Xem bộ ba ‘vừa ngầu vừa ngố’ phá án trong Giả danh
Trong bộ phim truyền hình mới Giả danh, ba nữ đặc vụ của Cục tình báo quốc gia NIS phải giả danh thành những nhân viên bình thường để trà trộn vào Ilkwang Hitech. Tại đây họ khám phá những bí mật quốc gia và tìm thấy cả tình yêu của đời mình.
Ba nữ đặc vụ mang lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc
Bộ phim ‘Giả danh’ xoay quanh chủ đề nữ quyền hấp dẫn đáng xem với ba nữ chính độc đáo và thu hút. Ba cô gái, với ba cá tính khác nhau, ba hoàn cảnh sống và cuộc đời khác nhau, va vập vào nhau rồi trở thành một tổ đội để cùng nhau phá giải những vụ án ly kỳ liên quan đến tham nhũng và rò rỉ bí mật thương mại tại tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc.
Baek Chan Mi ( Choi Kang Hee) là nhóm trưởng. Cô giỏi toàn diện kể cả chiến lược lẫn võ thuật nhưng có điểm yếu là quá nóng nảy và hiếu thắng. Trước đây, trong một lần làm nhiệm vụ, Chan Mi vì hành động quá cảm tính khiến cô để lọt mục tiêu. Thậm chí một cấp dưới hy sinh.
Ngay sau sự việc trên, cô bị cách chức và chuyển qua làm việc trong một nhóm an ninh mạng của NIS. Tuy nhiên, để ăn năn hành động sai sót của bản thân, Chan Mi quyết định tiếp tục theo đuổi vụ án với mục tiêu tìm ra được hung thủ thật sự.
Đồng hành cùng Chan Mi là hai nữ đặc vụ với xuất thân đặc biệt: Ye Eun và Mi Soon. Bộ ba độc đáo gồm một FA không màng yêu đương, một mẹ đơn thân và một nội trợ. Họ vừa ‘ngầu’ trong những phân cảnh hành động vừa có nét ‘ngố’ đáng yêu khi đối mặt với tình yêu của đời mình.
Ngoài yếu tố hành động gay cấn, phim còn ghi điểm bởi tuyến tình cảm ngọt ngào
Quá trình giả danh để đột nhập vào Ilkwang Hitech của Chan Mi gặp phải một bất ngờ không lường trước. CEO của tập đoàn vô tình lại là học trò được Chan Mi dạy học hồi xưa. Anh vô cùng bất ngờ khi nữ thư ký xinh đẹp mới của mình lại vô tình có khuôn mặt y hệt gia sư mà anh yêu thầm trước đây trong quá khứ.
Vào vai nữ chính trong phim là ‘Nữ hoàng phim hài’ Choi Kang Hee. Dù đã 40 tuổi nhưng cô vẫn có gương mặt baby, trẻ mãi không già. Choi Kang Hee là nữ diễn viên ăn khách và quen mặt với khán giả truyền hình qua ‘Chiếc bánh ngọt ngào’, ‘Cô bạn gái kinh dị’, Tình yêu của tôi’, ‘Bạn gái là điệp viên’…
Video đang HOT
Choi Kang Hee có khuôn mặt trẻ trung và khả năng nhập vai tài tình
Ye Eun là một bà mẹ đơn thân đang một mình nuôi con gái sau khi người bạn đời của cô qua đời trong một vụ án. Bên ngoài cô có vẻ là một người trầm tính và nhút nhát nhưng một khi chạm tay vào máy tính, cô biến đổi trở thành một đặc vụ với tài năng đột nhập hệ thống siêu việt.
Yoo In Young đã có một màn hóa thân đầy ngọt ngào trong vai Ye Eun. Đây là vai diễn đối lập với tuyến vai nữ thứ sang chảnh nhưng độc ác mà cô thường đảm nhiệm.
Yoo In Young nổi tiếng với vai ác nữ trong ‘Vì sao đưa anh tới’
Đặc vụ thứ ba – Mi Soon (Kim Ji Young) chính là nhân tố gây hài của bộ phim. Với một bề ngoài ‘mẹ bỉm sữa’ chính hiệu, cô thực sự là một nữ điệp viên quyến rũ trong bóng tối, là nhân tố kết nối các thành viên trong đội, góp phần tạo nên một bộ ba điệp viên siêu hạng.
Bối cảnh phim được bắt đầu khi đội điều tra họp bàn phương án để tìm ra tung tích của tên tội phạm nguy hiểm Micheal Lee, kẻ đã gây ra cái chết của 4 đội viên đội 3 khi đang đi điều tra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.
Mang đậm yếu tố hành động, kịch tính pha lẫn hài hước đáng yêu, Giả danh đang tiếp tục phát sóng lúc 19h hằng ngày trên VTV2.
Những thủ đoạn lừa đảo, mạo danh mà người dùng cần cảnh giác
Thời gian trở lại đây, những vấn đề giả mạo, giả danh ngân hàng, thậm chí là công an liên tục xuất hiện.
Không ít người dùng đã bị mắc bẫy...
Cảnh giác với tin nhắn giả mạo tên định danh của các Ngân hàng
Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt (Trung tâm VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin ghi nhận tồn tại nhiều phản ánh liên quan tới việc giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) của các Ngân hàng với mục đích lừa đảo, đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng các Brand Name giả mạo các tổ chức ngân hàng để gửi tới người dùng với nhiều nội dung khác nhau trong đó có gắn kèm các liên kết nhằm mục đích hướng người dùng truy cập vào các link này để chiếm đoạt thông tin cá nhân và sau đó thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền... với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.
Không ít người dùng đã thiếu cảnh giác và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng lừa đảo và sập bẫy. Và bên cạnh việc giả mạo định danh các ngân hàng, nhiều đối tượng lừa đảo còn thực hiện các cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng
Trung tâm VNCERT/CC cũng đã nhận nhiều phản ánh liên quan tới việc mạo danh nhân viên giả mạo hệ thống các ngân hàng gọi điện thông báo biến động liên quan đến tài khoản sử dụng như đã thực hiện giao dịch hoặc có khả năng mất tiền... để tạo sự chú ý của người dùng.
Sau đó đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí hoặc đăng ký một số dịch vụ mà khách hàng không hề hay biết...
Đối tượng xấu lại hướng dẫn khách hàng nhấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn lừa đảo giả danh công an ngày càng tinh vi
Trung tâm VNCERT/CC cho biết tiếp tục ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng lưu ý cuộc gọi giả danh ngày càng tinh vi và sẵn sàng sử dụng video call để tạo lòng tin với khách hàng.
Mặc dù các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải thông tin, Trung tâm VNCERT/CC đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các vụ việc giả danh công an để lừa đảo, tuy nhiên nhiều người vẫn mất cảnh giác và bị sập bẫy lừa đảo.
Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo qua mạng, Trung tâm VNCERT/CC khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu.
Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và không yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng.
Ngay sau khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an...) để được giải quyết kịp thời.
Với hình thức lừa đảo, mạo danh ngân hàng, người dân cần lưu ý, các trang web chính thức của các ngân hàng được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thường được đăng ký tên miền (.vn) hoặc (.com.vn), các trang web đăng ký tên giống nhưng đuôi khác như (.vip), (.top), (.cc), (.com)... có thể là giả mạo.
Khi nhận các tin nhắn, cuộc gọi nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để kiểm tra lại thông tin; cần lưu lại các bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) thực hiện phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; bên cạnh đó cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ SmartBanking (như mật khẩu, mã OTP....) cho người khác trong mọi trường hợp. Không truy cập vào các đường dẫn (link) giả mạo ngân hàng. Xác minh kỹ các thông tin trao đổi trên mạng xã hội, đặc biệt với các giao dịch liên quan đến tài chính.
Không công khai các thông tin cá nhân như: ngày tháng, năm sinh, số CMND hoặc CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên các trang mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng thủ đoạn lừa đảo; khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cần chọn lọc những thông tin có thể chia sẻ công khai.
Người dân cũng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking, SmartBanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này; tuyệt đối không cung cấp tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào.
Giả dạng nhân viên ngành điện trộm cắp vật tư thiết bị điện Ngày 1/7, Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an TP Hồ Chí Minh thông tin cảnh báo phòng ngừa các đối tượng giả dạng nhân viên ngành điện để trộm cắp vật tư thiết bị điện. Nhóm thanh niên giả danh công an gây ra hàng loạt vụ cướp lãnh án Cảnh giác với chiêu...