Xem ảnh flycam kẹt xe không lối thoát ở quận Bình Thạnh
Chiều đến tối 8-10, nhiều tuyến đường quanh bến xe Miền Đông cũ, quận Bình Thạnh, TP.HCM kẹt xe ‘như nêm’, người dân không lối nào thoát.
Ngã tư Ung Văn Khiêm – Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh) kẹt xe cục bộ
Tuổi Trẻ Online ghi nhận hình ảnh flycam các tuyến đường Nguyễn Gia Trí, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí, D5 và các con hẻm lân cận đều kẹt xe cứng ngắc.
Tại các giao lộ Ung Văn Khiêm – Nguyễn Gia Trí, D5 – Nguyễn Gia Trí, Ung Văn Khiêm – Xô Viết Nghệ Tĩnh xe cộ tìm cách thoát kẹt, loạn xạ như “ong vỡ tổ”. Nhìn từ trên cao xuống, dòng xe “chôn bánh” tại chỗ không thể tiến lùi. Có xe mất cả tiếng đồng hồ mới đi được quãng đường ngắn.
Tại đường Điện Biên Phủ hướng từ cầu Sài Gòn về ngã tư Hàng Xanh cũng đông xe, di chuyển chậm. Nguyên nhân do xe không rẽ vào được các đường nhánh dẫn tới ùn ứ.
Đến 20h, người dân vẫn không lối thoát về nhà. Một số vị trí đường bị ngập nước cũng ảnh hưởng tới việc đi lại.
Anh Phan Văn Khi (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết tình trạng kẹt xe bắt đầu diễn ra từ 15h cùng ngày, sau khi cơn mưa trút xuống làm ngập một số đoạn đường. Sau đó kéo dài qua giờ cao điểm, kẹt xe ngày càng nặng hơn.
Hình ảnh kẹt xe tại quận Bình Thạnh:
Xe cộ “rồng rắn” trên đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) tối 8-10
Ở hướng ngược lại, đường Nguyễn Xí (hướng bến xe Miền Đông cũ) cũng rơi vào tình trạng tương tự
Video đang HOT
Nhìn từ trên cao, các giao lộ quanh khu vực này đều ken đặc xe cộ
Hướng xe từ Võ Nguyên Giáp vào đường Nguyễn Gia Trí không lối thoát
Trong đó, hướng xe từ ngã tư Hàng Xanh cũng dồn về đây gây ùn tắc cục bộ
Chiếc xe rác (bên trái ảnh) nhích nửa tiếng từ cầu Kinh Thanh Đa chưa qua được ngã năm Liệt Sĩ
Hướng xe từ cầu Sài Gòn về ngã tư Hàng Xanh đi với tốc độ rất chậm
Đến 19h55 cùng ngày, tình trạng kẹt xe vẫn chưa có dấu hiệu giảm
Thí điểm đèn giao thông thông minh giảm kẹt xe
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, ngoài việc theo dõi đèn tín hiệu giao thông, sở đang phối hợp với một số đơn vị để đưa vào lắp đặt thí điểm đèn tín hiệu giao thông thông minh.
Cụ thể ở các giao lộ sẽ có hệ thống camera quét lưu lượng giao thông, từ đó tự điều chỉnh thời lượng đèn tín hiệu.
Đèn này vừa thí điểm ở khu vực ngã tư Hàng Xanh, trước đó thí điểm ở giao lộ Ung Văn Khiêm – Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh), thời gian tới sẽ mở rộng ở khu vực khác. Lực lượng chức năng có thể giảm việc ra hiện trường điều tiết, giảm kẹt xe tức thời.
44 tuổi, từng tốt nghiệp ĐH top đầu vẫn bị sa thải 3 lần, tôi chợt nhận ra: Đừng đánh giá cao bản thân, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị loại bỏ
Sau 3 lần bị sa thải, anh Vương rơi vào trạng thái đau khổ không lối thoát.
Câu chuyện của anh Vương, 44 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc) khiến nhiều người không khỏi xót và đồng cảm.
Tôi sinh năm 1980, quê quán tại Chiết Giang (Trung Quốc). Tôi từng tốt nghiệp trường Đại học top đầu trong dự án 985. Sau đó, tôi học lên Thạc sĩ nhờ vào sự nỗ lực của chính mình. Tôi đến Bắc Kinh vào năm 2005 và khao khát sẽ lập nghiệp tại đây.
Vì tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học máy tính nên ngay sau khi đi làm, tôi đã có thể kiếm được 18.000 NDT (khoảng 63,1 triệu đồng) chỉ bằng việc xây dựng các trang web. Với bằng cấp cao, chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ nên tôi sớm nhận được các dự án lớn. Tôi cũng có 2 lần chuyển đổi công ty với mức lương liên tục tăng, tôi tự nhận mình khá thành công khi ở dấu mốc tuổi 35.
Năm 2015, tôi nghỉ việc ra ngoài để tham gia vào một công ty starup với vai trò là Giám đốc Kỹ thuật. Trước khi rời đi, lãnh đạo đã nhắc nhở tôi nên dành thêm thời gian suy nghĩ. Nhưng tôi vẫn quyết định chuyển đổi công việc bằng niềm phấn khởi, phấn chấn.
(Ảnh minh hoạ)
Lần đầu tiên bị sa thải
Với tư cách là Giám đốc Kỹ thuật, do thiếu kinh nghiệm nên tôi không nhận được số cổ phần xứng đáng. Và ngay khi công ty lên sàn, ông chủ bắt đầu điên cuồng loại trừ những người bất đồng chính kiến. Ba năm sau, sau khi tiêu hao hết tài sản của công ty, tôi và nhiều Giám đốc điều hành cấp cao khác đều ra đi.
Đó là lần đầu tiên tôi thất nghiệp trong sự nghiệp. Thời gian đầu, tôi không thể chấp nhận sự thật này. Suy cho cùng, tôi đã chứng kiến công ty xây dựng từ đầu từng bước, nhưng cuối cùng, tôi vẫn không nhận được kết quả tốt. Tôi rơi vào trạng thái bực bội và bối rối.
Trong khoảng thời gian đó, tôi chỉ nằm ôm lấy điện thoại cả ngày, không muốn làm gì cả. Tôi cảm thấy không muốn làm nhưng cũng không muốn mạo hiểm. Ba tháng sau, vì có kinh nghiệm làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước nên tôi được một người bạn giới thiệu cho công ty tiếp theo.
Lần sa thải thứ hai
Nhận được lời giới thiệu và lời mời phỏng vấn, tôi đã tới công ty tham gia. Ông chủ nhìn tôi và bảo: "Dường như những nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin rất bướng bỉnh. Họ không bao giờ chịu nhìn nhận những hạn chế của mình" . Nghe vậy, tôi đã rất khó chịu nhưng vì đang cần một công việc ổn định nên tôi vẫn đồng ý về công ty làm việc.
(Ảnh minh hoạ)
Trong lòng tôi luôn ấp ủ một giấc mơ. Tôi mơ ước tạo ra được thứ gì đó bằng kinh nghiệm và khả năng của bản thân. Thật không may khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh của công ty đã bị ảnh hưởng rất lớn. Do sự thu hẹp về mặt chiến lược, toàn bộ bộ phận kỹ thuật phụ trợ đã bị sa thải, và tôi lại bị sa thải. Lần này, tôi chỉ mới gắn bó với công ty được 1,5 năm và rời đi khi đã 40 tuổi.
Phải đến thời điểm bị sa thải, tôi mới nhận ra, tất cả kinh nghiệm, kỹ năng và sự nổi tiếng mà tôi nghĩ mình có trước đây đều dễ bị phá tan trước môi trường rộng lớn. Tôi đã mắc sai lầm khi đánh giá quá cao bản thân, mà không biết mình đang ở đâu. Kể từ đó, tôi trở nên thực tế hơn, chỉ có mong muốn giản dị là tìm một công việc ổn định.
Bị sa thải lần thứ ba
Cuối cùng, tôi chuyển sự chú ý trở lại doanh nghiệp nhà nước, được mệnh danh là "bát cơm sắt". Công ty đang cần gấp người có kinh nghiệm nên tôi chủ động đề xuất giảm lương để được vào làm.
Năm đầu tiên, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ: tôi làm tốt, sếp đánh giá cao tôi và tôi không có gì phải lo lắng nhiều. Công ty sống sót sau dịch bệnh, tôi nghĩ mình có thể tiếp tục làm việc ổn định. Không ngờ, bắt đầu từ năm kia, tình hình lại diễn biến theo chiều hướng xấu. Đầu tiên, công ty thực hiện nghiêm ngặt việc chấm công, sau đó cắt giảm nhân sự.
Sau 2 lần sa thải trước đây, tôi nhận thức sâu sắc rằng có biến động lớn. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm kiếm lối thoát trước, nhưng lúc đó tôi đã ở tuổi 40. Cuối cùng, do không còn lựa chọn nào khác, tôi đành ở lại công ty nhưng chấp nhận thu nhập bị cắt giảm. Ở tuổi này, tôi không còn lợi thế khi phải cạnh tranh với những nhân sự trẻ. Nếu cắt giảm lương thì ít nhất tôi cũng có thể giữ được việc làm.
Tuy nhiên, sự phát triển của mọi chuyện đã vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Và cuối cùng công ty đã quyết định không gia hạn hợp đồng cho tôi. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không thể ở lại ngay cả khi chấp nhận giảm lương. Việc này quả thực giống như một tia sét giáng xuống. Tôi không thể ngờ dù làm việc trong môi trường nhà nước vẫn bị sa thải.
Sau 3 lần sa thải, tôi cũng ở tuổi 44, tôi thấy mình không còn tìm được việc làm chuyên nghiệp nữa. Kết cục làm việc cho người khác là biến mình thành kẻ thất nghiệp.
Những dòng xe nối đuôi nhau về quê nghỉ lễ Dịp lễ Quốc khánh 2.9 được nghỉ 4 ngày nên ngay từ chiều 31.8, nhiều người lao động, sinh viên đang sinh sống, học tập tại TP. HCM khi vừa tan ca, hết giờ học đã lên xe về quê. Hàng loạt xe gắn máy nối đuôi nhau trở về quê nghỉ lễ. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ chiều tối...