Xem ‘Chàng vợ của em’ trên online
Như đã hứa hẹn, truyền hình internet Clip TV lại tiếp tục không làm cho người hâm mộ điện ảnh Việt phải chờ đợi, khi phát hành bộ phim ăn khách Chàng vợ của em.
Theo thông tin đó, kể từ ngày 28/12/2018 (sau khoảng 3 tháng phát hành tại rạp) khán giả đã có thể xem độc quyền phim Chàng vợ của em trên tất cả nền tảng dịch vụ của Clip TV. Tác phẩm do Charlie Nguyễn đạo diễn, được chuyển thể từ tiểu thuyết Busy Woman Seeks Wife của Annie Ashworth và Meg Sanders. Câu chuyện xoay quanh Hùng (Thái Hòa đóng) – một chủ hiệu sách cũ giỏi nội trợ, sống cùng em gái tên Ngọc ( Thanh Trúc đóng). Ngọc nhận lời giúp việc nhà cho nữ doanh nhân Mai (Phương Anh Đào đóng) nhưng không đủ sức đảm đương khối lượng công việc nên cầu cứu anh trai. Trong quá trình làm việc, Hùng bắt đầu có tình cảm với Mai.
Poster Chàng vợ của em
Kịch bản nhanh chóng đưa nhân vật vào hoàn cảnh trớ trêu để tạo tiếng cười. Từ việc Hùng đến làm trong những giờ Mai đi vắng, đồng thời giả làm em gái nhắn tin với Mai để giấu việc đổi người. Cho đến việc cô chủ (Mai) dần tâm sự những chuyện thầm kín, qua đó khai triển loạt tình huống hài bằng ngôn ngữ và biểu tượng ngộ nghĩnh trong tin nhắn. Ngoài ra, Hùng là người sợ chó nhưng phải chăm sóc chú chó cưng của Mai. Khi mẹ của Mai (Hồng Hạnh đóng) xuất hiện, phim có một lớp hài đáng nhớ qua thoại, cách sắp đặt tình tiết, vị trí nhân vật. Những tình huống kiểu “hiểu nhầm” này vốn là sở trường của Charlie Nguyễn và thường được khán giả hưởng ứng tốt.
Nhìn chung, đạo diễn và Thái Hòa chừng mực hơn trong gout hài của mình. Trước đây, các phim Tèo em, Để Mai tính 2 của họ ăn khách nhưng gây cười khá thô qua hình thể, nhân vật ngốc nghếch quá mức hoặc thoại nhạy cảm. Chàng vợ của em đã giảm bớt các yếu tố hài “người lớn”, ngoài một trích đoạn Thái Hòađể lộ thân thể nhưng tiết chế và phù hợp đường dây. Cảnh hài trong phim mới của đạo diễn Việt kiều không dày đặc về số lượng như trước nhưng chắc tay và duyên dáng hơn.
Tuyến truyện của Mai xoay quanh vấn đề nữ quyền và nêu quan điểm phản góc nhìn chính thống. Dù có nhan sắc quyến rũ, làm việc ở một tập đoàn lớn với mức lương cao, Mai vẫn thấy ngột ngạt khi sống trong thế giới của nam giới. Cô muốn được công nhận tài năng, có vị thế độc lập nhưng chỉ được nhiều người xem như một “phụ tá” xinh đẹp trong công ty.
Video đang HOT
Mai gạt bỏ giá trị cũ của phụ nữ – đảm việc nhà, chăm chồng con, lui về làm hậu phương – mà theo đuổi triệt để cuộc sống như một người đàn ông. Cô sẵn sàng bỏ bê, để nhà bừa bộn đến mức ngổn ngang để đi tìm thành công trong sự nghiệp. Quan điểm của nhân vật thể hiện rõ qua một đoạn nhắn tin, trong đó cô khẳng định tiêu chuẩn chọn bạn đời của mình là phải giỏi nội trợ, giống như đi kiếm một “chàng vợ”. Ở cảnh khác, Mai tranh luận với người sếp điển trai (Hứa Vĩ Văn đóng) gây tương phản thú vị về tư tưởng cũ và mới. Hình mẫu tất bật, hiện đại như Mai dễ gây đồng cảm với nhiều khán giả nữ Việt Nam. Tác phẩm cũng chọn cái kết với thông điệp cổ vũ thành công của phái nữ khi Mai hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Phim nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới chuyên môn và khán giả ngay ngày đầu khởi chiếu nên không ngạc nhiên khi Chàng vợ của em đạt doanh thu tốt. Theo tổng kết từ nhà phát hành, sau 11 ngày công chiếu, Chàng vợ của emđã bán được một triệu vé, thu hơn 70 tỷ đồng. Và sau đó, bộ phim đã chính thức lọt vào top 5 phim Việt có doanh thu cao nhất với 86 tỉ đồng.
Để có được thành tích đáng nể này, Chàng vợ của em đã phải vượt qua 2 đối thủ nặng ký là Tháng năm rực rỡ và Lật mặt: Ba chàng khuyết để góp mặt trong top 5 phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Đứng đầu top 5 ở thời điểm hiện tại là Em chưa 18 với 171 tỷ, tiếp sau đó là Siêu sao siêu ngố – 108 tỷ, Em là bà nội của anh – 102 tỷ và Để Mai tính 2 – 101 tỷ. Chàng vợ của em cũng là bộ phim duy nhất được chuyển thể từ một tiểu thuyết đình đám của nước ngoài với sự nhúng tay của biên kịch người Hàn Quốc. Trong khi đó, Em là bà nội của anh lại là bộ phim remake duy nhất đứng trong danh sách này.
Và hiện nay, sau 3 tháng chiếu rạp, khán giả đã hoàn toàn có thể xem bộ phim này tại Clip TV. Bên cạnh Chàng vợ của em tại Clip TV còn có nhiều bộ phim hấp dẫn, đặc sắc khác như Kế hoạch đổi chồng, Song Lang, Mùa viết tình ca, Ông ngoại tuổi 30, Mùa viết tình ca, Siêu sao siêu ngố…
Theo Thegioidienanh.vn
'Song Lang' thua phim hài, lãng mạn: Lần hiếm hoi 'nằm chiếu dưới' của phim cộp mác Ngô Thanh Vân
Khó có bộ phim nào vừa thể hiện tối đa tính nghệ thuật, vừa thành công về mặt thương mại, ngay cả những tác phẩm gắn mác Ngô Thanh Vân và có sự tham gia của "chàng thơ" màn ảnh rộng Isaac cũng không ngoại lệ.
Một trong hai bộ phim Việt Nam đang cạnh tranh trực tiếp trên màn ảnh rộng trong nước là Song Lang và Chàng vợ của em. Trong đó, Chàng vợ của em đánh dấu sự trở lại của bộ đôi đạo diễn - diễn viên ăn ý Charlie Nguyễn và Thái Hòa; còn Song Lang "cộp mác" nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, xoay quanh đề tài cải lương, đam mỹ, và có sự góp mặt của "chàng thơ" điện ảnh Việt - Isaac. Song, tác phẩm hài, lãng mạn của Thái Hòa và Phương Anh Đào đã trội hơn hẳn chuyện tình Isaac - Liên Bỉnh Phát về cả doanh thu và dấu ấn đối với khán giả.
Bộ phim hiếm hoi "cộp mác" Ngô Thanh Vân chịu ở thế yếu?
Trước khi thực hiện Song Lang, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân là bảo chứng vàng cho nhiều bộ phim điện ảnh, điển hình phải kể đến là Tấm Cám: Chuyện chưa kể và Cô Ba Sài Gòn. Hiếm có bộ phim nào không được CGV phát hành vẫn thu về con số doanh thu khả quan như Tấm Cám: Chuyện chưa kể; trong khi đó, Cô Ba Sài Gòn cũng trội hơn hẳn những đối thủ còn lại ở phòng vé, được khán giả yêu thích và đánh giá cao. Không những thế, kế hoạch dài hơi xây dựng nên "Vũ trụ điện ảnh cổ tích Việt Nam" của "đả nữ" cũng nhận sự ủng hộ mạnh mẽ từ người hâm mộ, hứa hẹn hàng loạt siêu phẩm "cộp mác" Ngô Thanh Vân trong tương lai.
Không ngoa khi khẳng định Ngô Thanh Vân và ê-kíp làm phim luôn có những kế hoạch truyền thông bài bản, thông minh trước và sau khi phát hành phim. Điều đó đem lại sự kì vọng lớn cho khán giả đối với Tấm Cám: Chuyện chưa kể,; và cũng khiến người xem phải nhắc mãi về hai bộ phim này ngay cả khi đã xem xong. Dự án phim Song Lang cũng không ngoại lệ, song đây là lần hiếm hoi, một bộ phim gắn mác nhà sản xuất Ngô Thanh Vân chịu thế yếu trong cuộc đua phòng vé.
Song Lang được truyền thông rầm rộ trước khi phát hành, nhận không ít đánh giá tích cực từ giới mộ điệu, song vẫn không đủ sức kéo khán giả ra rạp và dĩ nhiên, dự án phim thu về doanh thu không như kì vọng. Song dường như đây là kết quả mà cả đạo diễn Leon Lê và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã dự đoán và chuẩn bị sẵn tinh thần từ trước. Bởi, bộ phim lấy đề tài cải lương và đam mỹ vốn kén người xem lại trực tiếp cạnh tranh với hàng loạt phim Việt hài hước, dễ xem ra rạp cùng thời điểm.
Phim hài-lãng mạn Việt Nam vẫn thường ở "chiếu trên"?
Đối thủ phòng vé trực tiếp của Song Lang là bộ phim tình cảm, lãng mạn Chàng vợ của em. Dự án phim đánh dấu sự trở lại của "cặp bài trùng" đạo diễn Charlie Nguyễn - diễn viên Thái Hòa, và sở hữu điểm sáng là "nàng thơ" màn ảnh rộng Việt Nam 2018 - Phương Anh Đào. Chàng vợ của em là câu chuyện đáng yêu nhưng không kém phần ngọt ngào, có tinh thần nữ quyền chủ đạo và không quên nêm nếm những miếng hài duyên dáng, bớt tục, bớt thô của Thái Hòa. Tác phẩm đem đến cho khán giả một trải nghiệm nhẹ nhàng bằng kịch bản chắc tay với công thức đầy đủ, an toàn.
Và rõ ràng chỉ cần như thế, một bộ phim tình cảm-hài Việt Nam đã chiếm được tình cảm của khán giả trong nước. Điểm lại những dự án phim đã gia nhập "Câu lạc bộ trăm tỷ" của màn ảnh Việt như Em chưa 18, Để Mai tính 2, Em là bà nội của anh, Siêu sao siêu ngố; đây đều là các tác phẩm hài, lãng mạn, với công thức quen thuộc gồm câu chuyện thú vị, "phản ứng hóa học" ngọt ngào, những miếng hài duyên dáng, chừng mực và nữ chính xinh đẹp, tươi mới.
Thái Hòa đóng vai Hùng trong "Chàng vợ của em".
Bởi những bộ phim này hướng đến đông đảo khán giả hơn, đáp ứng mục đích chủ yếu của người xem là xem để cười, để giải trí, và Chàng vợ của em cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, Song Lang của Ngô Thanh Vân cùng lúc khai thác đề tài cải lương và đam mỹ vốn rất kén người xem. Dẫu phim đã tái hiện trọn vẹn một Sài Gòn những năm 1980, thời điểm mà cải lương len lỏi vào từng ngóc ngách, từng câu chuyện; thì vẫn không thể thu hút khán giả mọi miền ra rạp, vì đây là loại hình âm nhạc còn xa lạ với người xem miền Bắc, miền Trung.
Không những thế, từ những con hẻm nhỏ vắng lặng với tòa chung cư cũ kỹ, loang lổ, cho đến ánh đèn vàng vọt hắt lên hai số phận ngang trái trong Song Lang đều đem đến cho người xem một cảm giác trầm buồn, u uất. Mối quan hệ giữa hai người con trai và cái kết lưng chừng của bộ phim cũng làm khán giả hụt hẫng. Mặt khác, cảnh hôn bị cắt hay những tình tiết gây cười ít ỏi khó đáp ứng mục đích giải trí của người hâm mộ. So với các dự án phim hài, lãng mạn, Song Lang yếu thế là điều không khó lý giải.
Khó có bộ phim nào vừa thể hiện tối đa tính nghệ thuật, vừa thành công về mặt thương mại, ngay cả những tác phẩm gắn mác Ngô Thanh Vân và nam diễn viên Isaac. Tấm Cám: Chuyện chưa kể vẫn làm người xem choáng ngợp vì bối cảnh lộng lẫy và chuyện tình yêu ngọt ngào, Cô Ba Sài Gòn thu hút khán giả bởi yếu tố hài hước, giải trí lồng ghép vào thông điệp về áo dài. Chính vì thế, người hâm mộ Song Lang chỉ có thể mong rằng, tác phẩm sẽ giành những giải thưởng nghệ thuật, để đền đáp cho cố gắng của một ê-kíp tử tế, nghiêm túc làm nên câu chuyện nhiều ám ảnh về hai chàng trai yêu cải lương.
Theo Baomoi.com
Dù được khen hay chê, phim Việt vẫn luôn làm tốt thông điệp về gia đình Những bộ phim Việt Nam thời gian gần đây có thể nhận nhiều lời khen tích cực hoặc không được đánh giá cao; song, dường như yếu tố gia đình ở tác phẩm nào cũng nổi bật hơn cả, ngay cả trong dự án phim vướng không ít lùm xùm như "Chú ơi, đừng lấy mẹ con". Màn ảnh rộng Việt Nam thời...