu, nguồn cung năng lượng, vận tải và chuỗi cung ứng.
Quan hệ Nga-Trung Quốc được củng cố hồi tháng trước khi Tổng thống Vladimir Putin đến Bắc Kinh tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Cùng ngày, hai quốc gia tuyên bố quan hệ chiến lược "không giới hạn".Tuy nhiên, quan hệ này cũng khiến Trung Quốc cảm thấy khó xử khi xung đột Nga-Ukraine leo thang.
Ngày 8.3, Giám đốc CIA William Burns nói trước Ủy ban Tình báo Hạ viện ông cho rằng Chủ tịch Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc đang "bất an" trước tình hình Ukraine.
"Họ không lường trước được những khó khăn đáng kể mà người Nga sẽ gặp phải. Tôi nghĩ rằng họ bất an trước những tổn hại về danh tiếng có thể đến từ quan hệ thân thiết với Tổng thống Putin. Tôi nghĩ rằng họ có chút bất an về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu và thứ ba, tôi nghĩ rằng họ hơi bất an về cách mà ông Putin thúc đẩy châu Âu và Mỹ xích lại gần nhau hơn nhiều. "
Trong khi đó, theo tuyên bố từ văn phòng ông Macron, ông Tập ủng hộ nỗ lực chung Pháp-Đức để đạt lệnh ngừng bắn.
Một phát ngôn viên chính phủ Đức cho biết 3 nhà lãnh đạo đã đồng ý để bộ trưởng ngoại giao các nước nỗ lực phối hợp để chấm dứt xung đột.
Ukraine sáng 9.3: tổng thống Ukraine nói có thể đối thoại về 2 điều kiện của Nga
Đức dừng dự án đường ống Nord Stream 2 sau quyết định của Nga về Ukraine Thủ tướng Đức Olaf Scholz quyết định đình chỉ chứng nhận dự án đường ống dẫn khí trực tiếp từ Nga, sau những diễn biến mới liên quan tình hình Ukraine. Thủ tướng Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 22.2. Ảnh AFP Hãng Reuters ngày 22.2 dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo sẽ đánh giá lại...