Xem ngay MV trở lại của hai nhóm nhạc nam ‘gạo cội’ nhà SM và YG: Bạn về team Sechskies hay Super Junior?
Sechskies và Super Junior khiến cộng đồng người hâm mộ Kpop vô cùng thích thú khi tung MV cùng thời điểm.
Sechskies – ALL FOR YOU
Vào chiều nay, Sechskies chính thức tung ra mini album nhạc số đầu tay mang tên All For You khiến người hâm mộ không khỏi hào hứng, đây là lần trở lại đầu tiên của nhóm nhạc “gạo cội” nhà YG sau scandal rời nhóm của thành viên Kang Seung Hoon vào đầu năm 2019. Mini album bao gồm 5 ca khúc All For You, Dream, Meaningless, Round & Round và Walking In The Sky, tất cả đều mang lại một cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và ngập tràn hơi thở mùa Thu dù cho đang là đầu Xuân, điều này càng làm cho ca khúc trở nên nổi bật ở thời điểm này.
All For You mang ngập tràn “hơi thở” mùa Thu dù cho đang đầu Xuân
All For You như một lời tự sự đầy chân thành của một chàng trai dành hết tất cả tình yêu dành cho người thương của mình. Xen lẫn những lời bày tỏ tình cảm là những lời “tự thú” đầy đáng yêu như “Anh không hoàn hảo nhưng anh sẽ làm tất cả cho em”, hay những câu khẳng định khiến cô gái nào nghe xong cũng phải “mềm lòng” như “Anh sẽ chăm sóc em hơn bất cứ ai khác” cùng với sự hồi hộp mà bất cứ chàng trai nào cũng có khi đứng trước người con gái cuộc đời mình – “Anh sẽ nói tất cả những gì đã luyện tập”. Bản tình ca nhẹ nhàng như một làn gió dịu nhẹ giữa đường đua Kpop đầy náo nhiệt. Mặc dù đã ra mắt hơn 20 năm nhưng chất giọng và phong độ của Sechskies không hề thuyên giảm mà còn ngày càng gây ấn tượng hơn nhờ hình ảnh chững chạc và sự nhiệt huyết của mình.
ALL FOR YOU MV – Sechskies
Super Junior – 2YA2YAO
Cùng thời điểm với Sechskies, Super Junior cũng đã phát hành album repackaged thứ 9 mang tên TIMELESS cùng MV ca khúc chủ đề 2YA2YAO, được biết đây là ca khúc do chủ nhân của cơn sốt #AnySongChallenge Zico sáng tác và sản xuất, sự kết hợp này càng làm cho kỳ vọng và sự mong đợi của người hâm mộ tăng lên gấp bội. Đặc biệt hơn, ở lần trở lại này các thành viên Super Junior đã thể hiện được sự đa dạng trong âm nhạc khi thử sức với thể loại Hip Hop, đây là lần đầu tiên nhóm nhạc nam huyền thoại nhà SM trình diễn phong cách này trong suốt hơn 10 năm hoạt động.
Super Junior lần đầu thử sức với phong cách Hip Hop
Không phụ lòng mong đợi của các E.L.Fs (tên fandom của Super Junior), “ông hoàng Hallyu” ngày nào vẫn giữ được dấu ấn đặc trưng trong các sản phẩm nhà SM đó là khả năng trình diễn ấn tượng. Nếu Sechskies nhẹ nhàng thì Super Junior lại mang đến một màn trở lại vô cùng mạnh mẽ với những bước vũ đạo đồng đều làm nên thương hiệu một thời. Bên cạnh đó, các ca khúc b-side như Ticky Tocky, Shadow, và Rock Your Body cũng mang những màu sắc âm nhạc khác biệt, cho thấy sự đầu tư và tâm huyết của các chàng trai cho album tái bản này.
Được biết TIMELESS là album tái bản của TIME SLIP đã phát hành vào tháng 10/2019, đây là lần trở lại với đội hình đầy đủ thành viên nhất sau 10 năm, điều này càng làm cho lần comeback trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
2YA2YAO MV – Super Junior
Theo Sao Star
Fanwar "đặc sản" đi qua năm tháng của fan Kpop: Cà khịa một chút thì vui, "choảng" nhau hỗn chiến chỉ đau idol
Dù nền âm nhạc Hàn Quốc có chuyển giao sang thế hệ nào thì fanwar - cuộc chiến giữa cộng đồng fan Kpop sẽ mãi trường tồn và bất biến.
Fan Kpop hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ "fanwar" - những cuộc chiến nổ ra xung quanh (và thậm chí cả ở trong) các fandom. Những trận chiến này đã đồng hành với cộng đồng fan Kpop qua bao thế hệ, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa idol và đều xuất phát từ tình yêu của họ dành cho thần tượng.
Chỉ vì không muốn idol của mình bị lép vế hay đặt điều mà rất nhiều người hâm mộ đã biến các trang cộng đồng thành chiến trường, con chữ và bàn phím trở thành vũ khí nhằm bảo vệ "người trong mộng". Thế nhưng ngoài những trận "war" có phần chính đáng, không ít lần chiến tranh giữa các fandom biến tướng và vượt ngoài tầm kiểm soát, khiến hình ảnh fan Kpop bị ảnh hưởng nặng nề mà các idol - đối tượng được bảo vệ phải chịu tổn thương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song fanwar thời nào cũng có
Kpop đang dần chuyển mình bước sang thế hệ thứ 4 nhưng "đặc sản" fanwar đã có từ khi ngành công nghiệp này mới manh nha với thế hệ idol đầu tiên như H.O.T, Sechskies, Shinhwa, g.o.d,... Thậm chí fanwar ở Kpop Gen 1 còn khốc liệt hơn khi công nghệ chưa phát triển, họ giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng.. nắm đấm. Có những trận đã đi vào huyền thoại, chẳng hạn như màn đối đầu giữa fandom của H.O.T và Sechkies từng được tái hiện vô cùng ấn tượng trong bộ phim đình đám "Reply 1997".
Cuộc chiến giữa YellowSkies và fan H.O.T club được tái hiện qua bộ phim nổi tiếng Reply 1997
Shinhwa Changjo (fan Shinhwa) và fangod (fandom của g.o.d) cũng từng đối đầu nhau quyết liệt. Thậm chí cộng đồng fan Shinhwa còn lưu truyền câu chuyện khi đánh nhau thua fan g.o.d, họ bị chính thần tượng của mình hỏi tại sao... thua và bị cằn nhằn.
Kpop bước vào thế hệ 2, hình thức fanwar cũng dần chuyển từ "hoạt động chân tay" lên bàn phím. Dù được đánh giá "hiền" hơn đàn anh đàn chị nhưng những cuộc chiến giữa cộng đồng fan cũng đôi lúc quá đà, như sự kiện "biển đen im lặng" gây ám ảnh tại Dream Concert năm 2008 nhắm vào SNSD do fandom của DBSK, Super Junior và SS501 liên kết tạo ra chỉ vì nhóm được gọi là "Super Junior phiên bản nữ", lại mang tiếng dựa hơi tiền bối. Fan của SNSD bị đẩy vào thế thân cô thế cô, phải gồng mình chống chọi với vô số fandom lớn mạnh để bảo vệ idol khỏi sự ghét bỏ vô lý.
"Black Ocean" phủ kín sân vận động "Dream Concert 2008"
SNSD từng là tâm điểm của những cuộc fanwar vô tiền khoáng hậu.
Trên các diễn đàn, cộng đồng Cassiopeia của DBSK, E.L.F và V.I.P (BIGBANG) thường xuyên đấu khẩu, tranh giành nhau vị trí "ông hoàng Kpop". Còn fan của SNSD và 2NE1 cũng đụng độ vô số lần để cạnh tranh danh hiệu nhóm nữ hàng đầu, đặc biệt là khi 2 nhóm đụng độ nhau với 2 nhạc phẩm "Mr.Mr" và "Come Back Home" (2014) và cùng tranh giải Best Female Group tại lễ trao giải MAMA cùng năm.
Nếu bộ 3 DBSK - Super Junior - BIGBANG luôn là tâm điểm của các trận khẩu chiến giữa fandom các nhóm nam...
... thì 2NE1 và SNSD là 2 nhóm nữ có fan "war" với nhau nhiều nhất.
Chuyển sang thế hệ thứ 3, những màn fanwar lại tiếp tục diễn ra. Đó là khi fandom của B.A.P và EXO cạnh tranh nhau giải tân binh năm 2012, EXO-L và V.I.P khẩu chiến xung quanh danh hiệu "Best Male Group" và "Album of the Year" tại MAMA 2015, hay ARMY (fan của BTS) và fan EXO đấu đá kịch liệt vì chuỗi daesang giai đoạn 2016 - 2017. Fan của TWICE và BLACKPINK liên tục tranh nhau vị trí nhóm nữ hàng đầu, còn ARMY và BLINK ganh đua từng kỉ lục Youtube. Dù vẫn đấu khẩu nhưng hình thức fanwar cũng văn minh hơn khi thay vì buông những lời xúc phạm tục tĩu, các fandom dùng số liệu, thành tích để "lên mặt" với đối thủ.
Cuộc tranh giành thành tích giữa EXO - BIGBANG...
... EXO - BTS
... hay BLACKPINK - TWICE là những trận fanwar kinh điển trong Kpop gen 3.
Có thể thấy, dù fanwar xảy ra ở thời kì nào thì nguyên nhân cũng chỉ có một. Đó là bản năng cạnh tranh của con người và tâm lý bao bọc, bảo vệ của fan dành cho thần tượng. Các nhóm nhạc còn có sự ganh đua thì sao tránh việc người hâm mộ kèn cựa từng thành tích để bảo vệ vị trí của idol? Bản chất con người không ai muốn thua kém ai, do đó chẳng người hâm mộ nào muốn người mình yêu quý bị lép vế, thành tích bị xem nhẹ, coi thường nên liên tục dấn thân vào những cuộc tranh đua để bảo vệ vị trí vững vàng cho thần tượng.
Khi fan là chiến binh công lý, bảo vệ idol khỏi thị phi và đem về vô số vương miện vinh quang
Sẽ không có fan nào dấn thân vào những cuộc chiến không hồi kết nếu idol của mình không bị đe dọa về mặt quyền lợi hay là mục tiêu công kích của số đông. Mặt tích cực của fanwar chính là các thần tượng được fan hết lời bảo vệ, thậm chí có thêm nhiều kỉ lục nhờ sự cạnh tranh thành tích giữa các fandom.
1 trong những bản chất của fanwar là sự so kè, kèn cựa về địa vị và thành tích. Kpop ngày càng bành trướng ra thế giới thì thang đo kỉ lục mỗi lúc một nhiều. Những trận fanwar cũng vì thế mà mọc lên "như nấm sau mưa" để fan của các nhóm nhạc so kè kỉ lục, không để thần tượng "thua chị kém em". Cạnh tranh là động lực để các fandom thi đua nhau tạo ra những kết quả tốt, đưa thần tượng lên vị thế dẫn đầu. Vị thế của Kpop cũng được góp phần nâng cao từ những cuộc đua này.
Ta có thể thấy điều này trong cuộc chiến giữa fandom BLACKPINK và BTS trên "chiến trường" Youtube.
"Mặt trận" Youtube là nơi fan của BTS và BLACKPINK quyết đấu "một mất một còn".
ARMY và BLINK thường xuyên cạnh tranh về lượt view MV, "vương miện" nghệ sĩ có MV sở hữu lượt xem cao nhất 24 giờ đầu liên tục được chuyển giao giữa BLACKPINK và BTS. Số lượng MV có cán mốc trăm triệu view của 2 nhóm cũng ngày một gia tăng, khiến họ trở thành "tường thành" khó nhóm Kpop nào bì kịp trên Youtube. Từ cuộc đua của ARMY và BLINK mà văn hóa "cày" view cũng được khai sinh và lan tỏa khi thành tích của 1 MV không còn dựa vào lượt xem tự nhiên mà phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp sức của các fan.
Kết quả là cả BTS và BLACKPINK hiện đều sở hữu những video ca nhạc với lượng view vô cùng ấn tượng, đưa vị thế Kpop trên Youtube lên một tầm cao mới và thiết lập những kỉ lục khó với với nhiều nghệ sĩ, trong đó có cả các sao US UK.
Nhờ fanwar mà kỉ lục của BTS và BLACKPINK trên Youtube tăng vèo vèo, góp phần đưa vị thế Kpop lên tầm cao mới.
Thành tích của các idol không chỉ đến từ việc fan không muốn "nhà mình" thua "nhà khác" mà đôi khi còn được kích cầu từ trong chính... nội bộ fandom. ARMY hẳn vẫn còn nhớ cuộc chiến về doanh số album vô tiền khoáng hậu giữa fanclub của V và Jungkook tại Trung Quốc vào đầu năm nay.
Mọi chuyện bắt đầu khi KimTaeHyung Bar - cộng đồng fan của V thông báo họ mua 150 nghìn bản album "Map of the soul: Persona" của BTS, lập kỉ lục fandom cá nhân mua nhiều đĩa nhất từ trước đến nay để ủng hộ idol. Thế nhưng Jungkook Bar - fan only của em út BTS không chịu thua kém khi mua đến tận 161 nghìn bản album để tước danh hiệu này từ fan của V. Mọi chuyện chưa dừng lại khi fan của V tiếp tục đặt thêm 12 nghìn đĩa cứng, qua đó giành lại danh hiệu fandom cá nhân mua nhiều album nhất.
Trận thư hùng khốc liệt trong nội bộ fandom BTS không chỉ khiến người chứng kiến thán phục về độ chịu chi mà còn đưa fanwar lên 1 tầm cao mới, văn minh và thiết thực hơn. Thay vì khẩu chiến vô bổ, họ dùng tài chính để thể hiện sự ganh đua và tình yêu với idol. Để rồi cuối cùng chính thần tượng của họ là người hưởng lợi khi sự đua tranh của fan góp phần giúp doanh số của BTS tăng vòn vọt, "Map of the soul: Persona" trở thành album bán chạy nhất năm 2019 và nay đã vượt mốc 3 triệu bản. Nhờ đó mà các chàng trai thu được lợi nhuận cao.
Thay vì "khẩu chiến", fan only của Jungkook và V ganh đua về doanh số album khiến cuối cùng chính thần tượng là người hưởng lợi.
Mặt khác, fanwar còn thể hiện độ lớn của fandom và khả năng bảo vệ vị thế của các idol. Nếu không sở hữu fan đông, thần tượng sẽ phải thân cô thế cô chống chọi với những lời đàm tiếu, xúc phạm của hater và chịu sự công kích 1 chiều. Lúc này những trận fanwar mới phát huy tác dụng khi người hâm mộ để bảo vệ idol, sẵn sàng "xả thân", "chinh chiến" chống lại antifan. Fan càng đông thì lại càng dễ dập được những bình luận tiêu cực, góp phần thể hiện vị thế vững vàng của thần tượng.
Sự biến tướng tiêu cực của fanwar: Fan mang tiếng xấu, idol "nằm không cũng trúng đạn"
Dù fanwar là đặc sản "trường tồn" qua năm tháng, thậm chí còn đem lại những kết quả tích cực nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại những mặt xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt fan Kpop.
Rất nhiều lần, chỉ vì đòi công bằng cho thần tượng, phản bác lại những lời khiêu khích của một bộ phận fan nông nổi hoặc antifan "kích war", không ít người hâm mộ không giữ được cái đầu "lạnh", chuyển sang công kích cá nhân, thậm chí là xúc phạm thần tượng của nhau. Việc cãi cọ bất chấp đúng sai không chỉ khiến những trận fanwar trở nên vô bổ mà còn vô tình làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng fandom. Mà fan là ai? Là bộ mặt của idol. Hình ảnh các idol phần nào cũng bị ảnh hưởng nếu sở hữu cộng đồng fan tai tiếng, khiến nhiều người ác cảm với họ dù họ hoàn toàn vô can trong những câu chuyện fanwar.
Trong 1 cuộc khảo sát tại DC Inside năm 2017, EXO-L bị bầu là fandom tồi tệ nhất Kpop với tỉ lệ vote lên đến 21,1%. Lý do được đưa ra fandom của EXO thường xuyên chửi bới nghệ sĩ khác, để lại bình luận ác ý, có hành động bạo lực,...
Mặt khác, fanwar còn có khả năng làm xấu hình ảnh fan Kpop. Người hâm mộ Kpop vốn đã chịu nhiều định kiến, những trận fanwar tiêu cực lại càng khiến hình ảnh của họ bị "đóng khung" là "hung hãn", "trẻ trâu", bất chấp đúng sai... trong mắt non-fan. Vô hình trung điều này làm lu mờ, lấn át những hành động tốt đẹp mà fan các thần tượng xứ Hàn nỗ lực xây dựng để tạo thiện cảm với số đông.
Fanwar không chỉ tác động đến hình ảnh của fandom mà idol cũng vô tình trở thành nạn nhân chịu tổn thương dù họ hoàn toàn vô can. Với SNSD, từ mâu thuẫn của các fan mà họ bị ghét bỏ vô cớ, để rồi bị tẩy chay bằng "biển đen im lặng" tại Dream Concert năm 2008. Dù sau này SNSD trở thành nhóm nhạc hàng đầu nhưng đây luôn là kí ức buồn trong lòng các cô gái.
BTS hẳn sẽ không thể quên trận fanwar vô tiền khoáng hậu năm 2016 - thời điểm họ phải chịu sự công kích của 5 fandom Kpop lớn. Từ những cuộc khẩu chiến về việc ai hơn ai, BTS vô tình bị cuốn vào để rồi tên của nhóm nhạc 7 người liên tục xuất hiện bên cạnh những từ ngữ khó nghe. Điều đáng buồn là sự việc đến tai BTS, các thành viên thậm chí còn đưa hẳn những lời lăng mạ, công kích nhằm vào họ vào đoạn phim trong concert như một phần kí ức khó xóa nhòa trong thời gian ấy.
BTS đưa từ "đạo nhái" - từ ngữ antifan dùng để lăng mạ họ trong những trận fanwar vào video chiếu trong concert.
Thế nhưng đấu đá giữa các fandom vẫn không thể tệ bằng fanwar nội bộ. Xuất phát từ tranh cãi người được thiên vị, kẻ bị đối xử bất công cộng đồng fan only của từng thành viên vì muốn bảo vệ, đòi lại công bằng cho thần tượng mà lao vào "hỗn chiến". Chỉ trích công ty "nhất bên trọng, nhất bên khinh đã đành", rất nhiều trường hợp idol lại là mục tiêu công kích, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn. Kết quả fandom mất đoàn kết, chia 5 xẻ 7, bản thân các thần tượng cũng chịu tổn thương, lâm vào cảnh khó xử với đồng nghiệp cùng nhóm.
Fandom BLACKPINK chia 5 xẻ 7, suy yếu trầm trọng khi fan only liên tục đấu đá về việc Jennie được thiên vị, Lisa bị đối xử bất công.
Tạm kết
Fanwar là một phần của văn hóa thần tượng, nó tồn tại dai dẳng từ khi nền công nghiệp Kpop mới manh nha xuất hiện và ngày một biến đổi để phù hợp với xu thế thời đại. Từ những trận "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" ngoài đời, fanwar ngày nay đã chuyển địa bàn lên chiến trường "ảo" với vũ khí là bàn phím và con chữ. Đề tài "khẩu nghiệp" tuy đa dạng, phong phú hơn nhưng vẫn xoay quanh câu chuyện địa vị và thành tích của idol, mà tựu chung xuất phát từ tâm thế muốn bảo vệ thần tượng của fan.
Chừng nào ngành công nghiệp Kpop còn vận hành, các thần tượng còn ra mắt thì fanwar sẽ vẫn còn tồn tại. Nó là biểu hiện của cạnh tranh - một phần động lực của sự phát triển, và thực tế cho thấy rất nhiều thành tích Kpop được lập nhờ "chiến tranh" giữa các fandom. Tuy nhiên mọi chuyện đều có giới hạn và fanwar cũng vậy. Nó chỉ được nhìn nhận tích cực khi người hâm mộ cư xử văn minh, cạnh tranh lành mạnh. Còn không những trận "war" vô bổ chỉ thêm làm xấu hình ảnh của fan Kpop, phần nào còn làm các thần tượng tổn thương.
Theo Tri Trức Trẻ
Taeyeon, Heechul lần đầu trải lòng về khoảng thời gian khó khăn, mệt mỏi vì lịch trình và cảm xúc trước tin hẹn hò Taeyeon và Heechul đã có những chia sẻ thẳng thắn về những khó khăn mà họ phải đối mặt suốt thời gian qua. Mới đây, hai thần tượng nhà SM vừa trải qua không ít "lùm xùm" thời gian gần đây là Taeyeon và Heechul đã có dịp gặp nhau tại chương trình Petionista Taengoo của Taeyeon. Tại đây, hai người đã tâm...