Xem lại trách nhiệm cơ quan cấp phép kinh doanh vận tải
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nêu hàng loạt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm đơn vị cấp phép kinh doanh vận tải và chỉ đạo thực hiện hàng loạt vấn đề để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ngày 27-8, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, họp với thường trực ủy ban này đánh giá về t ình hình tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng để có các giải pháp cấp bách.
Chưa có chủ doanh nghiệp vận tải nào bị xử lý hình sự
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng chỉ ra nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng thời gian qua. Trong đó có nguyên nhân cơ bản là sự buông lỏng, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
“Việc này chúng ta đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhưng từ đó đến nay, tôi chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào của Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ Công an, Bộ GTVT hay địa phương về một trường hợp chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp bị xử lý hình sự do vi phạm quy định về đảm bảo ATGT trong kinh doanh vận tải, để xảy ra TNGT có hậu quả nghiêm trọng trở lên” – ông nói.
Phó Thủ tướng cũng khẳng định “Không thể nói các chủ doanh nghiệp thực sự vô can khi để lái xe nghiện ma túy, ép lái xe không có bằng lái đúng loại xe” và yêu cầu làm rõ vấn đề này.
Theo Phó Thủ tướng, cần xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước bởi tình hình xảy ra như hiện nay có trách nhiệm quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương.
Ông nêu hàng loạt câu hỏi: Các sở GTVT có thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các đơn vị này lần nào hay không? Nếu có thì thanh tra, kiểm tra nội dung gì? Có phát hiện sai sót, vi phạm gì trong việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hay không?
Đặc biệt, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô tại Tổng cục Đường bộ có ghi nhận được vi phạm của những phương tiện trong suốt quá trình hoạt động cho đến thời điểm gây tai nạn hay không? Tổng cục Đường bộ đã xử lý và yêu cầu Sở GTVT các địa phương xử lý thế nào?…
Video đang HOT
“Chúng ta rất kỳ vọng vào việc ban hành Nghị định 10/2020 vừa rồi sẽ giúp nâng cao ATGT cho hoạt động kinh doanh vận tải, vậy tại sao lại liên tiếp xảy ra như vậy?” – Phó Thủ tướng hỏi.
Phó Thủ tướng cũng nêu một thực tế, có những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngay trong các cao điểm tuần tra kiểm soát, mà đối tượng chính là xe kinh doanh vận tải. Chẳng hạn, vụ TNGT xảy ra trên quốc lộ 14C tại Kon Tum, chiếc xe này đã hoạt động trái phép trên tuyến này trong thời gian dài không bị phát hiện, ngăn chặn. Tương tự, tài xế gây TNGT tại Quảng Bình đã lái chiếc xe này hoạt động chở khách theo hợp đồng trong thời gian dài trên địa bàn Quảng Bình nhưng đến khi gây TNGT, lực lượng chức năng mới phát hiện tài xế không có giấy phép lái xe phù hợp quy định…
“Việc phân công, phân cấp trong tuần tra, kiểm soát của các lực lượng như thế nào? Lực lượng đông sao vẫn để sót, lọt như thế?” – Phó Thủ tướng hỏi.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc ở Bình Thuận rạng sáng 21-7 mà người trực tiếp cầm lái là phụ xe Lê Thanh Trúc. Ảnh: P.NAM
Bổ sung điều kiện hành nghề với tài xế ô tô kinh doanh vận tải
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành tập trung làm ngay một số công việc cấp bách.
Cụ thể, trước ngày 15-9, Bộ GTVT báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đối với các đơn vị có tài xế điều khiển phương tiện gây TNGT đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 1-2019 đến hết tháng 7-2020. Đồng thời, kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục xử lý các điểm đen về TNGT trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các tuyến đường đèo dốc, nguy hiểm. Trước mắt, ưu tiên xử lý các điểm đen xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trong các tháng gần đây. Tiếp tục nghiên cứu phương án lắp đặt dải phân cách giữa đoạn quốc lộ 1A từ Phan Thiết đi Đồng Nai gắn với đẩy nhanh tiến độ tuyến đường bộ cao tốc qua địa bàn.
Phó Thủ tướng đề nghị nghiên cứu bổ sung trong Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) điều kiện hành nghề đối với tài xế ô tô kinh doanh vận tải, bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải trong tổ chức, lao động, bảo đảm sức khỏe cho tài xế. Trong điều kiện Chính phủ đang tập trung giải ngân vốn đầu tư công, cần khảo sát các điểm đen, sửa chữa, lắp đặt ngay biển báo, hộ lan, gương lồi trên những đoạn tuyến có điểm đen về TNGT.
Đối với Bộ Công an, trước ngày 15-9 báo cáo về việc xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có tài xế và phương tiện gây TNGT nghiêm trọng trở lên từ tháng 1-2019 đến hết tháng 7-2020. Đồng thời duy trì hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm đối với xe tải, xe khách trong khoảng thời gian từ 21 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau.
Bộ Công an triển khai đầu tư, lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông trên những đoạn tuyến còn lại của quốc lộ 1A, trước mắt ưu tiên đoạn quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Cơ quan chức năng báo cáo kết quả điều tra và xử lý các tổ chức, cá nhân làm giả giấy khám sức khỏe cho người học lái xe, làm giả giấy phép lái xe hoặc có hành vi gian lận, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và khám sức khỏe cho người học lái xe.
Hà Tĩnh có gần 300 ôtô kinh doanh vận tải đã mang biển vàng
Sau hơn nửa tháng triển khai Thông tư 58 của Bộ Công an về quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh đã đổi thành công gần 300 biển số xe hoạt động kinh doanh vận tải.
Người dân chỉ cần thông báo đến cơ quan công an đề nghị đổi biển với danh sách cụ thể, không phải mang xe ô tô đến, không phải cà số máy, số khung...
Từ ngày 1/8, Thông tư 58 về việc quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Công an chính thức có hiệu lực. Quy định này nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quản lý các phương tiện vận tải, giúp cơ quan quản lý đánh giá tác động của hạ tầng cũng như điều hành tổ chức giao thông hợp lý, tránh ùn tắc và tai nạn giao thông.
Sau hơn nửa tháng triển khai, Đội Đăng ký quản lý phương tiện và người lái (Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh) ngoài việc thực hiện đăng ký xe cho người dân theo quy định đã tăng cường cán bộ chiến sĩ tiếp dân để hướng dẫn, làm thủ tục cấp, đổi biển số của những xe kinh doanh vận tải từ biển nền trắng sang nền màu vàng.
Biển màu vàng với từng cách đánh số se-ri khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng đối với phương tiện của người dân.
Là một trong những người đầu tiên nhận biển màu vàng, anh Vũ Duy Hải (xã Thạch Đài, Thạch Hà) chỉ mất khoảng một tiếng buổi sáng để hoàn thành thủ tục đổi biển số.
Anh Hải cho biết: "Tài xế đăng ký cấp biển mới khi nộp đủ hồ sơ sẽ được CSGT kiểm tra và mời bấm biển số sau vài phút. Còn tài xế nào muốn giữ nguyên số chỉ đổi màu biển, sau khi nộp hồ sơ, được cấp giấy hẹn 5 - 7 ngày đến nhận biển. Việc đổi biển trắng sang vàng là cần thiết vì khách hàng dễ nhận biết hơn, tạo sự công bằng, minh bạch trong kinh doanh giữa các loại hình vận tải".
Cán bộ Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh tăng cường hỗ trợ tối đa cho người dân, chủ doanh nghiệp trong quá trình đổi biển.
Trong khi đó, ông Lê Thế Hiền - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh cho biết: Hiện chúng tôi đã đổi biển trắng sang vàng cho 25 xe taxi, trong đó có 10 xe mới và 15 xe cũ. Công ty sẽ tiếp tục hoàn tất việc đăng ký đổi biển cho hơn 200 xe. Việc đổi màu biển kiểm soát của phương tiện hoạt động vận tải là cách làm rất quyết liệt trong công tác quản lý của cơ quan chức năng. Chủ phương tiện hoạt động vận tải chắc chắn sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành quy định của cơ quan chức năng; đồng thời các xe "dù" cũng không có cơ hội để làm lũng loạn thị trường vận tải hành khách như hiện nay.
Thủ tục đổi biển số sang màu vàng rất đơn giản. Theo đó, các chủ phương tiện không phải đem xe đến cơ quan công an và cũng không phải cà số máy, số khung. Chủ phương tiện chỉ cần thông báo cho Phòng CSGT tỉnh danh sách biển số xe cần đổi, trên cơ sở đó cơ quan công an tiếp nhận và thực hiện các công tác nghiệp vụ để đổi biển số; cập nhật trên hệ thống đăng ký xe và hẹn lịch chủ xe về thời gian thích hợp đến đổi biển.
Những chiếc taxi Mai Linh Hà Tĩnh đầu tiên nhận biển số màu vàng
Thiếu tá Dương Thị Hồng Ngân - Đội trưởng Đội đăng ký quản lý phương tiện và người lái Phòng CSGT Công an tỉnh cho biết: "Từ khi triển khai việc đổi biển số xe kinh doanh vận tải sang màu vàng tới nay, đơn vị đã cấp, đổi thành công gần 300 biển số xe. Trong quá trình cấp, đổi này, các phương tiện vẫn hoạt động bình thường. Trên thực tế, đây chỉ là đổi nền biển từ màu trắng sang vàng, chữ đen, còn số xe vẫn giữ nguyên; đăng ký xe cũng không phải đổi. Điều này sẽ thuận tiện và không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến các giao dịch thế chấp ngân hàng của phương tiện".
Hiện tại mỗi phương tiện đổi biển sẽ phải nộp 150.000 đồng. Các thủ tục chặt chẽ nhưng giảm tối đa các thủ tục, không có chi phí phát sinh, không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chủ xe và chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Theo quy định, các xe kinh doanh vận tải sẽ phải chuyển đổi biển kiểm soát từ màu trắng sang màu vàng theo lộ trình bắt đầu từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021. Sau thời gian trên, nếu phương tiện vận tải hành khách nào chưa thực hiện việc đổi biển trắng sang vàng sẽ phải chịu phạt theo các quy định của pháp luật.
Hơn 200 ô tô kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu không thời hạn Ngày 17-8, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3404/QĐ-SGTVT về việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố. Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải lập biên bản xử lý lái xe kinh doanh vận tải vi phạm (ảnh minh...