Xem “bóng hồng” đu dây… học tự cứu mình trong đám cháy
Hàng loạt những kỹ năng thoát nạn trong hỏa hoạn đặc biệt “khó”, được Cảnh sát PC&CC hướng dẫn cho những bạn trẻ.
Sáng 29-9, Đoàn cơ sở Phòng CS PC&CC Long Biên – Sở CS PC&CC TP Hà Nội
và Đoàn phường Đức Giang (quận Long Biên) đã phối tổ chức “Ngày hội thanh niên với công tác PCCC”
Đây là một hoạt động thiết thực của Phòng Cảnh sát PC&CC Long Biên
hưởng ứng ngày “Toàn dân PCCC” 4-10
Đoàn viên thanh niên phường Đức Giang được những chiến sỹ trẻ Phòng Cảnh sát PC&CC hướng dẫn những kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy cũng như cách ứng cứu người thân, hàng xóm… khi gặp hỏa hoạn
Thoát nạn bằng “dây thả chậm” từ tầng cao là kỹ năng cần thiết khi mắc kẹt ở nhà cao tầng, đám cháy có nhiều khói độc
Sau khi được hướng dẫn, nhiều “bóng hồng” xung phong thử sức, với sự hỗ trợ của chuyên gia trong công tác cứu nạn cứu hộ đến từ Trường Đại học Cảnh sát PCCC
Video đang HOT
Kỹ năng thoát nạn bằng “dây thả chậm” có độ an toàn cao bởi ròng rọc được thiết kế giúp người “treo” rơi tự do ở tốc độ khá chậm, khó có thể gây thương tích
Đây là một dụng cụ cứu hộ cứu nạn cần thiết, nên sớm được trang bị đồng bộ ở các chung cư, nhà cao tầng. Mọi người sinh sống ở các cao ốc cần được học tập, rèn luyện kỹ năng này để có thể tự triển khai trong trường hợp khẩn cấp
Để nắm bắt, thực hành kỹ năng thoát nạn trên, các bạn trẻ cần khoảng 20 phút học lý thuyết, xem thực hành – không quá lâu với một “kỹ năng sống” cần thiết
Thoát nạn bằng đệm hơi cũng là một kỹ năng quan trọng để tự cứu mình khi không may gặp cháy lớn ở nhà cao tầng. Theo các chuyên gia cứu nạn cứu hộ, kỹ năng này là giải pháp cuối cùng khi các lối thoát khác không thể triển khai và chỉ được thực hiện khi có sự hướng dẫn của Cảnh sát PC&CC
Sau khi khởi động và tập “chay” dưới đất, Đoàn viên thanh niên phường Đức Giang được các chuyên gia cứu hộ cứu nạn hướng dẫn thực tế
Khoảng cách giữa đệm hơi và vị trí đứng nhảy chỉ cao khoảng 2 mét, không quá nguy hiểm nên nhiều bạn trẻ nhiệt tình tham gia
Ngoài “phái mạnh”, các “bóng hồng” cũng rất hào hứng với kỹ năng “bay” – tự cứu mình trong đám cháy lần đầu được học
Ngoài những kỹ năng thực tế, các bạn trẻ phường Đức Giang còn được Đoàn viên thanh niên Phòng Cảnh sát PC&CC Long Biên trao đổi, dạy những kiến thức cơ bản về công tác PCCC, qua đó nâng cao nhận thức trong phòng, chống hỏa hoạn.
Thu Hạnh
Tàu tuần tra, cứu nạn hiện đại đầu tiên ở miền Trung
Trang bị 2 súng cao xạ, hệ thống vệ tinh, máy dò, la bàn điện, từ trường... tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn có tổng kinh phí hơn 60 tỷ đã được đưa vào vận hành tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn do một đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đóng trong thời gian một năm. Tàu có công suất 3.800 CV, trọng tải hơn 160 tấn, tốc độ tối đa 21,5 hải lý/h.
Dài 30 m và rộng 6,7 m, tàu có hàng loạt trang thiết bị hàng hải hiện đại với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng. Trong đó có hệ thống vệ tinh, máy dò, máy đo thời tiết, la bàn điện, từ trường, hệ thống báo cháy tự động...
Bên mạn tàu trang bị áo phao, phao tròn cứu sinh.
Trên trần tàu còn có nhiều bè phao, mỗi bè đủ chỗ bám trụ cho khoảng 6 người gặp nạn trên biển.
Ngoài xuồng cứu nạn công suất 240 CV được đặt phía sau đuôi tàu, Bộ Quốc phòng còn đầu tư 2 ca nô (mỗi ca nô có công suất 300 CV) phục vụ công việc tìm kiếm, cứu nạn.
Buồng lái của tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn. Kíp làm việc có 9 người, túc trực 24/24, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thông tin hàng hải, bác sĩ quân y cùng các thuyền viên, đầu bếp...
Tàu có trang thiết bị hệ thống vệ tinh, ra đa có thể đo được độ sâu, xác định vị trí vùng biển tàu gặp nạn trong thời tiết xấu. Đây là tàu hiện đại đầu tiên đưa vào hoạt động tại khu vực miền Trung.
Máy đo tọa độ điện tử hiển thị trong khoang buồng lái. Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, việc đầu tư tàu và xây trạm cứu nạn ở đảo Lý Sơn vì vùng biển này có vị trí phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là địa phương có đội tàu xa bờ "hùng hậu" hoạt động ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng trong cả nước. Lý Sơn lại nằm trên đường hàng hải lớn ở điểm giữa miền Trung nối hai đầu miền Bắc và miền Nam nên việc xây trạm và điều động tàu tìm kiếm cứu nạn túc trực tại đây là rất cần thiết.
Tàu còn được trang bị 2 súng cao xạ ở trước mũi và phía sau đuôi tàu. Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, nhiệm vụ chính của tàu này là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo kết hợp tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển miền Trung.
"Tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính của quân đội trong thời bình. Lực lượng biên phòng trên tàu cần hợp đồng tác chiến với Cảnh sát biển, Hải quân, các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ", Trung tướng Khuê nói.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cắt băng khánh thành Trạm tìm kiếm cứu nạn Lý Sơn sáng 24/9. Trạm này rộng hơn 1.000 m2, có nhiệm vụ sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nạn nhân sau khi tàu kết thúc nhiệm vụ từ ngoài biển trở về đất liền. Trạm có tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Trí Tín
Theo VNE
Nổ nhà: Nín thở lần theo từng tiếng rên Dưới chân họ là một đống đổ nát có độ dày hơn 3m trải rộng trên diện tích của 3 căn nhà. Những mảng tường, những cây cột có thể sập bất cứ lúc nào. Và họ đã quên mình cần mẫn trong suốt 12 tiếng để đem 10 thi thể nạn nhân ra khỏi hiện trường. Từ tiếng kêu yếu ớt Sau...