Xem người Đài Loan “đào vàng” ở “mỏ vàng” du lịch nông nghiệp
Sau khi áp dụng mô hình du lịch nông nghiệp, chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp kết hợp giải trí, trải nghiệm đã tạo nên làn sóng du lịch nông nghiệp Đài Loan. Các khu vực du lịch nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng cụm kinh tế và các trang trại du lịch tư nhân. Đây được coi là một bài học đi trước rất hữu ích cho Việt Nam.
Du khách tới trãi nghiệm việc trồng trà, hái trà ở 1 trang trại du lịch nông nghiệp của Đài Loan. Ảnh: Thu Loan.
Khoảng 40 năm trước, nền nông nghiệp của Đài Loan tương đương với nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Đó là nông nghiệp thiên về sản xuất đơn thuần, chưa có chế biến và thương hiệu…
Trang trại “Bò bay” và trang trại tinh dầu hoa
Một câu chuyện nổi tiếng của du lịch nông nghiệp Đài Loan là câu chuyện về trang trại “Bò bay” của ông Thi Thượng Tân ở Đài Loan. 40 năm trước, khi Đài Loan phát triển nhiều nông trại bò sữa quy mô lớn. Sữa làm ra nhiều mà lượng tiêu thụ ít, nhiều người phải bán trang trại…
Trước nguy cơ phá sản, ông Thi đã chuyển từ tư duy đơn thuần là nuôi bò vắt sữa sang làm du lịch nông nghiệp, thu hút du khách đến tham quan nông trại, trải nghiệm các hoạt động với vật nuôi và thưởng thức các đồ ăn ngon được gia công từ sữa. Ảnh: Thu Loan.
Ông Thi cho rằng, làm du lịch nông nghiệp phải có triết lý, và ông Thi chọn triết lý gia đình, tạo ra một địa điểm để: “Khi còn nhỏ, những đứa trẻ đến nông trại để vui chơi. Lúc trưởng thành đến nông trại để lưu giữ những khoảnh khắc quan trọng. Về già tới nông trại để nghỉ ngơi”.
Khách đến Trang trại Bò bay của gia đình ông Thi được trải nghiệm các hoạt động với vật nuôi và thưởng thức các đồ ăn ngon được gia công từ sữa. Ảnh: Thu Loan.
Hay câu chuyện làm du lịch nông nghiệp của trang trại Hoa Lộ ở Đài Loan với hơn 20 năm kinh nghiệm. Trang trại trồng 400 loài hoa và không chỉ để bán ra thị trường, chủ trang trại còn dùng 400 loài hoa này dùng chế tạo thành tinh dầu thu hút khách du lịch.
Vườn hoa anh đào hút mắt tại nông trại Hoa Lộ khiến nhiều khách du lịch thích thú. Ảnh: Thu Loạn.
Video đang HOT
Khách tới tham quan cánh đồng hoa, được xông chân, mát xa chân, tắm bằng các loại tinh dầu, được thưởng thức những món ăn từ các loài hoa và có thể nghỉ lại ở những căn phòng có chủ đề hoa cỏ mang lại cho khách sự thư thái. Trang trại Hoa Lộ tạo việc làm cho 30 nhân công thường xuyên, và nhiều giá trị gia tăng cho người dân quanh vùng.
Trang trại Hoa lộ trồng 400 loài hoa và không chỉ để bán ra thị trường mà còn chế tạo thành tinh dầu thu hút khách du lịch. Ảnh: Thu Loan.
Luật sư, Tiến sỹ về làm du lịch nông nghiệp
Trang trại Shangrila của ông chủ Trương Thanh Lai cũng là một thành công điển hình của du lịch nông nghiệp Đài Loan. 40 năm trước, ông chỉ trồng cây ăn quả để bán. Sau đó, khách đến mua hoa quả nhiều và có nhu cầu ở lại, ông phát triển đầu tư dịch vụ ăn, nghỉ dưỡng tại nông trại. Để tạo ra sự khác biệt so với nhiều người cùng làm du lịch nông nghiệp, ông chủ trang trại tìm một hướng đi riêng: Trải nghiệm văn hóa nông thôn.
Tại Nông trại Bò bay, nhiều đồ ăn được chế biến từ sữa tạo cho du khách một cảm giác thích thú. Ảnh: Thu Loan.
Trương Thanh Lai cho rằng: Du lịch nông nghiệp là một sự kết hợp khoa học giữa cả hai lĩnh vực: Nông nghiệp và du lịch, trong đó yếu tố xuyên suốt là văn hóa dân tộc.
Ông Trương muốn những người trẻ đi lập nghiệp sẽ không quên quê hương của họ, không quên văn hóa quê hương, quay về bảo tồn và phát triển. Ông Trương đã thuyết phục hai người con trai, một người là luật sư, một người là tiến sĩ vật lý về làm trên mảnh đất quê hương. Ông cùng các con còn hợp tác với Hiệp hội Du Lịch Đài Loan mở lớp dạy miễn phí cho bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm về làm du lịch nông nghiệp.
Trang trại nghỉ dưỡng trên núi
Một nông trại du lịch nổi tiếng khác của xứ Đài là nông trại Long Vân. Xuất phát điểm từ một người nông dân nghèo sống dựa vào những sản vật của núi rừng cách đây 20 năm, ông Minh Nhật Diệp đã chuyển hướng làm nông nghiệp du lịch và tạo ra một trang trại nghỉ dưỡng tuyệt đẹp trên đỉnh núi.
Khu chế xuất tinh dầu của nông trại Hoa Lộ. Ảnh: Thu Loan.
Trang trại Long Vân, đúng như tên gọi của nó, mang đến cho du khách cảm giác sống trong những ngôi nhà trong mơ, được bao phủ bởi những đám mây bồng bềnh. Khách đến thăm và nghỉ ngơi có thể ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp, tắm mình trong nguyên khí của núi rừng, thưởng thức bữa ăn từ những sản phẩm được nuôi trồng trực tiếp ở trang trại. Khách còn được trải nghiệm các hoạt động đa dạng như làm bánh, hái trà, làm nghề nông…
Một nông trại khác thu hút khách du lịch bởi được trải nghiệm của những làng nghề truyền thống. Đó là nông trại Tiểu ốc. Tới đây, du khách được tự tay trải nghiệm các công đoạn làm nghề truyền thống như: làm đồ sứ, làm các loại dầu, hái chè… và đặc biệt là là nhuộm vài bằng cây lam thảo. Vải có màu lam thảo mang một sắc màu đặc trưng…
Du khách, có rất nhiều du khách “nhí” theo bố mẹ, người thân được tham gia trải nghiệm những hoạt động sản xuất của nhà nông ở các trang trại du lịch nông nghiệp Đài Loan. Ảnh: Thu Loan.
Theo ông Văn Dư Hồng – Hiệp hội Du lịch Nông nghiệp Đài Loan cho biết: Hiệp hội Du lịch Đài Loan ra đời từ 20 năm trước. Hiệp hội xây dựng triết lý nông nghiệp: Luôn luôn tôn trọng “Đại nhân”, để không có người nông dân làm ăn gian dối, chộp giật và cũng để có sản phẩm riêng biệt, tốt nhất. Sự riêng biệt ở trang trại Shangrila chính là vị trí, phong cảnh và những tiết mục văn hóa dân gian đặc sắc. Quanh năm 100 phòng nghỉ ở Nông trại này lúc nào cũng kín phòng.
Khu nghỉ dưỡng yên bình, trong lành của trang trại du lịch nông nghiệp Long Vân-Đài Loan. Ảnh: Thu Loan.
Theo Danviet
Trung Quốc chi mạnh tay thu hút nhân tài Đài Loan
Các công ty Trung Quốc đã có những chính sách đãi ngộ hậu hĩnh nhằm thu hút nhân tài trong ngành công nghiệp sản xuất chíp điện tử từ Đài Loan chuyển qua đại lục làm việc.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Khoản tiền lương hàng tháng "khủng", 8 chuyến thăm nhà miễn phí mỗi năm và một căn hộ được mua với giá ưu đãi là những mô tả về "công việc trong mơ" mà một kỹ sư Đài Loan đơn giản là không thể chối từ.
Năm ngoái, một chuyên gia kỳ cựu trong ngành sản xuất chíp điện tử của Đài Loan, người từng làm việc cho những tập đoàn hàng đầu thế giới, đã đi theo lời mời gọi hấp dẫn từ một công ty sản xuất chíp được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Người này là một trong ngày càng nhiều các chuyên gia kỳ cựu của Đài Loan chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn đang tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc.
Thu hút nhân tài từ Đài Loan đã trở thành một phần chủ chốt trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nền công nghiệp Trung Quốc phát triển nhanh chóng, giảm thiểu sự phụ thuộc của nước này vào các công ty nước ngoài cho các sản phẩm chíp điện tử, vốn được sử dụng để chế tạo từ điện thoại thông minh cho tới vệ tinh quân sự.
Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch thu hút nhân tài từ năm 2014, thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bắt đầu có dấu hiệu leo thang và Bắc Kinh nhận ra là họ không muốn phụ thuộc nhiều thêm nữa vào các con chíp điện tử nước ngoài.
Trung Quốc đã nhập từ Mỹ 260 tỷ USD mặt hàng bán dẫn trong năm 2017, nhiều hơn cả mặt hàng dầu thô. Trong khi đó, chíp điện tử sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được ít hơn 20% nhu cầu nội địa trong năm 2017, theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc.
Theo Reuters, tính riêng trong năm nay đã có 300 kỹ sư cao cấp từ Đài Loan chuyển sang Trung Quốc làm việc. Trước đó, từ năm 2014, Trung Quốc đã thành lập quỹ 22 tỷ USD nhằm phát triển ngành công nghiệp chíp điện tử và các công ty nước này đã lôi kéo được gần 1.000 kỹ sư Đài Loan qua đại lục.
"Cuộc chiến" tranh giành nhân tài đã khiến Đài Loan quan ngại rằng hòn đảo này có thể mất đi lợi thế của một trong những ngành công nghiệp chủ chốt vào tay Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết ngành công nghiệp sản xuất chíp điện tử của Bắc Kinh hiện vẫn còn kém xa Đài Loan, nhưng Trung Quốc đang mạnh lên ở một số mảng sản xuất dòng chíp giá rẻ.
Vì vậy, Trung Quốc lại càng quyết tâm hơn nữa trong việc lôi kéo các nhân tài từ các nơi để họ có thể chủ động trong việc sản xuất thiết bị bán dẫn.
Mặc dù, Trung Quốc từng để ý tới các kỹ sư từ Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng họ đã thực hiện chiến dịch "lôi kéo" thành công nhất với Đài Loan, do Bắc Kinh và hòn đảo có chung ngôn ngữ và một số điểm tương đồng về văn hóa.
Lin Yu-Hsuan, giám đốc công ty tuyển dụng H&L, cho biết các kỹ sư Đài Loan cảm thấy các chính sách đãi ngộ của công ty ở đại lục rất hấp dẫn. Lin nói: "Nhiều người chia sẻ với tôi rằng rằng khoản tiền họ kiếm được ở Trung Quốc trong 3 năm tương đương với khoản họ kiếm được ở Đài Loan trong 10 năm. Họ có thể về hưu sớm với số tiền như vậy".
Một tờ rơi yêu cầu nhân viên không tiết lộ bí mật kinh doanh tại một công ty Đài Loan (Ảnh minh họa: Reuters)
Steve Wang, phó chủ tịch tập đoàn Novatek, một trong những nhà sản xuất chíp điện tử Đài Loan cho biết một số nhân viên của tập đoàn đã sang Trung Quốc làm việc trong 2 năm qua. Ông Wang cũng thừa nhận rằng rất khó để Novatek có thể cung cấp những đãi ngộ tương đương so với các công ty Trung Quốc.
Một kỹ sư Đài Loan giấu tên nói rằng công ty Trung Quốc thuê ông đã cam kết sẽ trả 40% tiền mua căn hộ 3 phòng ngủ nếu ông đồng ý làm việc cho công ty này nhiều hơn 5 năm. Và sau chừng đó thời gian, lương của ông cũng sẽ tăng lên thêm 50%. "Trung Quốc dám chi đậm còn các công ty Đài Loan thì nguồn lực chỉ có hạn", kỹ sư trên nói.
Ngoài nỗi lo ngại về "chảy máu chất xám", các công ty Đài Loan còn quan ngại rằng họ sẽ bị lộ bí mật công nghệ, bí mật thương mại vào tay Trung Quốc.
Chính vì vậy, các cơ quan chức năng Đài Loan đã bắt đầu có những chính sách nhằm bảo vệ nền công nghiệp chủ chốt như thay đổi quy định về thu thuế với các nhân viên nắm giữ cổ phần của công ty, nâng cao các chính sách ưu đãi, đãi ngộ cho các nhân tài nhằm giữ chân họ.
Các công ty Đài Loan cũng bắt đầu có những chính sách níu giữ nhân viên. Antonio Yu, phát ngôn viên tập đoàn điện tử Phison, cho biết công ty của ông không có đủ tiền để "chạy đua" với công ty Trung Quốc, vì vậy Phison luôn cố tạo ra "môi trường làm việc đảm bảo" cho nhân viên, đối xử với họ như với thành viên trong gia đình.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Straits Times
Mỹ đề xuất luật trừng phạt đồng minh "bỏ" Đài Loan theo Trung Quốc Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự luật nhằm ngăn cản các nước đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan quay lưng với hòn đảo này để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp nghị sĩ Mỹ Cory Gardner ở Đài Bắc hồi tháng 5...