Xem để biết tại sao chị em lại “xa lánh” anh em
Xem xong loạt ảnh chúng ta nhận ra được phần nào câu hỏi vì sao các chị em hay “ xa lánh” anh em.
Cách chống nắng tốt nhất là “ kín người”.
Chào chụy em, có thấy tôi “ dễ thương” không?
Phải đầu tư hẳn cái bốt điện thoại riêng luôn.
Haha, từ nay anh đây có gấu rồi nha.
Có “gấu” rồi mà mọi người vẫn cứ bảo tôi ế là sao?
Phải tranh thủ mới mong hết việc nhanh được.
Ai cũng muốn quay về với tuổi thơ thì lấy đâu ra người lớn.
Video đang HOT
Này boss, liệu vợ tôi có tìm ra chúng ta không?
Người ta đang ngủ mà chụp ảnh “dìm hàng” hả?
Khi thanh niên FA hẹn hò “lãng mạn”.
Làm gì mà bí mật thế ông anh.
Không phải cái gì cũng “nhại” lại được đâu.
Ủ uôi, anh nhìn gì kinh thế?… làm người ta ngại à.
Muốn có nhà riêng quá đơn giản nhé.
Ngồi cả ngày rồi mà chả có con nào cắn câu.
Chém Gió
Theo Dân việt
Ấm lòng khi mẹ chồng bảo: 'Tham việc vừa chứ, tranh thủ đặt lấy cặp vé, Tết đưa thằng Bi về thăm ông bà ngoại, mùng 4 quay ra làm cỗ là được rồi!'
Ngày Linh đưa tôi về ra mắt gia đình anh, tôi đã có dự cảm rằng, con đường này không bằng phẳng chút nào. Ngay từ đầu mẹ Linh đã không thích tôi ra mặt. Bà thẳng thắn bảo:
- Bác không thích con dâu xa.
Nhưng thực ra đấy cũng chỉ là lý do. Sâu xa hơn, theo lời Linh kể:
- Là vì mẹ đã nhắm cho anh một cô bác sỹ sĩ cực kỳ môn đăng hộ đối.
Tôi biết Linh vốn chẳng có ý gì nên anh mới kể cho tôi nghe chuyện đó. Nhưng cũng thấy buồn lắm, lại nghĩ đến cái bằng cao đẳng của mình, từ lúc ra trường còn chưa xin được việc làm...
Ảnh minh họa
Giằng co đưa đẩy mãi đến 3 năm yêu nhau, chúng tôi mới làm được đám cưới. Là kết quả của việc: bác sĩ bảo cưới.
Đám cưới đương nhiên không vui vẻ gì. Mẹ Linh phải rất cố gắng để giữ phép lịch sự tối thiểu. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần để chấp nhận sự lạnh nhạt nhưng tôi vẫn phải nhiều phen khóc thầm vì thái độ "coi con dâu như khách" của mẹ chồng.
Bà luôn gọi con dâu là "chị" xưng "tôi" chứ không "mẹ" , "con" như ở những gia đình khác.
Thời gian đầu tiên tôi mới từ Nam ra Bắc, vừa nghén ngẩm vừa không có việc làm, thế nên chỉ ở nhà cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp. Mẹ chồng sáng sáng vẫn đi làm, đến bữa mới về ăn uống. Bà không bao giờ nói cho tôi biết bà thích món gì, không thích món gì. Thế nên tôi cứ phải tự đoán, tự nấu... Đến bữa cơm thì lại nơm nớp lo lắng, quan sát sắc mặt của mẹ chồng.
Sau đám cưới, mọi việc nội trợ mẹ đều "nhường" cho tôi một tay quán xuyến. Thế nhưng biết mình là "người mới" mọi thứ chưa quen thuộc nên nhất cử nhất động tôi đều hỏi ý kiến của bà. Góc nhà đồ cũ chất đống lưu cữu hàng chục năm, mẹ chồng phải gật đầu đồng ý trước thì tôi mới dám dọn. Ngoài vườn có mảnh đất bỏ trống, tôi cũng xin phép bà trước mới dám trồng mấy cây rau, cây hoa...
Khi qua giai đoạn ốm nghén 3 tháng, tôi bắt đầu nhập quần áo về bán hàng online đồng thời xin phép nhà chồng cho đi học một lớp trung cấp dược. Chồng tôi ướm trước với mẹ:
- Nhà con đi học để sau này về phòng khám của nhà đỡ đần, quán xuyến phụ cho mẹ đỡ vất vả nha.
Mẹ chồng tôi không nói "không" cũng không nói "được". Bà im lặng xem như đồng ý rồi.
Thấm thoắt cũng đến ngày tôi sinh. Một thằng cu giống bố như tạc đã đem lại nụ cười cho ông bà nội. Nhưng không khí xa cách giữa mẹ chồng - nàng dâu vẫn không được cải thiện là mấy. Trên danh nghĩa tôi vẫn là phận "tầm gửi", dù việc buôn bán qua mạng đã túc tắc đem lại thu nhập đủ để tôi không phải dùng đến tiền của chồng.
Từ ngày có con tôi bận bịu hơn. Một nửa ngày tôi ở nhà chăm con, nửa ngày còn lại thì soạn sẵn sữa, cháo, bỉm để con ở nhà với ông nội, rồi lại tất tả phóng xe đến lớp, hoàn thành nốt khóa học của mình. Chiều tối về, trong lúc vừa trông con tôi vẫn cố gắng hoàn thành nghĩa vụ cơm dẻo canh ngọt.
Trong cái guồng quay ấy, có những lúc tôi cũng thấy rất mệt không chịu nổi. Thật may là sự cố gắng của tôi hình như cũng lọt vào trong mắt mẹ chồng. Thỉnh thoảng bà mời:
- Cam tôi vừa mua đấy, chị ăn đi nhé!
Xa cách thế nhưng tôi cũng đã thấy ấm lòng. Nó chính là cách quan tâm của mẹ chồng tôi, dù không dịu dàng dễ nghe, nhưng thật bụng.
Ngày tôi tốt nghiệp, con trai đã được 2 tuổi. Tôi đem con gửi nhà trẻ gần phòng khám rồi nhẫn nại từng ngày đứng cạnh mẹ chồng quan sát bà bán thuốc, đọc đơn và tư vấn cho khách hàng. Có lần tôi nghe mẹ chồng nói với bố chồng:
- Từ ngày có nó về phòng khám cũng quy củ, nề nếp. Mấy đứa nhân viên hay trốn việc sợ bằng phép...
Mưa dầm thấm lâu, có những ngày hội hè, tôi chủ động đề nghị mẹ chồng nghỉ việc để đi chùa chiền, du lịch với bạn bè cho khuây khỏa. Tôi lại tạo ra thêm những cơ hội để bà được nghỉ ngơi, đầu óc nhẹ nhõm, chơi với cháu nội.
Dạo này, tôi để ý thấy mẹ chồng đã không còn gọi tôi là "chị" nữa. Thay vào đó là "cái Vy" hay "mẹ thằng Bi".
Năm nay, còn cách Tết cả 2 tháng trời, mẹ chồng đã gióng giả với tôi: "Mẹ Bi tham việc thì cũng vừa thôi. Tranh thủ thời gian mua lấy đôi vé máy bay kẻo mua muộn lại hết. Tết này vợ chồng con cái đưa nhau vào Nam thăm ông bà ngoại. Mùng 4 có mặt ở nhà làm cỗ mời họ là được rồi!".
Lạ chưa, câu nói đơn giản của mẹ chồng, thế mà lại khiến cho tôi muốn khóc!
Theo WTT
Thương vợ bầu 8 tháng, chồng tranh thủ 1h nghỉ trưa về rửa bát cho vợ vô tình biết được mình là "người đổ vỏ"... Chẳng sợ vất vả, Huy phi xe về nhà rửa bát cho vợ bầu nhưng nào ngờ khi cánh cửa vừa hé ra anh lại sốc khi chứng kiến cảnh đau lòng. Từ ngày vợ bầu bí đến giờ, Huy chăm vợ ghê lắm. Lúc nào đi làm về là anh cũng xắn tay áo vào bếp làm cơm cho vợ ăn không...