Xem dàn máy móc khủng của nông dân trồng ớt… lấy hạt
“Làm nông bây giờ không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ làm những việc đơn giản, phần còn lại, máy móc lo hết!”, ông Đoàn Huỳnh Thông (ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) vui vẻ chia sẻ về việc áp dụng máy móc vào sản xuất tại cơ sở Chánh Phong.
Ông Thông là một trong những nông dân xuất sắc, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dung dịch xử lý hạt giống ớt được ông Thông pha sẵn khi vận hành máy
Ở cơ sở Chánh Phong hạt ớt, hạt dưa leo, hạt bầu hạt bí… dù ngắn dài méo tròn đủ kích cỡ nhưng ở cơ sở hạt giống Chánh Phong do ông Thông làm chủ, mọi thứ đều trở nên tròn đều như nhau. Đó là nhờ ông Thông đang sử dụng một chiếc máy xử lý hạt giống được nhập khẩu từ Hà Lan.
Cho hạt giống vào máy xử lý
“Chiếc máy này khi vận hành sẽ bọc một lớp thuốc bảo vệ hạt giống từ bên ngoài và kích thích hạt giống nảy mầm khỏe hơn, đồng thời, áo một lớp bột để tất cả hạt giống trở nên có kích cỡ như nhau, thuận tiện cho việc gieo hạt bằng máy móc”, vừa đưa chúng tôi đi thăm quan khu nhà xưởng lỉnh kỉnh những máy lớn máy nhỏ, ông Thông vừa chia sẻ.
ÔNg Thông tự tay vận hành chiếc máy nhập khẩu từ Hà Lan
Bên cạnh chiếc máy “mặc áo cho hạt giống”, ông Thông còn có rất nhiều máy móc khác, hỗ trợ công việc làm nông của gia đình, từ khâu trộn đất, chuẩn bị nguyên liệu để gieo hạt đến hệ thống tưới nhỏ giọt kèm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đo đếm “ sức khỏe” của cây…
Đặc biệt, hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của Chánh Phong được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau.Khi vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nước, phân bón và các chất dinh dưỡng cho cây chứ không để bị dư thừa như khi canh tác bằng phương pháp truyền thống.
Video đang HOT
Hạt giống Chánh Phong mang lại doanh thu gần 10 tỷ đồng mỗi năm
“Nhờ đó, lượng phân, thuốc, nước sử dụng giảm được 70% mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời cũng giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo”, ông Thông cho biết.
Ông Thông chia sẻ, từ ngày bắt tay đầu tư vào nông nghiệp, ông luôn tận dụng các cơ hội để tìm hiểu, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Dù không hiểu rành rọt về “cuộc cách mạng 4.0″ mà xã hội đang quan tâm, nhưng với ông Thông, việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết.
Lao động vận hành hệ thống máy đóng gói, in nhãn… tại cơ sở Chánh Phong
Ông cho biết, dù là làm nông nhưng hiện nay, nhiều nông dân không còn sợ mưa sợ nắng, sợ “ông trời” ỏng eo nhờ có hệ thống nhà lưới, nhà màng và các hệ thống tưới tiết kiệm. Như ở trang trại của ông, lao động nông nghiệp nhưng làm việc như các công nhân trong nhà xưởng, có chăng, lao động nông nghiệp thì có môi trường làm việc thỏa mái hơn, tinh thần thư giãn hơn…
Trước đó, năm 2010, khi được cấp phép đầu tư vào Khu NNCNC TP.HCM, Chánh Phong đã xây dựng hệ thống nhà lưới nhà màng theo công nghệ từ Israel gồm các trang thiết bị rất hiện đại và khép kín từ khâu đầu vào đến đầu ra với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng.
Tại đây, Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Theo đó, cây cho hoa cái, hoa đực và được thụ phấn, đậu trái… theo ý đồ của con người. Nhờ đó, tỉ lệ đậu trái cao, cây khỏe, chất lượng trái tốt…
Kiểm tra cây giống tại vườn ươm
Cũng nhờ hệ thống nhà lưới, nhà màng này, các loại cây trồng tại trang trại vừa không bị lẫn tạp vừa không nhiễm sâu bệnh từ bên ngoài. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa chi phí giá thành nhờ giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm chi phí nhân công…
Hiện Chánh Phong đang tự nghiên cứu và sản xuất được khoảng trên 10 loại giống rau, củ, quả chất lượng cao như: ớt hiểm, ớt sừng, dưa leo, khổ qua, cà tím… với điều kiện trồng trong nhà màng nên không bị lẫn tạp và cho ra sản phẩm hạt giống tốt nhất.
Theo Danviet
Chuyện lạ có thật: Thu chục tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ớt...lấy hạt
Ông Huỳnh Đoàn Thông (ngụ xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM) nổi tiếng là người sản xuất giống ớt, rau củ quả... sánh ngang các doanh nghiệp tên tuổi trong vùng. Nhờ kỹ thuật trồng ớt lấy hạt làm giống, cơ sở hạt giống Chánh Phong của ông Thông mỗi năm cho doanh thu 10 tỷ đồng từ việc sản xuất kinh doanh hạt giống, lợi nhuận xấp xỉ 3 tỷ đồng.
Ngoài trồng ớt, ông Thông còn làm các loại giống rau như cải, bầu, bí, đậu các loại. Đặc biệt, mới đây, ông đã nghiên cứu và lai tạo, thử nghiệm thành công giống dưa lưới, được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng.
Giống ớt Chánh Phong cho trái thẳng, cay, thơm...
Ông Thông cho biết, Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Cùng với đó là hệ thống bón phân, tưới nước nhỏ giọt cũng hoàn toàn tự động và cơ giới hóa 100%. Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của công ty cũng đã được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau.
Do vậy, trong quá trình vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nhu cầu cây trồng chứ không bị dư thừa, giảm được 70% lượng phân, thuốc, nước mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo.
Trước khi mang ra vườn trồng, hạt giống được ươm ở vườn ươm, trong những khay giá thể được chuẩn bị sẵn.
Ông Thông kiểm tra chất lượng cây con tại vườn ươm
Nghe thì đơn giản nhưng quá trình ngiên cứu, lai tạo và thử nghiệm để có hạt giống ra thị trường của ông Thông phải tính bằng những năm tháng dài. Như giống ớt hiểm, ông bắt tay vào nghiên cứu năm 2004 nhưng đến năm 2010 mới có sản phẩm ra thị trường, hay như giống dưa lưới gần đây, Chánh Phong mất gần 4 năm nghiên cứu và trồng thử nghiệm để có hạt giống với các đặc tính tốt nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Ông Thông chia sẻ, hạt giống tốt thì tỉ lệ nảy mầm phải trên 95%, như vậy sẽ giảm được chi phí mua hạt giống của nông dân, ngoài ra, tỉ lệ nảy mầm cao thì sự đồng đều của cây trồng trên đồng cũng tốt hơn, thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa.
Tỉ lệ nảy mầm cao giúp cây con đồng đều, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa cũng như giảm chi phí giá thành
Cơ sở Chánh Phong của ông Thông sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất, do đó, từng hoa cái của cây phải được thụ phấn riêng biệt, đảm bảo tỉ lệ đậu trái theo ý đồ của người trồng.
Mỗi luống cây có lịch theo dõi và chăm sóc riêng biệt
Ngoài ớt, ông Thông còn làm các loại giống khác như bầu, bí, dưa lưới...
"Khi nông dân đến mua hạt giống là bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu thứ cần chi tiêu cho gia đình từ tiền ăn uống, học phí cho con, giỗ quảy cưới hỏi... đều trông chờ vào mảnh ruộng, chưa kể tiền vốn đầu tư có khi nông dân phải vay ngân hàng. Hạt giống không tốt thì không thể làm lại từ đầu được, vì nông dân thất thu, cả mùa vụ đó sẽ không có nguồn thu nào khác để bù vào các nhu cầu của gia đình", ông Thông nhìn nhận.
Theo Danviet