Xem dàn máy bay quân sự TQ tự sản xuất
2012 có thể được xem là năm ghi nhận nhiều phát triển to lớn và ấn tượng của không quân Trung Quốc với nhiều hệ thống vũ khí mới trình làng.
Trong ngắn hạn, hệ thống vũ khí mới này có thể không lập tức chuyển sang khả năng tác chiến. Tuy nhiên, cường độ phát triển này cho thấy Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, tạo được nhiều đột phá quan trọng và nước này cũng đang đầu tư đáng kể cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ nội địa.
Trung Quốc đang ngày càng tỏ rõ sự tự tin trong việc thiết kế, sản xuất và xuất khẩu các máy bay quân sự, hệ thống điện tử hàng không và đạn dược hiện đại của riêng mình. Bắc Kinh đã đạt được tiến bộ về phá vỡ sự phụ thuộc vào hệ thống nước ngoài, gồm cả động cơ. Trong khi đó, Không quân (PLAAF) và Hải quân (PLANAF) Trung Quốc tiếp tục có những bước đi quan trọng hướng tới tích hợp các hệ thống hiện đại, phát triển học thuyết mới và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Nhiều khả năng tấn công và phòng thủ không quân tinh vi hơn chắc chắn sẽ tạo nên những tác động to lớn đối với khu vực.
Dưới đây là những phát triển đáng chú ý của không quân Trung Quốc trong năm 2012:
1. Máy bay vận tải Y-20
Những hình ảnh đầu tiên của nguyên mẫu máy bay vận tải chiến lược 4 động cơ Y-20 của Tổng công ty công nghiệp máy bay Tây An (XAC) xuất hiện vào cuối tháng 12. Đây dường như là mẫu thử nghiệm được trang bị 4 động cơ D-30K của Nga. Y-20 được cho là sẽ giống với mẫu máy bay Ilyushin Il-76.
2. Chiến đấu cơ tàng hình J-21
Video đang HOT
Chiến đấu cơ tàng hình J-21 hay còn được gọi là máy bay đa nhiệm tiên tiến (AMF) của Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương (SAC) đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/2012. Trong khi đó, các chuyến bay thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAC) vẫn tiếp tục diễn ra với một mẫu thử nghiệm thứ ba dự kiến sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động.
3. Máy bay J-15
Máy bay chiến đấu J-15 “Flying Shark” (cá Mập bay) của SAC dành trang bị riêng cho tàu sân bay đã hoàn thành một loạt các chuyến bay thử nghiệm thành công trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh. Một vài mẫu đã được thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay này. Phiên bản J-15 hai chỗ ngồi cũng đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên.
4. Máy bay SAC J-16
Ít nhất 2 nguyên mẫu SAC J-16, biến thể của máy bay tấn công đa nhiệm 2 chỗ ngồi J-11B – phát triển dựa trên Sukhoi Su-27, đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm. Đây sẽ là dòng máy bay cùng loại với Boeing F-15E Strike Eagle và Sukhoi Su-30. J-16 dự kiến sẽ được trang bị nhiều loại đạn định hướng chính xác do Trung Quốc tự chế tạo và sẽ có các khả năng vượt trội hơn so với XAC JH-7A, loại máy bay tấn công 2 chỗ ngồi hiện đang được biên chế cả cho PLAAF và PLANAF.
5. Máy bay CAC J-10B
CAC J-10B, phiên bản tiên tiến của J-10 nổi bật với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), chống tác chiến điện tử (ECM) cải tiến, và hệ thống giảm tiết diện phản xạ radar (RCS) đang bước vào giai đoạn tiền sản xuất. Sau nhiều lần thử nghiệm một số nguyên mẫu, dự kiến ít nhất 4 chiếc sẽ được chuyển giao cho PLAAF. J-10B sẽ được sản xuất hàng loạt thay cho J-10A hiện nay.
6. Máy bay vận tải Y-9
Máy bay vận tải hạng trung Y-9 của Công ty máy bay Thiểm Tây đã được biên chế cho PLAAF trong năm nay và dự kiến sẽ tăng cường các khả năng không vận chiến lược và chiến thuật cho lực lượng không quân Trung Quốc.
7. Phương tiện bay không người lái (UAV)
Triển lãm không quân Chu Hải năm 2012, Trung Quốc đã trình diễn một loạt các dự án quân sự và dân sự, trong đó phô diễn nhiều tiến bộ ở lĩnh vực phát triển phương tiện bay không người lái.
8. Trực thăng tấn công Z-10 và Z-19
Cả hai loại trực thăng tấn công Z-10 và Z-19 đã được Trung Quốc đưa vào sản xuất hàng loạt kể từ cuối năm ngoái và đang được triển khai cho nhiều đơn vị quân đội. Z-10 của Tổng công ty Công nghiệp máy bay Changhe là loại trực thăng tấn công đầu tiên của Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 2003 và tương đương với các thiết kế của phương Tây như Agusta A129 Mangusta. Trong khi đó, Z-19 của Tập đoàn Công nghiệp Harbin là một máy bay trực thăng tấn công nhẹ hơn so với Z-10, cất cánh lần đầu tiên vào năm 2010. Z-19 được thiết kế dựa trên dòng trực thăng đa nhiệm Z-9, có nguồn gốc từ AS365 Dauphin của Pháp.
Theo 24h
Chiến đấu cơ tự chế cho tàu sân bay Trung Quốc có tầm xa 3.000km
Chiếc chiến đáu cơ J-15, mới đây thực hiện thành công cú hạ cánh trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng bay xa khoảng 3.000km mà không cần tiếp nhiên liệu và có khả năng không đối hạm mạnh, giới chức trách Trung Quốc cho hay.
Chiến đấu cơ J-15 đã cất và hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Zhang Junshe, phó giám đốc Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho biết với tờ Nhân dân Nhật báo (People's Daily) rằng vụ cất cánh và hạ cánh thành công của J-15 là dấu hiệu rõ ràng cho thấy khả năng chiến đấu của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang tăng lên.
Máy bay cho tàu sân bay là một biểu tượng quan trọng cho khả năng chiến đấu của tàu sân bay, ông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Zhang, J-15 là thế hệ máy bay chiến đấu cho tàu sân bay đầu tiên do nước này tự phát triển. Đây cũng là thế hệ chiến đấu cơ thứ ba có khả năng chiến đấu không đối hạm mạnh mẽ và có tốc độ siêu thanh. Ngoài ra, chiến đấu cơ còn được trang bị nhiều loại tên lửa không đối hạm và không đối không tầm xa.
J-15 có khả năng bay khoảng 3.000km mà không cần tiếp nhiên liệu và vì vậy có khả năng chiến đấu tầm xa, tờ People's Daily cho hay. Sau khi máy bay hạ và cất cánh thành công trên tàu sân bay, hải quân Trung Quốc giờ đây sẽ thử nghiệm các thành tố khác cấu thành nhóm tàu sân bay có thể tham chiến.
Theo Dantri
Vật thể bay bí hiểm tại biên giới Ấn - Trung Theo tờ India Today, giới chức Ấn Độ đang đau đầu tìm hiểu thực chất của hơn 100 vật thể bay không xác định (UFO) được phát hiện trên lãnh thổ Ấn Độ giáp giới Trung Quốc trong những tháng gần đây. Các đơn vị biên phòng của Ấn Độ liên tục gửi báo cáo về các UFO bí hiểm được cho là...