Xem “hệ thống” sưởi ấm cho thú ở công viên Thủ Lệ
Đã nhiều ngày nay, thời tiết Hà Nội luôn rét đậm kèm mưa phùn. Trong cái rét tê tái kéo dài, Vườn thú Hà Nội đang huy động toàn lực để chống rét, đảm bảo sức khỏe cho thú nuôi trong vườn.
Đợt rét vừa rồi đã khiến cả gia súc bao gồm trâu, bò, heo tại một số địa phương miền núi phía bắc, không chịu được cái lạnh đã lăn ra chết. Các chuyên gia, bác sỹ thú y cho biết, các loài động vật này ở nước ta quen sống với nhiệt độ 28-30 độ C nên khi trời rét đậm, rét hại, chúng không thích nghi được sẽ sinh ra biếng ăn, sức đề kháng kém rồi nhiễm bệnh mà chết.
Không riêng gì các tỉnh miền núi, tại Vườn thú Hà Nội, đợt giá rét này cũng đang làm cho Ban quản lý Vườn thú phải đau đầu trong công tác phòng, chống rét cho thú nuôi trong vườn. Để đảm bào sức khỏe tốt cho các con vật nuôi trong vườn thú, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội đã phải huy động toàn bộ nhân công và các trang bị phòng rét cho thú nuôi. Theo đó, Vườn thú có hẳn một “đội phòng, chống rét” túc trực 24/24 giờ để không xảy ra trường hợp đáng tiếc nào.
Tại vườn thú Hà Nội đang có rất nhiều động vật quý hiếm không chịu nổi rét. Thế nên ngay từ đầu vụ rét vừa qua, lãnh đạo Vườn thú Hà Nội đã họp bàn và có kế hoạch phòng, chống rét cho các con thú nuôi. Để chống rét cho thú nuôi trong vườn thú, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Vườn thú Hà Nội đã trang bị rất nhiều máy móc, vật liệu để chống rét như: Máy sưởi công suất lớn, củi đốt, phông bạt che chắn gió và thức ăn giàu chất dinh dưỡng…
Theo quan sát của phóng viên, tất cả các khu nhốt động vật đều được Ban Quản lý Vườn thú đốt củi chống rét, các chuồng nhốt thả thú nuôi đều được che chắn kín bằng bạt tránh gió rét lùa vào. Tại khu nhốt báo Hoa Mai hay nhốt hổ, những con thú này được đưa vào phòng kín với những chiếc máy sưởi công suất 2.500W chạy liên tục cả ngày lẫn đêm. Còn những nơi thả động vật ngoài trời thì thường xuyên đốt những đống củi lớn để sưởi ấm cho động vật.
Với những động thái sát sao nên trên của Ban lãnh đạo và cán bộ Vườn thú Hà Nội, đến nay dù đợt rét đã trải qua gần 20 ngày nhưng tại vườn thú chưa có bất kì trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Để giữ vững kì tích này, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các kế hoạch phòng rét cho chim thú, Ban lãnh đạo Vườn thú cần có những chế tài khen thưởng kịp thời để động viên công sức của cán bộ công nhân viên công tác tại Vườn thú.
Một số hình ảnh chống rét cho thú của vườn thú Hà Nội:
Video đang HOT
Những chiếc máy sưởi để ngay cửa chuồng của hổ.
Một đống lửa to sưởi cho hươu sao
Những chú hổ được nhốt vào trong nhà tránh rét, khu vui chơi ngoài sân chỉ là bãi đất trống.
Hà mã đã được đưa vào khu nhốt trong nhà tránh gió rét.
Một con ngựa đứng bên đống lửa sưởi ấm.
Nhà của cầy mực được quây kín.
Những tấm nhựa màu xanh quây quanh tránh gió lùa vào nhà của voọc.
Theo Dantri
Cho trâu bò uống rượu chống rét
Anh Phùng Mý Cở, Phó Chủ tịch UBND xã Thài Pìn Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang), cho biết, mấy ngày nay nhiệt độ ở đây xuống rất thấp, nhiều hộ dân trong xã đã nhốt bò trong chuồng cả ngày đêm. "Có hộ còn cho trâu, bò uống rượu để giữ ấm", anh Cở nói.
Chị Ma Thị Long (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) cho biết, để chống rét cho đàn trâu, gia đình chị lùa trâu xuống núi, bịt kín chuồng trại bằng các miếng gỗ, bao tải đồng thời cho trâu ăn thêm tinh bột như khoai, ngô để tăng sức chịu nhiệt.
Những ngày rét quá, gia đình chị còn cho trâu, bò mặc thêm quần áo cũ. "Có bao nhiêu quần áo cũ của vợ chồng, con cái không dùng đến, gia đình tôi đều đắp hết lên cho trâu", chị Long kể.
Ở nhiều xã của huyện Đồng Văn (Hà Giang) như Thài Pìn Tủng, Sính Lủng, Tả Phìn, Sà Phìn, Tả Lủng, chủ yếu là nuôi bò "vì bò có khả năng chịu rét tốt hơn trâu", anh Dương Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Lủng (Đồng Văn) cho biết. Nhiệt độ nhiều ngày nay dưới 5 độ C song đàn gia súc của xã vẫn khỏe mạnh.
Khách du lịch trên đỉnh Mẫu Sơn
Ngày 7/1, UBND tỉnh Lạng Sơn có công điện khẩn yêu cầu các cấp, các ngành trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, tiến hành ngay các biện pháp phòng, chống; khắc phục hậu quả do đợt rét đậm, rét hại đang diễn biến phức tạp.
Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn cho biết: Ở các huyện có nhiều núi cao, đá vôi như: Cao Lộc, Lộc Bình, Bắc Sơn...người dân và gia súc ngã bệnh nhiều.
Tại khu vực biên giới, lực lượng Biên phòng (BP) đang nỗ lực vượt mọi gian khó, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thượng úy Đào Công Ngọc, Trạm phó Trạm BP Cốc Nam (huyện Văn Lãng), cho biết: "Anh em trực chiến chống buôn lậu 24/24 giờ, càng về đêm, các lán, lều sát vách núi rất buốt, cóng. Chỉ huy đồn BP Tân Thanh tăng cường thêm đệm chống rét dùng chung, áo trấn thủ do Quân nhu cấp dành riêng cho chiến sĩ làm nhiệm vụ nơi biên giới. Hôm qua, Trạm BP Cốc Nam đã mua trên 50 kg than hoa, cung ứng cho các điểm chốt ở Hang Dơi, Gốc Bưởi, Gốc Nhãn, đường 389. Trong lúc thời tiết khắc nghiệt này, có nhiều cán bộ, chiến sĩ khỏe xung phong trực thêm giờ, ngày thay cho những chiến sĩ trẻ, mới...".
Nhiều người dân ở xứ Lạng tăng cường vật dụng để chống chọi với rét buốt kéo dài; tại chợ đầu mối Kỳ Lừa, Đông Kinh (TP Lạng Sơn), Đồng Đăng (huyện Cao Lộc), Tân Thanh (huyện Văn Lãng), các mặt hàng như: Chăn lông vũ, túi, lò sưởi, áo béo, găng tay, khăn, mũ mùa đông gần như "cháy chợ".
Theo 24h
Đốt lửa chống rét giữa đêm đông Hà Nội Đêm xuống, ngoài trời lạnh 8-9 độ C kèm mưa phùn khiến những xe ôm, bốc vác, bảo vệ, bán hàng rong phải đốt lửa để chống lại cái rét buốt. Người ra đường vắng vẻ khiến hàng quán cũng lại thêm đìu hiu. Dù trời mưa phùn, rét cóng nhưng anh Hoàn (Hà Tây cũ) vẫn ngồi bên đường với nồi ngô...