Xem cấp cứu nạn nhân TNGT để “tởn tới già”
Ngày 30/8, hơn 80 bạn trẻ là thanh thiếu niên chưa ngoan, vi phạm Luật Giao thông đã đến thăm các nạn nhân bị tai nạn giao thông đang điều trị tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức ngoại thần kinh, Chấn thương sọ não và Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Cấp cứu nạn nhân tai nạn (Ảnh minh họa)
Tiếp xúc và tận mắt thấy những thương tích của nạn nhân, nghe tiếng kêu la đau đớn của người bị tai nạn giao thông đang điều trị, nhiều bạn trẻ bày tỏ suy nghĩ từ nay khi điều khiển phương tiện, sẽ luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông để không lâm vào hoàn cảnh tương tự.
Tại Khoa Cấp cứu, nhìn thấy một nạn nhân bị gãy chân sau tai nạn giao thông đang nằm quằn quại trên giường bệnh, bạn Ngọc Nam, nhà ở phường 2, quận 8, bộc bạch: “Nhìn những cảnh tượng này, em thấy run cả người. Giờ sắp tới, khi lái xe máy ra đường, em không dám vượt đèn đỏ, hay chen lấn, luồn lách chạy lấn tuyến những khi kẹt xe nữa…”.
Trong ngày tham quan, các bạn trẻ còn được nghe các bác sĩ nói chuyện về hậu quả của tai nạn giao thông; giao lưu, tìm hiểu những mẩu chuyện thực tế của các y bác sỹ trong công tác khám, chữa bệnh bệnh nhân; nghe các chiến sĩ cảnh sát giao thông phổ biến Luật Giao thông…
Video đang HOT
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình truyền thông An toàn giao thông năm 2013 do Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tại TP HCM tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống tai nạn giao thông trong thiếu niên. Từ đó giáo dục, cảm hóa thanh niên chậm tiến, thanh niên chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ.
Theo Nguyên Quốc
Lái xe phải có chứng chỉ sơ cứu TNGT
Muốn được cấp bằng lái ô tô hay xe máy, sẽ phải học lấy chứng chỉ kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020".
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Đề án là từ năm 2015, người nào được cấp mới giấy phép lái xe, phải có chứng chỉ về đào tạo kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông.
Theo đó, tới đây, các trường lái sẽ đưa nội dung đào tạo về sơ cứu tai nạn giao thông vào chương trình cấp giấy phép lái xe.
Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, tuần tra viên,... cũng sẽ được đào tạo về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông. Mục tiêu Đề án giai đoạn hai từ 2016 - 2020 là 100% cán bộ của lực lượng CSGT, TTGT và tần tra viên đều được kỹ năng cấp cứu cơ bản tai nạn giao thông.
Mặt khác, sẽ quy định bắt buộc tất cả các xe khách khi tham gia giao thông phải có vali cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.
Giai đoạn 2016 - 2020, Đề án cũng sẽ xây dựng đảm bảo tối đã mỗi 50km đường bộ cao tốc có một trạm cấp cứu tai nạn giao thông đủe điều kiện về nhân lực v trang thiết bị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bộ Y tế chủ trì và là cơ quan thường trực thực hiện Đề án này.
Từ năm 2015, muốn được cấp GPLX, phải học để lấy chứng chỉ sơ cứu TNGT (Ảnh minh họa)
Trước đó, trong Dự thảo "tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020", theo đánh giá của Bộ Y tế, năng lực cấp cứu TNGT tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Điều tra tại Từ Liêm (Hà Nội, 1999-2004) cho thấy, chỉ có 30% nạn nhân TNGT đường bộ được sơ cấp cứu tại hiện trường. Chỉ có 10% trường hợp được sơ cấp cứu bởi các nhân viên y tế.
Theo báo cáo giám sát tai nạn thương tích tại các bệnh viện (năm 2005-2006), có đến 55% bệnh nhân không được xử trí ban đầu ngay sau khi bị tai nạn. Nếu được xử trí ban đầu, chất lượng xử trí cũng rất thấp, chưa đúng kỹ thuật.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện Quân y 103, việc tham gia cấp cứu tại hiện trường có gần 92% được thực hiện do người đi đường. Chỉ gần 5% được nhân viên y tế cấp cứu tại hiện trường.
Mặt khác, kỹ thuật cấp cứu ban đầu là garo cầm máu cho thấy tỷ lệ đạt yêu cầu (ga rô đúng loại tổn thương động mạch, cầm được máu) chỉ chiếm hơn 15%, còn lại gần 85 % được ga rô nhưng vẫn chảy máu.
Theo thống kê từ Sở Y tế các địa phương, dọc các tuyến quốc lộ đều có trạm y tế nhưng nhiều trạm nằm xa đường quốc lộ. Phần lớn các trạm nằm ở khu tập trung đông dân cư, nhiều tuyến quốc lộ. Đường cao tốc mới mở có rất ít hoặc không có trạm y tế nằm dọc tuyến. Trình độ năng lực cấp cứu của các trạm y tế đều hạn chế, thiếu trang thiết bị cấp cứu, không có phương tiện vận chuyển cấp cứu.
Theo Khampha
Tổng lực cho an toàn giao thông Ủy ban ATGT quốc gia đã phát động Chiến dịch tuyên truyền và cao điểm xử lý vi phạm tốc độ, phát động giải thưởng "Vô lăng vàng" lần thứ nhất năm 2013. An toàn giao thông đang được các cấp chú trọng Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, 6 tháng đầu năm nay, số vụ, số người bị...