Xem cách TQ giáo dục trẻ mẫu giáo về virus corona
Trong khi dịch bệnh viêm phổi corona hoành hành tại Trung Quốc, các trường mẫu giáo đã có nhiều biện pháp nhằm giáo dục các em nhỏ về căn bệnh nguy hiểm này.
Trang Sohu đưa tin, một trường mẫu giáo tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã áp dụng phương pháp giáo dục hiệu quả cho các bé về căn bệnh viêm phổi, với hy vọng các em sẽ có ý thức hơn về căn bệnh này, cũng như sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Virus corona là một kẻ xấu. Ảnh: Sohu
Hắn rất thích sống trong cơ thể các loài động vật như dơi, chuột, chồn. Ảnh: Sohu
Khi dơi, chuột, chồn trở thành thức ăn cho con người, virus corona sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể chúng ta
Virus corona đang xâm nhập vào thế giới loài người
Chúng lan truyền qua các đường hô hấp, bắt tay và tiếp xúc với những đồ vật có khả năng bị nhiễm virus ở nơi công cộng
Video đang HOT
Không có sức khỏe và chế độ dinh dưỡng tốt sẽ khiến chúng ta mắc bệnh và nhập viện. Ảnh: Sohu
May thay, chúng ta có các ‘thiên thần áo trắng’ (bác sĩ) đang nỗ lực ‘chiến đấu’ với virus corona
Chúng ta cũng cần có chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe tốt để phòng bệnh. Ảnh: Sohu
Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý giữ vệ sinh, cũng như đeo khẩu trang khi ra ngoài
Đừng lo lắng, các ‘thiên thần áo trắng’ cũng rất lợi hại, giống như Tôn Ngộ Không đánh bại yêu quái
Có như vậy, bệnh viêm phổi corona sẽ không có cơ hội làm hại mọi người. Ảnh: Sohu
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Thấy con gái tự giác dậy sớm học bài, bố mỉm cười tới xoa đầu nhưng điếng người vì sự thật
Sáng tỉnh giấc, người bố rất bất ngờ khi cô con gái nhỏ đã tự giác ngồi học. Tuy nhiên, sự thật lại thật hài hước.
Trẻ nhỏ mẫu giáo hoặc mới vào tiểu học thường rất mải chơi, không thích học. Và việc các bé tự giác ngồi vào bàn làm bài tập dường như là điều "hiếm có khó tìm". Thậm chí, không ít trường hợp bố mẹ phải ngồi kè kè bên cạnh kèm cặp mới ép được các con vào khuôn khổ.
Tuy nhiên, ngày nay các bé thật sự lắm chiêu trò khiến bố mẹ cũng sửng sốt. Và khi phát hiện sự thật, bố mẹ cũng không biết nên khóc hay cười...
Ông bố vui mừng khi thấy con gái chăm chỉ học hành.
Trên internet gần đây xuất hiện câu chuyện về cô bé 6 tuổi rất chăm chỉ, tự giác, xứng đáng làm tấm gương cho những đứa trẻ khác. Người bố này kể lại, một buổi sáng tỉnh giấc, ông sửng sốt khi thấy con gái đã ngồi trước bàn học và vẫn mặc đồ ngủ.
Ông rất hạnh phúc, nở nụ cười thật tươi. Người bố cho rằng con gái mình sau 1 thời gian được bố mẹ dạy dỗ đã tiếp thu được và trở nên tự giác. Thật là triển vọng!
Thế nhưng nụ cười ấy đã tắt ngóm khi người bố tiến lại. Ông âu yếm xoa đầu con gái nhỏ và phát hiện chẳng phải con mình đang ngồi học. Bên trong bộ đồ ngủ màu vàng đó là con gấu bông nhằm tạo hiện trường giả. Ông bố không nói nên lời trước trò trước trò lừa đảo của con gái.
Nhưng sự thật khiến ông bố không biết nên khóc hay nên cười.
Còn dân mạng xứ Trung thì đưa ra nhiều bình luận đa chiều. Một số xuýt xoa khen ngợi đứa trẻ này có IQ cao nên mới nghĩ tới chiêu cao tay này: "Thật đỉnh quá", "Trí tuệ không tồi nha", "Dù không chăm chỉ nhưng cô bé có IQ tuyệt đấy", "Thật hài hước"...
Không ít dân mạng lại nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, cho hay: "Tôi từng như vậy khi còn trẻ", "Tôi thấy hình bóng mình trong cô bé này", "Tôi cũng từng chán học và phải nghĩ đủ trò để trốn đó"...
Bên cạnh đó, một số đưa ra bình luận nghiêm túc hơn. Họ cho rằng cha mẹ đã quá khắt khe nên cô bé 6 tuổi mới phải làm trò đó. Với học sinh tiểu học, học hành chỉ là chuyện nhỏ. Cha mẹ nên tạo niềm vui, sự hứng thú cho các bé nhiều hơn.
Với trẻ tiểu học, cha mẹ nên tìm cách khiến trẻ cảm thấy hứng thú với chuyện học hành hơn. (Ảnh minh họa)
Cha mẹ nên làm sao khi con không thích học?
1. Tạo môi trường học tập vui vẻ
Để trẻ thích việc học hơn cha mẹ hãy đừng đặt nhiều kỳ vọng, đừng khiến không khí trở nên nặng nề. Hãy khiến con học như chơi, chơi lồng ghép học, như thế con sẽ tự khắc bớt sợ hãi việc học bài, làm bài tập.
2. Cha mẹ chính là niềm cảm hứng
Cha mẹ nên là người tạo ra cảm hứng học hành cho con cái. Trẻ sẽ nhìn thái độ của cha mẹ, nên nếu cha mẹ có thái độ tích cực và tạo được cảm hứng cho con thì chắc chắn các bé sẽ không còn sợ học.
3. Không thúc ép, so sánh
Thái độ của cha mẹ đối với thành tích của con cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chuyện trẻ thích học hay không. Bản thân trẻ khi đi học cũng ý thức được mình cần phải học tốt, học giỏi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thông minh, học nhanh, nắm chắc. Nếu thành tích con chưa như mong muốn, cha mẹ lại thúc ép và so sánh càng khiến con bị tổn thương, chán ghét việc học mà thôi. Vì vậy, cha mẹ nên nhìn nhận vào khả năng thực tế của con để vạch ra các kế hoạch học tập phù hợp.
4. Khen thưởng và kỷ luật song hành
Dùng phần thưởng để con có động lực học tốt. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý khi thưởng. Bởi lẽ, việc làm này vô tình tạo cho trẻ suy nghĩ, học để được thưởng. Hãy xác định rõ với con việc học là của con, tốt cho bản thân con chứ không phải học để được thưởng.
Ngược lại, nếu như con đã cam kết hoàn thành bài học này trong buổi tối mà lại không xong, cha mẹ có thể đưa ra hình phạt. Chú ý không nên dùng đòn roi, lời nói gây sát thương. Kỷ luật có thể đơn giản là việc cắt đi những đặc quyền của con như xem TV, xem iPad, đi chơi vào cuối tuần...
Theo Helino
Hiệu quả của luật bỏ quyền miễn trừ tiêm chủng tại Mỹ Báo cáo công bố ngày 23/12 của một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) cho thấy số trẻ em được tiêm chủng các loại vaccine phòng bệnh tại bang California đã tăng đáng kể sau khi luật hủy bỏ miễn trừ tiêm chủng có hiệu lực. Tuyên truyền tiêm chủng vaccine phòng ngừa bệnh sởi tại Los Angeles, bang...