Xem bộ đội bịt mắt bắt vịt, đâm chuối
Hòa trong không khí ấm áp, ánh nắng chan hòa của mùa xuân mới vùng Tây Bắc. Chúng tôi may mắn được xông đất Trung đoàn bộ binh 82 (T82-Quân khu 2) đóng chân trên mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử.
Ngay từ sớm ngày Mồng một Tết, khắp đại bản doanh của T82 sôi động bởi tiếng hò reo của cán bộ, chiến sĩ đang hòa mình trong các trò chơi truyền thống; bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đâm chuối, đẩy gậy, ném còn, kéo co… Phần thuởng những tràng pháo tay, những nụ cuời rạng rỡ trên khuôn mặt cán bộ, chiến sĩ T82.
Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái, đòi hỏi nguời chơi ngoài sức khoẻ còn phải khéo léo. Quân và dân tham gia trò chơi ném còn.
Năm nào đơn vị cũng tổ chức trò chơi bịt mắt bắt vịt, bắt lợn con.
Niềm vui của các chiến sĩ khi bắt được vịt.
Video đang HOT
Người thua cuộc của trò chơi bịt mắt đâm chuối bị phạt vừa hát vừa nhảy ếch.
Đẩy gậy là trò chơi truyền thống của đồng bào Tây Bắc
Ném vòng cổ chai luyện cho người lính tính khéo léo và cần độ chính xác cao
Cổ động viên luôn nhiệt tình, hết mình hò reo cổ vũ cho người chơi.
Theo Bee.net.vn
Lợn mán Sapa 'ế hàng' giữa trời lạnh cóng
Lợn Mán- món đặc sản khoái khẩu của bà con vùng Tây Bắc từ lâu khá nổi tiếng bởi chất lượng. Thì nay, dưới tiết trời giá lạnh trong những ngày cận tết, giá trị lợn Mán đang ế ẩm.
Từ thời hoàng kim....
Từ lâu nay, lợn Mán đã trở thành món ăn đặc sản của nhiều người dân miền xuôi. Những người sành ẩm thực cho biết, đặc điểm dễ nhận biết "lợn Mán, lợn cắp nách xịn" là lợn có dáng xương xương, mõm nhọn, tai bé, mình dài, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng.
Còn nhớ, năm 2008, có đợt nhu cầu tiêu thụ lợn rừng, lợn mán tăng cao vì người ta rỉ tai nhau ăn thịt lợn rừng năm Hợi sẽ được mạnh khỏe và nheìeu may mắn. Vì thế, lợn mán cũng tăng giá mà vẫn không có bán.
Năm 2009, người ta vào tận bản "săn" lợn Mán đem về xuôi, nửa ngày trời mới vào được bản những đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu "không còn nữa, hết từ lâu rồi. Người dưới xuôi họ đem xe lên chở hết mà...".
Người dân bản cho biết: "Lợn Mán rất khác với lợn rừng, loài lợn này to lắm cũng chỉ trên dưới 10 kg thôi, nuôi chừng 3-4 tháng nặng khoảng 3-4 kg là "chiến" được rồi". Lợn này họ chỉ cho ăn những thứ kiếm được trong rừng như cây, cỏ mà thôi chứ không phải "cám cò", tăng trọng nên thịt rất ngon". Có lẽ, cái vị ngon khác biệt đó khiến cho lợn Mán càng thêm đắt khách, người ta đua nhau đi mua lợn Mán như một món đặc sản trong dịp tết cổ truyền.
... đến khi bị "ế"
Tuy nhiên, khách tìm mua lợn Mán năm nay có vẻ như khá im hơi lặng tiếng, không còn cái thời người ta lặn lội vào tận những bản mường xa xôi tìm loại lợn đặc sản này nữa. Đến thời điểm này, vẫn chưa nhiều khách hỏi mua lợn Mán. Một ông chủ cửa hàng đồ nướng tại thị trấn Sapa cho hay: "giá thịt lợn Mán bây giờ khoảng 100.000 đồng/kg".
Cách thị trấn Sapa chừng 12km, chếch về phía đông bắc, bản Tả Phìn là một trong những nơi cung cấp khá nhiều loại lợn Mán này. Nếu vào tận bản, đến từng gia đình để mua thì giá chỉ khoảng 80.000 đồng/kg. Cái rét cắt gia cắt thịt khiến người ta ngại lên Sapa tìm lợn Mán, hay dịch vụ lợn Mán đã được rao bán nhan nhản trên Internet khiến người ta thờ ơ?
Có người cho rằng, giá trị thịt lớn Mán đã không còn như xưa. Ngày trước, lợn Mán thường được thả tự nhiên, nay đã được nhiều hộ dân chuyển sang mô hình nuôi chuyên nghiệp nên chất lượng thịt không còn thơm, ngon như trước.
Cái rét cũng khiến lợn Mán bị "bỏ rơi"
Có ý cho rằng, hiện nay đã xuất hiện tình trạng thịt lợn Mán "dởm". Lợn mán, lợn cắp nách, lợn mường được rao nhan nhản trên Internet, chỉ cần alo trước 1 ngày là có lợn mang đến tận nhà. Cũng vì tin vào dịch vụ bán lợn Mán trực tuyến này mà gia đình anh Tùng (Mỹ Đình, Hà Nội) phải mất gần 1 triệu mua 5kg thịt lợn mường. Khi sắp thị lên đĩa để thưởng thức, cả nhà mới tá hỏa khi phát hiện thấy có mùi hôi, thịt bở, không chắc và thơm ngon như thịt lợn mường anh đã từng thưởng thức. Ngược lại, loại thịt này có vẻ giống thịt lợn nái sề đã nuôi lâu năm.
Nhiều người dở khóc dở cười vì mua nhầm thịt lớn Mán "dởm"
Còn gia đình anh Vũ Thanh Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng dở khóc dở mếu vì mua phải 2kg thịt lợn Mán "dởm" về tiếp khách. Cũng may là khi chế biến, anh Bình đã phát hiện ra miếng thịt mềm, chảy nước và có mùi thum thủm nên đem bỏ đi, chứ nếu không không biết chuyện gì xảy ra khi đại gia đình cùng ăn món thịt dởm đó.
Đây cũng có thể là một nguyên nhân chủ chốt khiến người ta càng ngày càng bớt "tín nhiệm" thịt lợn Mán chăng?
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhọc nhằn cuộc sống trẻ em vùng Tây Bắc Do điều kiện kinh tế khó khăn, không ít trẻ em các dân tộc vùng núi phía Bắc vẫn hàng ngày phải làm những công việc nặng nhọc để phụ giúp gia đình. "Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan" là câu nói chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đến thế hệ tương...