Xem “ảnh tự sướng” biết được em trai gặp nạn trong thảm kịch QZ8501
- Qua một bức “ảnh tự sướng” của em trai mình trước khi lên máy bay đã khiến Yunita Syawal biết được cậu là một trong số những nạn nhân xấu số trong thảm kịch QZ8501.
Theo thông tin ban đầu, Yunita Syawal (25 tuổi) và em trai mình là Hendra Gunawan Syawal cùng điều hành một công ty vận tải tại Surabaya, thường liên lạc với nhau qua điện thoại.
Người nhà nạn nhân lo lắng cho số phận người thân trong thảm kịch máy bay AirAsia QZ8501.
Tờ News Straits Times đưa tin, trên đường lên máy bay sang Singapore đón Năm mới vào ngày 28/12, Hendra Gunawan Syawal và ba người bạn của mình đã dừng lại chụp một bức ảnh. Chuyến bay đã rời Surabaya vào rạng sáng với 162 hành khách. Tuy nhiên, khoảng 40 phút sau, máy bay bỗng dưng biến mất khỏi màn hình radar khi bay qua biển Java.
Không lâu sau khi nghe tin về vụ máy bay mất tích qua mạng Xã hội, Yunita đã nhận được một bức ảnh “tự sướng” của em trai mình từ một người bạn nhưng cô vẫn không chắc liệu Hendra có đi trên chuyến bay định mệnh đó không.
Nỗi lo lắng về điều tồi tệ nhất của Yunita đã trở thành sự thật sau khi cha mẹ cô đã nhận được một cuộc điện thoại.
Video đang HOT
Sau đó, cô đã đáp chuyến bay tới Surabaya để nghe ngóng thông tin. Tại đây, Yunita đã trải qua một tuần đầy mệt mỏi và lo lắng khi chờ đợi tin tức liên quan tới chiếc máy bay.
Vào hôm thứ bảy (3/1), sáu ngày sau vụ tai nạn, Hendra đã được xác nhận là một trong số 31 thi thể được vớt lên. Khi nhìn thấy thi thể Hendra đặt trong một chiếc quan tài, Yunita lập tức nhận ra em trai mình qua mái tóc của anh.
Được biết, chỉ một ngày trước khi gặp nạn, Hendra đã gửi cho chị gái mình một bức ảnh về bộ tóc mới. “Thậm chí nhiều ngày sau đó, chúng tôi vẫn nghĩ rằng nó còn sống nhưng giờ chúng tôi đã nhìn thấy thi thể của nó, chúng tôi biết nó đã chết”, Yunita nghẹn ngào.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cơ trưởng QZ8501 không nhận được báo cáo thời tiết trước khi cất cánh
Các tài liệu rò rỉ từ chính phủ Indonesia cho thấy có khả năng hãng AirAsia đã vi phạm các thủ tục hàng không, khiến cơ trưởng chiếc máy bay xấu số QZ8501 không nhận được báo cáo thời tiết trước khi cất cánh vào ngày 28/12 theo quy định.
Cơ trưởng chuyến bay QZ8501 có thể đã cất cánh mà không nhận được báo cáo thời tiết trước đó
Tờ Strais Times ngày 4/1 cho hay thông tin trên rò rỉ từ một bản báo cáo của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) gửi Bộ trưởng giao thông vận tải Indonesia, ông Ignatius Jonan, vào ngày 31/12.
Báo cáo này cho biết nhân viên hãng AirAsia đã nhận bản báo cáo thời tiết từ cơ quan BMKG sau khi chiếc QZ8501 mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào lúc 6h18 sáng (giờ địa phương).
Lãnh đạo BMKG khẳng định: "Hãng AirAsia đã nhận báo cáo thời tiết (của BMKG) vào lúc 7h sáng". Trong khi chuyến bay QZ8501 đã khởi hành từ sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya vào 5h36 sáng.
Hình minh họa các mốc thời gian và thông tin chính của chuyến bay QZ8501 (Đồ họa: Ngọc Diệp)
Straits Times dẫn lời bà Ruth Hanna Simatupang, cựu nhân viên điều tra của Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Indonesia, cho biết theo quy định, "cơ trưởng các chuyến bay phải nhận báo cáo thời tiết từ BMKG ít nhất 10 phút trước khi cất cánh". Theo bà Hanna, có khả năng do máy bay cất cánh quá sớm nên nhân viên của AirAsia hoặc nhân viên của BMKG đã không sẵn sàng cho việc cung cấp báo cáo thời tiết.
Tuy nhiên, ông Sunu Widyatmoko, giám đốc điều hành của AirAsia Indonesia, đã phủ nhận các thông tin trên. Ông khẳng định rằng: "Tất cả các chuyến bay của AirAsia đều cân nhắc kĩ càng các báo cáo thời tiết trước khi cất cánh".
Giám đốc Widyatmoko cho biết trạm khí tượng của BMKG ở sân bay quốc tế Soekarno-Hatta đã gửi các báo cáo thời tiết đến cho hãng AirAsia bằng email 4 tiếng một lần. Do đó, cơ trưởng của chuyến bay QZ8501 đã nhận được báo cáo này trước khi cất cánh.
Theo Straits Times, bản đồ thời tiết của BMKG cũng cho thấy đã có những đám mây vũ tích trên hành trình của chiếc máy bay xấu số QZ8501 vào ngày 28/12 và chi tiết này ủng hộ cho giả thuyết thời tiết là nguyên nhân chính của vụ rơi máy bay này.
Lời cáo buộc này xuất hiện giữa thời điểm hãng hàng không AirAsia đang bị chỉ trích vì đã thực hiện chuyến bay "chui" QZ8501 từ Surabaya đến Singapore khi chưa được phép. Được biết, đường bay Surabaya-Singapore của hãng AirAsia đã bị Bộ giao thông vận tải Indonesia tạm ngừng trong khi điều tra toàn bộ lịch trình bay của hãng này.
Cựu chuyên viên điều tra Hanna nhận định có khả năng hãng AirAsia đã nhận được giấy phép cho các chuyến bay bổ sung ngoài lịch để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao cuối năm.
Tổng cục trưởng Cục vận tải hàng không Indonesia, ông Djoko Murjatmodj, cho hay Bộ giao thông vận tải Indonesia đang điều tra về mọi vi phạm liên quan đến chuyến bay QZ8501. Ông Murjatmodj khẳng định "Chúng tôi biết là có người đã cho phép máy bay cất cánh và đang điều tra ai đã cho phép và với nguyên nhân nào" và "bất cứ ai phạm luật sẽ bị trừng phạt".
Trang Straits Times cho biết, gia đình các nạn nhân của chuyến bay gặp nạn vẫn chưa quyết định có kiện hãng AirAsia hay không. Hiện ưu tiên chính của họ vẫn là thông tin về những thân nhân đang mất tích.
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 chở theo 162 hành khách rơi vào ngày 28/12 tại biển Java vẫn đang được tiến hành. Sau khi đã trục vớt được 34 thi thể và phát hiện 5 mảnh vỡ lớn, công tác tìm kiếm đang gặp nhiều khó khăn do lớp bùn dưới đáy biển quá dày.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Straits Times
Vụ QZ8051: Chiến dịch tìm kiếm đạt bước đột phá Tin tức mới nhất về chiến dịch tìm kiếm máy bay QZ8051 là vừa phát hiện thêm 4 mảnh vỡ lớn dưới lòng biển Java. Đây được cho là một bước đột phá, mang lại hy vọng sớm tìm thấy hộp đen và thân máy bay. Các nhân viên cứu hộ Indonesia khiêng một mảnh vỡ máy bay QZ8501. Trước đó lực lượng...