Xem mây vờn núi ở ‘nóc nhà xứ Lạng’
Đỉnh núi Cha có độ cao 1541m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất trong quần thể hơn 80 ngọn núi Mẫu Sơn, với sương mù bao phủ quanh năm, được ví như ‘nóc nhà của xứ Lạng’.
Để đi đến đây, du khách có thể theo tuyến quốc lộ 1A đến thành phố Lạng Sơn rồi theo quốc lộ 4B về thị trấn huyện Lộc Bình, đi tiếp khoảng 6 km có con đường liên thôn dẫn vào chân núi thuộc địa phận thôn Nà Mò, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình.
Du khách sẽ phải leo núi trong khoảng gần 5 giờ đồng hồ với quãng đường dốc đứng liên tục kéo dài hơn 5 km và tương đương cho chiều xuống núi. Bạn sẽ cần đến hơn 12 giờ cho hành trình lên xuống núi thành công.
Đó là một thách thức lớn đối với những người không có sức khỏe tốt. Bù lại khí hậu trong lành và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây sẽ giúp bạn quên hết mệt mỏi để quyết tâm chinh phục thành công ngọn núi này.
Cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, hệ thảm thực vật phong phú, hoang sơ, những cánh rừng nguyên sinh… Núi Cha có đặc trưng là những triền cỏ rộng lớn xanh ngát về mùa hè. Mùa đông đến, các thảm cỏ chuyển dần sang màu vàng, nổi bật giữa nên trời xanh.
Núi Cha được coi là một trong số những ngọn núi đa dạng nhất trong các ngọn núi phía ở phía Bắc nước ta. Trong những năm gần đây, Phja Pò có sức cuốn hút mạnh mẽ tới du khách trong và ngoài nước nhất là những du khách đam mê leo núi và nhiếp ảnh khi đến với Xứ Lạng.
Sống khủng long đường lên núi Cha.
Hơn 2 năm trở lại đây, loại hình Hiking trên núi Phjia Pò tỉnh Lạng Sơn được đông đảo cộng đồng đam mê du lịch leo núi tìm đến. Khí hậu trong lành mát mẻ, địa hình hấp dẫn đa dạng, chỉ cách trung tâm Hà Nội 180 km, có thể đi về trong ngày là những lợi thế cạnh tranh rất lớn mà Phjia Pò mang lại so với những điểm leo núi khác trên cả nước.
Trên quãng đường Hiking kéo dài 5 km đó cảnh quan khí hậu thay đổi liên tục sẽ khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, đó là sức hấp dẫn riêng có của Phjia Pò thôi thúc bạn tìm đến trải nghiệm vào các mùa trong năm.
Đầu tiên ngay sau bãi gửi xe ven con suối Nà Mò trong vắt mát lạnh nhờ lượng nước nguồn chảy ra đêm ngày từ rừng nguyên sinh bạn sẽ đi vào làng bản dân tộc Dao với những mái nhà trình tường, những sườn ruộng bậc thang là nét đặc trưng của Mẫu Sơn, tiếp đó là rừng thông xanh bát ngát.
Vượt qua con thác cạn giữa rừng bạn sẽ bắt gặp sườn cỏ kỳ vĩ dựng đứng rộng ngút tầm mắt ngay phía trước. Sườn cỏ thay đổi màu sắc mỗi mùa, từ xanh ngát của mùa hạ đến úa vàng mỗi độ thu về, chuyển sang màu mật cháy khi chính đông, và sắc non mơn mởn pha lẫn màu mật mía khi xuân sang.
Giữa sườn cỏ là các ốc đảo số 1, ốc đảo số 2 lộng gió ngập tràn cây cối vô tình thành điểm dừng nghỉ lý tưởng cho hành trình leo dốc dựng đứng. Bước chân sẽ đưa bạn đến “sống lưng khủng long” kỳ vỹ kéo dài hơn 400 mét nhô lên giữa 2 vực sâu hút mắt, đi trên chiều rộng sống núi rộng chỉ hơn 2 mét này là là một trải nghiệm ấn tượng khó quên.
Video đang HOT
Đi nữa, bạn sẽ bước vào cánh rừng nguyên sinh rêu phong rậm rạp với cơ man nào là cây đỗ quyên cổ thụ, những rừng trúc ken dày, được đu dây leo qua vách đá, tiếp tục leo “sống lưng khủng long” thứ hai giữa vách vực sâu thẳm trước khi chạm chân đến đỉnh cao 1.541 mét nhọn hoắt như đầu ngọn bút chì vẽ lên nền trời xanh thẳm…
Du khách camping trên đỉnh núi Cha
Từ cuối thu hàng năm, hoạt động leo núi dã ngoại Phjia Pò càng trở nên tấp nập với hàng chục đoàn khách vào những ngày cuối tuần. Nhu cầu tăng cao, đội ngũ porter bản địa dần hình thành, họ nhận dẫn đường, mang vác đồ đạc, hành lý giúp các đoàn khách một cách tận tình chu đáo.
Để trải nghiệm trọn vẹn sức hấp dẫn của thiên nhiên nhiều đoàn khách đã tìm cách kéo dài chuyến đi trong 2 ngày 1 đêm, họ chọn sử dụng dịch vụ ăn uống và lều trại từ đội ngũ porter ngay chân núi, cùng đón hoàng hôn và ánh bình minh, tổ chức lửa trại, săn mây bên bãi nghỉ có độ cao 1.000 mét hoàn toàn yên tĩnh tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Vào những ngày đông lạnh giá, việc leo lên đỉnh núi để săn băng tuyết phủ trắng cũng là trải nghiệm xa xỉ đối với một số ít du khách may mắn.
Ngoài ra, du khách còn có thể tham quan đỉnh Nà Lay cũng ở Lạng Sơn, không quá cao như những đỉnh núi khác ở khu vực Tây Bắc nước ta. Với chiều cao hơn 600 mét so với mực nước biển, hành trình trekking Nà Lay không thể nào làm khó được những tín đồ yêu thiên nhiên, thích xê dịch. Nếu đã từng leo núi, bạn sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ để lên đến đỉnh.
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội đến đỉnh Nà Lay Lạng Sơn khoảng 150 km, bạn có thể chọn đi bằng xe máy hoặc xe khách tùy vào lịch trình du lịch. Nếu đi xe máy, bạn có thể đi theo hướng cầu Nhật Tân đến Quốc lộ 18B, ra cao tốc Hà Nội rồi tiếp tục đi về hướng Bắc Sơn.
Vì quãng đường tương đối xa nên tốt nhất, bạn hãy sắp xếp lịch trình du lịch Lạng Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm dễ có thể khám phá thêm nhiều điểm đến ở đây. Ngoài ra, thời gian 2 ngày cũng giúp bạn không bị cập rập thời gian khi trekking, leo núi và thưởng thức cảnh đẹp trên đỉnh Nà Lay.
Là một ngọn núi không quá cao lại nằm cạnh bên thung lũng Bắc Sơn xinh đẹp nên đường lên đỉnh Nà Lay tương đối dễ đi. Để lên được đỉnh núi, bạn phải băng qua quãng đường dài khoảng 1200 bậc thang đá cheo leo, dựng đứng. Tùy vào sức khỏe và thời tiết mà du khách sẽ có trải nghiệm khác nhau trong hành trình leo núi.
Dù đã được mở đường với những bậc thang đá nhưng cung đường lên đỉnh Nà Lay Lạng Sơn vẫn còn vẹn nguyên nét đẹp hoang sơ. Xung quanh cây cỏ um tùm, đất đá chen nhau, tạo nên khung cảnh hết sức huyền bí. Dù hành trình chinh phục đỉnh núi không quá vất vả nhưng chắc hẳn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ trên đường đi.
Xứ Lạng không chỉ có Mẫu Sơn
Tỉnh miền núi Lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 155 km. Thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mát mẻ.
Khi đến Lạng Sơn, ngoài tham quan Khu du lịch Mẫu Sơn, du khách còn có thể khám phá làng nhà trình tường ở huyện Lộc Bình, rừng vầu xanh mát tại huyện Văn Quan...
Thành phố Lạng Sơn nhìn từ trên cao tựa như cung đàn, với cầu đường bộ Mai Pha và đường sắt song song bắc qua sông Kỳ Cùng chảy uốn lượn ngang trung tâm thành phố.
Xứ Lạng không chỉ có Mẫu Bắc Sơn không chỉ nổi tiếng với đỉnh núi Nà Lay, làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn mà còn có đèo Tam Chanh, hồ Tam Hoa ở xã Hưng Vũ. Đây là một hồ nước ngọt được bao quanh bởi các dãy núi cao và những hàng cây xanh mát, vào những ngày mây giăng tạo nên khung cảnh huyền ảo. Sơn
Nhắc tới các địa danh lịch sử ở Lạng Sơn, không thể không đến thăm ải Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Khu vực này trải dài khoảng 20 km, các điểm tham quan tập trung chủ yếu tại xã Chi Lăng và xã Quang Lang. Trên ảnh là triền núi trồng na thuộc thôn Than Muội, xã Quang Lang - một phần thuộc Lũy ải Chi Lăng.
Khu du lịch vùng núi Mẫu Sơn trải dài trên địa bàn 3 xã, gồm Công Sơn, Mẫu Sơn của huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình. Mẫu Sơn được ví như "Sa Pa thứ hai" của Việt Nam, hấp dẫn bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Xuất phát từ TP Lạng Sơn đi 15 km, rẽ theo quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn - Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, sau đó chinh phục đoạn đường lên núi dài 15 km gian nan với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục.
Một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo khi trải nghiệm du lịch huyện Lộc Bình là làng nhà trình tường của người Nùng (chủ yếu dân tộc (Nùng Phàn Slình) ở xã Tú Đoạn, cách của khẩu Chi Ma, giáp biên giới Trung Quốc khoảng 20 km. Các ngôi nhà này làm bằng đất sét, tường dày 50-70 cm chắc chắn, giữ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Những năm gần đây, các ngôi nhà này được nhiều khách du lịch, nhiếp ảnh gia tìm đến tham quan, sáng tác chụp ảnh.
Làng du lịch sinh thái cộng đồng xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, được bao bọc xung quanh là núi đá vôi, ở giữa là rừng núi đất thấp và những thung lũng đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, khung cảnh làng nhìn từ trên cao đẹp như tranh vẽ.
Huyện Tràng Định nằm cách TP Lạng Sơn khoảng 67 km theo QL4A, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đất đai phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Từ lâu, Tràng Định được biết đến là mảnh đất "gạo trắng nước trong", với cánh đồng xã Đại Đồng là một vựa lúa lớn của tỉnh, nổi tiếng với giống lúa nếp vừa thơm vừa dẻo.
Nếu du khách trải nghiệm vùng núi đồi Mẫu Sơn, cao huyện Cao Lộc vào mùa xuân sẽ được thả hồn vào sắc hồng hoa đào rừng. Anh Thuận Bùi cho biết hoa nở muộn phủ khắp núi đồi trong những ngày cuối tháng tháng 3 Dương lịch, trong đó có những cây đào rừng cổ thụ trên 20 năm tuổi với gốc to, thân cây phủ đầy rêu. Điểm xuyết giữa rừng hoa là người dân tộc Dao Lù Gang trong trang phục rực rỡ sắc màu, tạo nên khung cảnh mùa xuân níu chân du khách.
Nhịp sống đời thường của người dân tộc Dao Lù Gang ở vùng núi Mẫu Sơn, xã Công Sơn, huyện Cao Lộc. Vùng đất này có 3 dân tộc cùng sinh sống là Dao, Tày, Nùng, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 98% dân số. Từ xưa đến nay, người Dao ở xã Mẫu Sơn, một xã vùng III biên giới, luôn giữ được bản sắc văn hóa. Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, biết thêu, dệt và may trang phục truyền thống. "Trải nghiệm khó quên đối với tôi đến nơi chụp bức ảnh này là di chuyển qua đường đất nhỏ, cheo leo, một bên là vực, một bên là sườn đồi, qua các đoạn rừng trúc và rừng hồi, mỗi nhà dân có khi cách nhau một đồi núi", anh Thuận Bùi chia sẻ.
Khung cảnh đồi núi hùng vĩ dọc theo đường đường tuần biên xã Bắc Xa, huyện Đình Lập. Bắc Xa còn hoang sơ và tự nhiên, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 33 km. Nơi đây có nhiều cột mốc biên giới để chinh phục như cột mốc 1297, 1300 và chiêm ngưỡng mùa cỏ lau nở đẹp vào tháng 10-12 hàng năm.
Rừng vầu xanh mát thuộc thôn Phai Phạ, xã Tràng Các, huyện Văn Quan. Nơi đây chưa được nhiều du khách biết đến.
Anh Thuận Bùi chia sẻ đến huyện Văn Quan có thể khám phá hồ Bản Nầng, thôn Bản Nầng, xã Tân Đoàn, cách trung tâm xã khoảng 7 km. Hồ có diện tích trên 14 ha, là hồ nước tự nhiên có làn nước trong xanh quanh năm. Quang cảnh khu vực hồ tuyệt đẹp và hoang sơ, được bao quanh bởi những cánh rừng hồi bạt ngàn, có tiềm năng lớn để khai thác cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. "Có dịp mời du khách về tham quan Lạng Sơn, phong cảnh kỳ vĩ, đẹp mê hồn và con người mến khách", anh Thuận Bùi bộc bạch.
'Thay áo mới' cho ngọn hải đăng hơn 130 tuổi Hải đăng Cù Lao Xanh là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất Việt Nam, nằm ở độ cao 120m so với mực nước biển trên đỉnh núi của xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tập đoàn AkzoNobel vừa hoàn thành việc sơn lại công trình Hải đăng Cù Lao Xanh với Dulux Weathershield....