Xem dấu tích kiến trúc nghìn năm mới phát hiện trong Hoàng thành Thăng Long
Năm 2016, khảo cổ học tiếp tục phát hiện nhiều kiến trúc thời thời Lý (thế kỷ 11 – 12), thời Trần (thế kỷ 13 -14), thời Lê (thế kỷ 15 – 16) và thời Nguyễn (thế kỷ 19 – 20) với bố cục, quy mô to lớn và kỹ thuật xây dựng rất công phu, đậm nét cung đình. Đây là một trong những khu vực quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc Hoàng Thành Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.
Toàn cảnh hố khai quật di tích khảo cổ trong năm 2016 hiện đã mở cửa cho khách vào tham quan tại Hoành Thành Thăng Long.
Dấu tích đường đi thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) xuất lộ phía Nam khu vực khai quật dài 5m, rộng 1,3m. Mặt đường lát gạch vồ màu xám, nhô cao ở giữa, vát dần đều sang 2 bên. Góc đường xây gạch cắt vát góc tạo tính mỹ quan cho công trình.
Dấu tích cống nước thời Lê Sơ, thế kỷ 15 – 16.
Dấu tích móng cột thời Lê Sơ, thế kỷ 15 -16.
Dấu tích sân gạch thời Lý, thế kỷ 11 – 12.
Video đang HOT
Một khách tham quan đang nhìn xuống dấu tích sân gạch thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Mảng sân rộng 5,6m, từ sân Đoan Môn đến đầu hồi kiến trúc hành lang. Đến thế kỷ 18, di tích này đã bị phá hủy để mở rộng kiến trúc hành lang sát với chân cổng Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long.
Nền gạch thời Lê Sơ (thế kỷ 15 – 16). Vị trí này nằm trong dấu tích hành lang phía Tây, thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17). Hành lang bắt đầu từ Đoan Môn kéo dài sang phía Tây rồi bắt góc chạy lên phía Bắc bao quanh sân Đan Trì và điện Kính Thiên, thời Lê (thế kỷ 17 -18).
Hành lang này cấu trúc có 4 hàng cột chiều Đông – Tây, dài 30m gồm 6 gian, chiều Bắc – Nam dài 53m lên phía Bắc. Theo ước tính của khảo cổ học hành lang này có trên 30 gian.
Toàn cảnh dấu tích hành lang phía Tây thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.
Dấu tích hành lang phía Tây giai đoạn mở rộng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 18.
Khu vực phát hiện khảo cổ dấu tích kiến trúc thời Lý, thế kỷ 11 – 12.
Dấu tích nền gạch thời Lý, thế kỷ 11 – 12.
Tại đây đã tìm thấy 2 dấu tích kiến trúc thời Lý nằm chồng lên nhau. Kiến trúc giai đoạn sớm (1) xuất lộ 12 móng cột hình vuông (1,3m x 1,4m) gia cố bằng vật liệu sét, sỏi.
Nhiều tầng lớp di tích qua các thời kỳ tại khu vực phát lộ kiến trúc thời Trần, thế kỷ 13 – 14.
Khu vực dấu tích dải nền trang trí kiểu “hoa chanh” thời Trần, thế kỷ 13 – 14. Dải nền này vẫn còn tiếp tục phát triển về phía Đông và phía Tây. Qua các di tích thời Trần đã khai quật và nghiên cứu, diềm trang trí “hoa chanh” thường là trang trí bao quanh nền kiến trúc, tường bao hay đường đi. Đây là một kiểu kiến thức trang trí đặc trưng và phổ biến của kiến trúc hoàng cung thời Trần.
Dấu tích cống nước lớn thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Cống nước được xây dựng ngang theo chiều Đông – Tây, thoát nước cho toàn bộ sân Đan Trì rộng 12.000m2 và các kiến trúc lớn trong khu vực điện Kính Thiên. Khi khảo cổ học phát hiện, thành cống đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại phần đáy lách bằng gạch vuông và gạch chữ nhật màu đỏ. Căn cứ vào địa tầng và vật liệu, cống nước được xây dựng vào thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Đến thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng có sử dụng lại xây thành cống cao hơn và đặt các phiến đá làm nắp cống.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Chủ tịch nước dâng hương khai Xuân tại Hoàng thành Thăng Long
Sáng 5/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương khai Xuân Đinh Dậu 2017 tại Hoàng thành Thăng Long.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo Trung ương và Hà Nội đã đến dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước. (Ảnh: VietNamnet)
Sau khi thực hiện nghi lễ dâng hương tại khu vực thềm Rồng điện Kính Thiên khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham gia nghi lễ thả chim phóng sinh.
Lễ dâng hương khai Xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống như rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa Rồng, trống hội. Ngay từ sáng sớm, đoàn rước kiệu gồm 4 kiệu võng và 1 kiệu hóa với sự tham gia của hơn 300 người được tập kết tại sân Đoan Môn, tiến vào sân Rồng điện Kính Thiên, dâng lễ lên điện Kính Thiên theo đúng nghi thức truyền thống.
Kiệu thánh được rước từ 4 ngôi đền, đình thời Linh Lang Đại Vương, vị thần trấn Tây kinh thành Thăng Long, tương truyền đã có công giúp vua Lý đánh giặc ngoại xâm. Đó là đền Voi Phục (phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ), đình đền Hào Nam (quận Đống Đa), đình Cống Vị và đình Kim Mã Thượng (đều thuộc quận Ba Đình).
Chương trình được bắt đầu bằng màn múa Rồng của các nghệ nhân làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì), nêu cao tinh thần thượng võ và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tiếp đến là màn biểu diễn trống hội Thăng Long của các nghệ nhân làng Yên Hòa (quận Cầu Giấy) thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Nghi lễ dâng hương được các đội tế nam đình Kim Mã Thượng (quận Ba Đình), đội dâng hương nữ Liên chi hội di sản văn hóa Hoàng Mai thực hiện trang trọng, thể hiện lòng thành kính, biết ơn các bậc vua sáng, tôi hiền đã có công xây dựng nền văn hiến Thăng Long.
Tham gia lễ dâng hương khai Xuân, ông Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long chia sẻ: Lễ dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long là một hoạt động có tính truyền thống. Trước đây, nhân ngày Xuân các đời vua bao giờ cũng có lễ dâng hương để dâng lên trời đất, tổ tiên, cầu mong sự tốt lành, cầu cho quốc thái dân an và đó cũng là không khí vui Xuân. Những năm gần đây, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục tổ chức lễ dâng hương khai Xuân để khởi đầu năm mới, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội.
Cùng với lễ dâng hương khai Xuân, tại Hoàng thành Thăng Long còn diễn ra các hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn rối nước, âm nhạc dân gian...
Đinh Thị Thuận
Theo TTXVN
Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành Thăng Long đang được "khoác áo mới" bằng cách quét vôi ve màu vàng. Công việc quét vôi ve cho Đoan Môn được thực hiện từ giữa tháng 12/2016, dự kiến xong trước 23 tháng Chạp. Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội cho biết: "Lớp vôi...