Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang

Theo dõi VGT trên

Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa – nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 1

Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế xưa. Đây cũng là nơi 13 vị vua nhà Nguyễn làm lễ đăng quang, từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 2

Trải qua hơn 200 năm tồn tại, bị tàn phá bởi thiên tai và chiến tranh khiến điện Thái Hòa bị xuống cấp nghiêm trọng. Cuối tháng 11/2021 việc trùng tu điện Thái Hòa được khởi công với kinh phí khoảng 128 tỷ đồng.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 3

Ghi nhận của PV VTC News, sau gần 3 năm việc trùng tu điện Thái Hòa cơ bản hoàn tất. Hầu hết các hạng mục chính cơ bản hoàn thiện.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 4

Hiện còn một số hạng mục, họa tiết nhỏ đang được những nghệ nhân nỗ lực hoàn thiện để kịp đưa điện Thái Hòa mở cửa phục vụ du khách vào cuối tháng 11 tới đây.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 5

Khối lượng công việc không còn nhiều nhưng đều là các họa tiết nhỏ, cần độ chính xác cao nên các nghệ nhân phải làm rất tỉ mỉ. Các nghệ nhân nhiều khi chấp nhận làm việc cả ban đêm để kịp hoàn thành công việc.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 6

Toàn bộ các họa tiết trang trí, sơn son thếp vàng đều được làm thủ công, đòi hỏi các nghệ nhân có tay nghề cao, không cho phép có sai sót.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 7

Một nghệ nhân đang tỉ mỉ khắc họa hình tượng linh vật rồng lên một trụ cột bên trong điện Thái Hòa. Tất cả các đường nét đều được nghệ nhân thực hiện một cách chỉn chu với độ chính xác tuyệt đối.

Video đang HOT

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 8

Hình tượng cá chép vượt vũ môn cũng được các nghệ nhân khéo léo khắc họa lên trên các cột trụ trong điện Thái Hòa.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 9

Một nữ nghệ nhân đang khéo léo hoàn thiện hệ hoa văn trên hệ thống vỉ kèo mái của điện Thái Hòa.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 10

Hệ thống văn thơ chữ hán cũng được các nghệ nhân phục hồi theo nguyên bản một cách đẹp và chính xác tuyệt đối.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 11

Kể cả những ngày mưa to, gió lớn trong điện Thái Hòa các nghệ nhân vẫn chăm chỉ làm việc để kịp đưa di tích này mở cửa phục vụ du khách sớm nhất.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 12

Không riêng gì các họa tiết, hoa văn mà hệ thống cửa gỗ cũng được những người thợ làm một cách chỉn chu và phục dựng đúng theo nguyên mẫu.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 13

Có những vị trí ở cao, những nghệ nhân phải sử dụng máy nâng đưa lên và đứng suốt nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày để làm việc.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 14

Được biết, trong thời gian mở cửa chính thức thì hiện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vẫn cho phép du khách có thể đứng bên ngoài để chụp ảnh điện Thái Hòa.

Xem nghệ nhân tỉ mỉ trùng tu cung điện nơi 13 vua nhà Nguyễn đăng quang - Hình 15

Trong điện Thái Hòa có bảo vật quốc gia là ngai vàng của vua triều Nguyễn. Khi ngôi điện được trùng tu ngai vàng được di dời đến cất giữ và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Khi việc trùng tu hoàn tất, ngai vàng sẽ được đưa về đặt trong điện Thái Hòa để phục vụ khách tham quan.

Điện Thái Hòa được Vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, Vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay.

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa tiến hành tu bổ, gia cường nền móng, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá thanh, tường gạch với màu sắc nguyên trạng và chi tiết kiến trúc khác; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng, mái lợp ngói Hoàng lưu ly và ngói liệt men vàng, bờ mái và con giống khảm sành sứ và hệ thống trang trí pháp lam.

Cùng với đó là hệ thống sân lan can và bậc cấp, tu bổ, gia cường, cân chỉnh toàn bộ sân nền khuôn viên điện; tu bổ và gia cường hệ thống tường chắn đất, phục hồi lan can; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật: hệ thống điện, chiếu sáng, trang trí, thoát nước, phòng cháy chữa cháy; tu bổ, phục hồi ngai vàng, bửu tán và các đồ nội thất khác…

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế

Hoàng thành Huế được xây dựng năm 1804 nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 1

Hoàng thành có mặt bằng gần như hình vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 2

Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng thành và vương triều phong kiến. Hiện là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía Nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 3

Đây là một lễ đài nơi diễn ra nhiều sự kiện của triều Nguyễn, cũng là cổng chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc các sứ thần mỗi khi đi sứ sang nước ta. Ngày 30/8/1945, tại lầu Ngọ Môn Huế diễn ra buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam (nhà Nguyễn), đã trao hai vật tượng trưng vương quyền là chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và thanh kiếm biểu hiện quân quyền cho đại diện Chính phủ Lâm thời và Việt Minh để về làm dân của một nước độc lập.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 4

Ngọ Môn nằm ở phía Nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa. Về quy mô, đây là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng của Hoàng thành Huế. Căn cứ trên la bàn của địa lý phong thủy Đông phương, phía Nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý - ngọ" (Bắc - Nam). Tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không mang nghĩa về thời gian như nhiều người lầm tưởng. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức cao. Cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 5

Lầu Ngũ Phụng đặt ở phía trên đài, được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m và cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung bằng gỗ lim với 100 cây cột. Trong đó, có ý kiến cho rằng con số 100 biểu hiện cho sự hài hòa "âm dương nhất thể", hay ý kiến khác lý giải rằng đó là biểu trưng của sức mạnh trăm họ.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 6

Phần mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ. Trong đó, bộ mái chính giữa của Lầu Ngũ Phụng lợp ngói hoàng lưu ly, là nơi vua ngự. Tám bộ còn lại lợp ngói thanh lưu ly.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 7

Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông của Hoàng Thành Huế, dành cho quan lại, nam nhân ra vào Hoàng Thành. Cửa Hiển Nhơn được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến thời Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Trong chiến sự năm 1968, cửa đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 8

Sau năm 1975, cổng được trùng tu khôi phục nguyên trạng. Ngày nay, cổng Hiển Nhơn được sử dụng làm lối ra cho du khách tham quan Hoàng thành.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 9

Cửa Chương Đức là cổng nằm ở phía Tây của Hoàng Thành. Ngoài chức năng là cổng dành cho các bà trong cung ra vào, cùng với Tây Khuyết đài, cổng Chương Đức còn góp phần phòng thủ bảo vệ triều đình và hoàng gia; đồng thời tạo sự ngăn cách đời sống sinh hoạt trong cung với xã hội bên ngoài. Quan niệm "tả nam hữu nữ, nam nhân nữ đức" là nguyên tắc quan trọng trong các công trình kiến trúc của triều Nguyễn.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 10

Cửa Chương Đức có ba tầng, trên các trụ thân cửa chia thành nhiều ô hộc, mỗi ô hộc trang trí với nhiều chủ đề khác nhau, đó là những bức tranh và là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Hệ thống mái lợp ngói hoàng lưu ly; đầu ngói tròn nổi nhô lên trên khắc nổi chữ "Thọ" trong khung tròn, đầu ngói chìm bên dưới khắc nổi đầu con dơi, mô típ trang trí này rất phổ biến ở các di tích của triều Nguyễn với ý nghĩa "Phúc Thọ Khang Ninh".

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 11

Cửa Hòa Bình là cửa phía Bắc của Hoàng Thành, dành cho vua đi dã ngoại. Nguyên ban đầu, cửa này tên là cửa Củng Thần, làm theo kiểu tam quan - môn lầu. Năm 1821 đổi tên là cửa Địa Bình, năm 1833 lại đổi tên thành cửa Hòa Bình. Năm 1839, vua cho hạ bớt phần lầu phía trên. Năm 1894, thời vua Thành Thái lại được trùng tu. Cửa Hòa Bình có cấu trúc khá đặc biệt, dạng tam quan xây gạch nhưng chỉ có một tầng, cửa có vì nóc và mái lợp ngói như một ngôi điện. Nguyên xưa, chiếc cầu Kim Thủy nối từ cổng băng qua hồ Nội Kim Thủy đến trước cửa Tường Loan của Tử Cấm thành được làm theo lối "thượng gia hạ kiều" với phần mái lợp ngói ván, nhưng nay phần mái này đã bị bỏ hoàn toàn.

Chiêm ngưỡng 4 cổng vào Hoàng thành Huế - Hình 12

Tục gọi là "Cửa Sau" ăn thông từ trong Hoàng thành (Đại Nội) ra đường Hòa Bình (đường Đặng Thái Thân bây giờ). Cửa vào Đại Nội ngã sau, nơi có nhà của vua Bảo Đại được xây theo kiến trúc mới, đối diện với lầu ông Hoàng Tùng Đệ và sân bay Thành nội. Dưới thời Gia Long, cửa Hòa Bình được gọi là cửa "Cúng Thần". Dưới triều Minh Mạng thì đổi là "cửa Địa Bình" (năm 1821), đến năm 1833 thì đổi tên là cửa Hòa Bình. Cửa này có tầng lầu là "Lầu Hòa Bình" còn gọi là "Hậu Hồ" tức gọi là Hồ Hòa Bình. Tại nơi đây, theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, thì các nhà cách mạng Trần Cao Vân và Thái Phiên đã bí mật tiếp xúc với vua Duy Tân để làm cuộc khởi nghĩa năm 1916, nhưng đã bị thất bại. Cũng cần nói thêm là cuối đường Hòa Bình, góc đường Hiển Nhơn, còn có tòa nhà nhỏ tên Bình An Đường là nơi để cho các cung phi, thị nữ hoặc thái giám khi đau yếu từ trong cung ra nằm điều dưỡng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cuộc sống sau nghỉ hưu: Tiêu gần 20 triệu trong 7 ngày, ví đã cạn nhưng tôi vẫn phải chi những gì mình cần
22:26:55 22/10/2024
Gọn nhà với thiết kế 'giấu đồ'
11:04:24 21/10/2024
Tôi khuyên bạn tận dụng 7 thứ này của chồng, công dụng của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ
17:27:39 21/10/2024
10 năm hoang phí khiến tôi vô cùng hối hận về thói quen chi tiêu của mình
14:17:01 22/10/2024
Dãy số quan trọng của đồ inox: Đừng dùng suốt mà không biết nó ảnh hưởng thế nào tới bản thân
19:37:40 21/10/2024
7 món đồ hàng ngày dùng đúng đã tiện, dùng "ngược đời" lại càng tiện hơn
11:00:38 22/10/2024
Hai đồ vật để dưới bàn thờ là tài lộc vào nhà, 'gia tiên' dẫn lối, quý nhân nâng đỡ
11:03:11 21/10/2024
Cách trồng dạ yến thảo bằng cành, sau 2 tháng sẽ cho hoa rực rỡ
11:00:47 22/10/2024

Tin đang nóng

Nóng: Phán quyết của Tòa án về vụ việc của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và diễn viên Hồng Đăng tại Tây Ban Nha
06:13:01 23/10/2024
Em gái tôi cởi bỏ áo cưới và trả lại nhẫn ngay trước mặt nhà trai vì cách xưng hô của bố chồng với bố mẹ mình
05:35:58 23/10/2024
"Bắt gọn" 2 sao nam Vbiz hôn tình tứ, bị khui loạt hint rõ mồn một
07:41:19 23/10/2024
Bão Trà Mi tăng lên cấp 9, cường độ tiếp tục mạnh thêm
06:54:50 23/10/2024
Cái kết không có hậu của người vợ 6 năm chăm chồng nằm liệt giường
06:22:57 23/10/2024
Netizen chia phe tranh cãi về đám cưới bí ẩn của Park Shin Hye
07:44:40 23/10/2024
Hồng Vân ngỡ ngàng khi mẹ đơn thân được hỏi cưới chỉ sau vài tháng l.y hô.n
06:07:11 23/10/2024
Tranh miếng gà với ông nội trong bữa giỗ, bố tôi nóng nảy làm một việc khiến cả họ chê cười
05:31:54 23/10/2024

Tin mới nhất

Người xưa nói "giàu không mua nhà hướng Đông, nghèo tránh hướng Tây", nhưng tôi không thấy vậy

14:15:39 22/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Chỉ vì để sai chỗ mà ống nước trong máy giặt vỡ, khiến nhà tôi ngập tràn trong nước!

11:00:54 22/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Phòng khách truyền thống đã lỗi thời, 3 thiết kế này hiện đang được ưa chuộng ở thời đại mới

17:24:14 21/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Lắp điều hòa ở 4 vị trí này trong nhà vừa lâu mát, tốn điện, lại hại sức khỏe: Thì ra bấy lâu nay rất nhiều người hiểu sai

15:42:38 20/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Không giỏi cất giữ, làm sao để nhà cửa luôn gọn gàng?

15:40:44 20/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Thầy phong thuỷ mách: Vận may sẽ thi nhau kéo đến cuộc đời nếu bạn để 3 thứ dưới gối

15:31:26 20/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Sau tuổ.i 50, tôi nhận ra 4 thứ quan trọng nhất cần "từ bỏ"

15:28:23 20/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

4 lỗi cần tránh trong phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh

11:02:08 20/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Bí quyết của người phụ nữ trung niên giúp ngôi nhà 20 năm tuổ.i trông vẫn như mới

14:36:39 19/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Một loại bếp đang dần bị người Trung Quốc bỏ bê, nhìn lại nhà bạn cũng có

13:22:53 19/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

7 kiểu lau chùi càng làm kĩ càng phản tác dụng, khiến đồ hỏng hóc thêm

10:59:24 19/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Mẹ 1 con đã tự tay biến ngôi nhà của mình thành không gian "góc nào cũng đẹp" để trải nghiệm cuộc sống hạnh phúc

10:59:19 19/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Có thể bạn quan tâm

Thêm 50 chuyến bay ở Ấn Độ bị đ.e dọ.a đán.h bom

Thế giới

11:02:10 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

HLV Mourinho b.ị ch.ê bai, chịu sức ép trước trận Fenerbahce gặp MU

Sao thể thao

11:00:33 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Doãn Hải My lộ nhan sắc thật qua camera của "team qua đường" khi đi cùng Văn Hậu, có khác ảnh tự đăng?

Netizen

10:31:56 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/10: Bạch Dương tiêu cực, Sư Tử may mắn

Trắc nghiệm

10:26:25 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Rò rỉ thông tin Black Myth: Wukong sẽ sớm có thêm hai DLC, xuất hiện nhiều nhân vật "kinh điển"

Mọt game

10:23:32 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Hoa sữa về trong gió - Tập 36: Xoài chuẩn bị đi hẹn hò

Phim việt

10:02:14 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Khi tội phạm làm đẹp

Pháp luật

09:48:54 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.

Liên tục "tóm dính" Võ Cảnh thân mật bên Thuý Ngân

Sao việt

09:10:02 23/10/2024
Các nghệ nhân tỉ mỉ vẽ từng họa tiết nhỏ nhất, họ thậm chí phải làm việc cả ban đêm để kịp tiến độ trùng tu điện Thái Hòa - nơi 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang.