Xem IS chế tạo vũ khí hóa học
Sau khi chiếm được thành phố Ramadi, miền Trung Iraq, từ tay IS, các lực lượng dân quân Iraq đã truy quét các khu vực công nghiệp và phát hiện hai xưởng chế tạo vũ khí hóa học của quân khủng bố.
Trong các xưởng chế tạo vũ khí của IS, quân Iraq đã tìm thấy các can và túi đựng chất độc cực kỳ nguy hiểm như vinyltrichlorosilane (tức C2H3Cl3Si). Chất này có thể ăn mòn da thịt người và kim loại. Sau khi tiếp xúc với da, chất này gây bỏng nặng và tổn thương đường hô hấp trong và hệ thống tiêu hóa của người. Ngoài ra, đây là chất dễ cháy, nó phản ứng dữ dội với nước và rượu, sinh ra axit hydrochloric.
Theo giải thích của giới chức quân sự Iraq, hóa chất này được IS sử dụng. Chúng trộn vào trong mìn và tên lửa rồi bắn vào thường dân và lực lượng an ninh.
Ngày 11/2/2016, các chiến binh IS đã sử dụng chất độc hóa học chống lực lượng dân quân người Kurd. Khi đó có 23 người bị ngạt và bỏng da.
Trong một diễn biến liên quan, một bản nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Nghiên cứu Xung đột Vũ khí (Conflict Armament Research, CAR) thực hiện theo yêu cầu của Liên minh châu Âu, công bố ngày 25/2, 50 công ty thuộc 20 quốc gia bị cáo buộc liên quan tới việc cung cấp nguyên liệu cho việc chế tạo bom của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Hơn 700 thành tố, gồm dây cáp, hóa chất hay những chất liệu khác được IS sử dụng để chế tạo bom, được vận chuyển thông qua 51 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Brazil, Nga, thậm chí là cả Mỹ.
Theo bản báo cáo, IS sản xuất chất nổ theo “dây chuyền gần như công nghiệp”, nhờ những thiết bị hợp pháp và sẵn có, như phân hóa học hay điện thoại di động. Trên thực tế, việc buôn bán các vật liệu nhỏ và với giá rẻ này không cần giấy phép kinh doanh và ít bị theo dõi hơn so với buôn bán vũ khí.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ là nước có liên can nhiều nhất trong dây chuyền sản xuất bom của IS với 13 công ty. Tiếp theo là Ấn Độ với 7 công ty chuyên về sản xuất ngòi nổ và các dây dẫn. Tất cả các thiết bị này đều được xuất khẩu hợp pháp, theo giấy phép kinh doanh do Ấn Độ cấp, sang các công ty tại Liban và Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa đầy một tháng sau khi tới khu vực Trung Đông, tổ chức IS đã có thể có trong tay rất nhiều thiết bị trên.
James Bevan, Giám đốc điều hành của tổ chức Nghiên cứu Xung đột Vũ khí, cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra của họ. Vì vậy, nhóm điều tra không thể kiểm tra được hiệu quả của hệ thống pháp luật Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giám sát quá trình kinh doanh các nguyên vật liệu góp phần vào việc chế tạo bom của IS.
Tổ chức CAR thu thập được các mẫu bom của IS nhờ vào các lực lượng dân quân người Kurdistan (YPG) tại Syria, lực lượng cảnh sát Iraq, Hội đồng bảo an khu vực Kurdistan và các lưc lượng của chính phủ khu vực Kurdistan. Các mẫu bom được thu thập tại nhiều trận đánh ở Iraq như Al Rabia, Kirkouk, Mussoul và Tikrit và tại thành phố Kobani của Syria.
Bản báo cáo cũng cho biết CAR đã liên lạc với các công ty sản xuất các thiết bị trên song không có câu trả lời, hoặc không biết sản phẩm của họ được đưa tới đâu sau khi đã bán cho khách hàng.
Theo Nh.Thạch /RT
PetroTimes
Thất thủ ở Syria, thủ lĩnh IS tìm đường lánh sang Libya
Những thất bại quân sự của IS tại địa bàn ở Syria và Iraq có thể khiến một số thủ lĩnh của nhóm này chuyển đến Libya, nơi họ có thể tranh thủ tình hình hỗn loạn.
Chiến binh IS ở Libya đốt một nhạc cụ trong video tuyên truyền. Ảnh: clarionproject.org
Theo AFP, điều phối viên chống khủng bố của Liên minh châu Âu (EU) Gilles de Kerchove cảnh báo rằng các cuộc tấn công của liên quân do Mỹ dẫn đầu và Nga, cũng như hoạt động của lực lượng bộ binh Iraq và Syria đang khiến IS phải rơi vào thế phòng thủ
Với những thất bại của nhóm phiến quân tại thành phố Ramadi, Iraq và phải hứng chịu những đợt không kích nặng nề ở Syria, có thể đang có "một sự dịch chuyển giới thủ lĩnh cấp cao của IS tới Libya", ông nói. De Kerchove cho rằng các cường quốc phương Tây nên hợp tác chống khủng bố với chính phủ đoàn kết dân tộc Libya mới được hình thành trong tuần này, theo một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc làm trung gian nhằm chấm dứt nhiều năm chiến tranh.
IS có cơ hội hoạt động dễ dàng tại Libya, nơi ước tính có khoảng 3.000 chiến binh, "vì hiện không có nước nào không kích tại Libya và không có một chính phủ với đầy đủ chức năng tại đây", ông bình luận.
De Kerchove nói thêm rằng những thất bại gần đây của IS ở Iraq và Syria đã khiến nhóm khuyến khích hoặc tự tiến hành các cuộc tấn công ở Beirut, Ankara, Istanbul, Tunis, bán đảo Sinai ở Ai Cập, và Paris, nơi 130 người đã thiệt mạng vào ngày 13/11.
"IS càng phải chịu nhiều áp lực thì nhóm này sẽ càng muốn tấn công ở phương Tây, đặc biệt là châu Âu, để thể hiện chúng vẫn mạnh mẽ", de Kerchove nhận xét. "Sẽ cần phải có thêm lực lượng bộ binh để đẩy nhóm ra khỏi thành trì ở Raqqa và Mosul, nhưng tôi nghĩ rằng liên minh đã đạt được một số thành công".
Giới chức tình báo Libya cho biết IS đã điều một tên thủ lĩnh cấp cao tại Iraq đến tiền đồn của nhóm tại Sirte ở Libya. Thủ lĩnh đeo kính này chỉ được biết đến với bí danh Abu Omar, được giao nhiệm vụ tăng cường sức mạnh của nhóm tại Sirte và chuẩn bị nơi lánh nạn cho những thủ lĩnh IS ở Syria và Iraq.
Ismail Shukri, người đứng đầu lực lượng tình báo ở Misrata, thành phố lớn gần Sirte nhất cho biết: "Hắn luôn có vệ sĩ bao quanh, chủ yếu là người Tunisia. Hắn còn có một trợ lý riêng người Mauritania. Hắn đã giúp thành lập một Tòa án Hồi giáo và hệ thống thuế ở Sirte. Chúng tôi cho rằng hắn đã được thủ lĩnh tối cao của IS, Abu Bakr al-Baghdadi, điều đến đây", Shukri nói.
"Chúng tôi biết rằng các thủ lĩnh cấp cao của IS tại Syria đang theo dõi sát sao diễn biến ở Libya. Vì vậy, nếu họ cảm thấy áp lực tại địa bàn quá cao, họ có thể muốn chuyển đến các điểm nóng khác", de Kerchove nói. "Vào thời điểm này, Libya có sự hỗn loạn hoàn hảo mà họ mong muốn".
Phương Vũ
Theo VNE
IS thiêu sống chiến binh vì để mất Ramadi Chiến binh IS chạy trốn từ Ramadi đến Mosul, thành trì của nhóm ở Iraq, bị thiêu sống tại quảng trường thành phố. Iraq đánh bại IS ở Ramadi hồi tháng 12. Ảnh: AP Theo Fox, một số cư dân Mosul đã mô tả cho người thân về số phận của các chiến binh nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) khi...