Xem ảnh chụp của con, mẹ giật mình phát hiện con gái bị ung thư mắt
Cô bé Isabelle Perren, 5 tuổi, đến từ Queensland được chẩn đoán mắc u nguyên bào võng mạc hay còn gọi là ung thư võng mạc và phải cắt bỏ nhãn cầu.
Mẹ phát hiện con bị u nguyên bào võng mạc nhờ những tấm ảnh
Chị Kellie Perren, mẹ bé Isabelle Perren đã phát hiện ra đốm trắng kỳ lạ trong con ngươi mắt trái của con gái mình qua những tấm hình chụp. Chị trở nên lo lắng khi đốm trắng đó luôn xuất hiện và biến mất một cách bất thường.
Chị Kellie phát hiện mắt con gái mình xuất hiện đốm trắng kỳ lạ (Ảnh: The Sun)
Chia sẻ với Channel Seven News, bà mẹ trẻ cho hay: “Tôi không thể giải thích được điều đó. Tôi cứ luôn hỏi mọi người rằng họ có nhìn thấy dấu hiệu kỳ lạ trong mắt con bé không, nhưng không một ai có thể nhìn thấy”.
Isabelle sau đó được bác sĩ kết luận có nhiều khối u ở cả hai mắt. Cô bé được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ mắt trái và thay thế bằng mắt giả.
Giờ đây, bất chấp những khó khăn đã trải qua, chị Kellie Perren vẫn tự hào khi nhắc đến con gái mình: “Con bé có thể đọc, có thể viết và vẫn có thể học tập”.
Isabelle đã được phẫu thuật thay thế mắt trái bằng mắt giả (Ảnh: The Sun)
Chị Kellie cũng khuyên các ông bố bà mẹ nên chú ý quan sát thường xuyên những thay đổi của con cái mình.
U nguyên bào võng mạc là gì?
U nguyên bào võng mạc hay còn gọi là ung thư võng mạc (Retinoblastoma) là một bệnh mắt ác tính gặp ở trẻ nhỏ, đây là một bệnh nguy hiểm, không những phá huỷ chức năng thị giác của mắt bị bệnh mà còn có thể đe doạ đến tính mạng của bệnh nhân.
Bệnh gây ra do một khối u ác tính ở mắt, ảnh hưởng đến võng mạc và mô thần kinh mỏng ở sau mắt. U nguyên bào võng mạc có thể ảnh hưởng ở một hoặc cả hai mắt.
Video đang HOT
Trẻ mắc u nguyên bào võng mạc có thể có nhiều nguyên nhân như do di truyền (gia đình có người bị u nguyên bào võng mạc); do đột biến gen RB1 trên nhiễm sắc thể số 13 hoặc do tự phát.
Những dấu hiệu nhận biết của u nguyên bào võng mạc
Theo bác sĩ Phạm Minh Châu, Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt trung ương, nếu được phát hiện kịp thời, u nguyên bào võng mạc có thể được điều trị, tránh những hậu quả nặng nề sau này. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi những thay đổi trên cơ thể con mình. Cha mẹ có thể nhận biết bé mắc bệnh thông qua các dấu hiệu sau:
- Con ngươi xuất hiện màu trắng hoặc vàng khi có ánh sáng chiếu vào. Trên thực tế, có đến 56% trường hợp bệnh được phát hiện nhờ dấu hiệu này. Mắt bé có xuất hiện ánh trắng (nhất là vào ban đêm hoặc trong phòng tối vì khi đó đồng tử giãn), cũng có thể thấy 1 hoặc 2 đồng tử màu trắng hay vàng khi chụp ảnh buổi tối có dùng đèn flash.
Dưới ánh đèn flash, mắt trẻ bị u nguyên bào võng mạc xuất hiện vết sáng màu trắng hoặc vàng (Ảnh minh họa)
- Mắt của bé bị lé (lác), trông có vẻ nhìn theo hai hướng khác nhau.
- Thị lực kém.
- Nhãn cầu to hơn bình thường.
- Mắt đỏ và sưng, viêm, xuất huyết,…
Những phương thức điều trị u nguyên bào võng mạc
Để lựa chọn phương thức điều trị phụ thuộc vào tiên lượng thị lực, kích thước và vị trí khối u, có hay không có gieo mầm vào pha lê thể hoặc dưới màng lưới, tuổi bệnh nhân.
Điều trị chuẩn bao gồm phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu, tia xạ với nguồn tia từ ngoài vào, tia xạ với các tấm mỏng có hoạt tính phóng xạ (I-125), nhiệt lạnh, cắt bằng tia laser và hóa chất.
Theo giadinhvietnam
Nghị lực phi thường của Ben Underwood - cậu bé cá heo nhìn cả thế giới bằng đôi tai
Ở tuổi vị thành niên, Ben Underwood cũng như bao đứa trẻ khác, hiếu động bày các trò nghịch phá cùng bạn bè. Nhưng khác với đám trẻ đồng trang lứa, cậu không quan sát thế giới bằng đôi mắt mà chính bằng đôi tai của mình.
Trên mặt sân, tấm ván trượt cứ thoải mái lướt đi và tự do ma sát vào bất cứ mặt phẳng nào nó chạm tới. Cũng ở khoảng sân đó, tấm ván được thay bằng chiếc xe đạp, từ quả bóng rổ đến trái bóng đá. Tất cả những món đồ chơi thể thao đó đều được điều khiển bởi Ben Underwood, cậu thiếu niên năng động và đặc biệt.
Tại sao Ben Underwood là cậu bé khác biệt nhất trên sân bóng? Bởi vì cậu làm chủ cuộc chơi dù là môn thể thao nào bằng cách quan sát và phán đoán tình huống bằng đôi tai. Khi được chẩn đoán mắc ung thư võng mạc hồi 2 tuổi, Ben đã phải sớm làm bạn với tăm tối.
Bà Aquanetta Gordon, mẹ của Ben Underwood, chắc hẳn sẽ không thể nào quên được cảnh tượng cậu con trai bé nhỏ của mình nằm trên giường phẫu thuật, các bác sĩ lấy cả hai nhãn cầu của em ra ngoài và để lại hốc mắt trống rỗng. Chú bé bất động và không còn đôi mắt để khóc.
" Mẹ ơi, mẹ đâu rồi? Con không thể nhìn thấy mẹ. Con sẽ không bao giờ được thấy mẹ nữa sao?", cậu nhóc 2 tuổi kêu vọng từ giường hồi sức trong ngập ngụa nước bọt sau cơn hôn mê sâu. " Mẹ đây, mẹ ở bên cạnh con đây", người mẹ vội đưa tay chạm lấy con trong cơn hoảng loạn.
Nhưng một dòng suy nghĩ chợt lóe lên trong tâm trí người phụ nữ. " Dù rất thương con và phải chấp nhận sự thật rằng con mình sẽ phải sống cả quãng đời rất dài còn lại trong bóng tối. Nhưng vào khoảnh khắc đó, tôi nhận ra mình phải mạnh mẽ để cùng con vượt qua nỗi sợ màn đêm, chứ không thể nhu nhược và sa vào yếu đuối. Tôi tự đưa ra bản cam kết trong suy nghĩ và tự ký tên ngay vào, rằng tôi sẽ phải đồng hành cùng con sống chung với sự bất hạnh", bà Underwood kể lại. " Tôi cầm đôi tay mềm mịn của con rồi nói: 'Con chưa bao giờ bị mù cả, mẹ vẫn ở đây và con vẫn nhìn thấy được mẹ đấy thôi,' và tôi bắt đầu tương tác với con bằng cả đôi bàn tay".
Ở nhà, các thành viên trong gia đình lúc bấy giờ rất lo sợ và e rằng chú bé Ben vẫn chưa chuẩn bị tinh thần cho việc này, họ dặn nhau và dặn hàng xóm tránh nhắc đến các từ khóa như "mù lòa", "mất thị giác", "không nhìn thấy" và cố gắng tìm cách để giải quyết vấn đề.
Nhưng khác với nỗi u ám bao trùm ngôi nhà từ sau khi nhận được tin xấu, Ben cùng mẹ nhanh chóng thắp sáng lên cho những người có suy nghĩ dù là tiêu cực nhất. Từ hôm đó, bà Aquanetta nuôi dạy Ben cùng 4 đứa con khác của mình bằng một cách giống hệt nhau.
Ngồi vào bàn cùng ăn cơm, rửa sạch chén dĩa sau bữa ăn, tự tắm rửa và vệ sinh cơ thể, leo lên giường ngủ sau khi khóa cửa phòng, rồi mặc quần áo và xỏ giày để đi ra ngoài,... tất cả sinh hoạt thường nhật của Ben đều được diễn ra một cách hết sức bình thường như bốn người anh chị em của cậu.
Ba năm sau khi chú nhóc lên 5 tuổi, trong một chuyến dã ngoại ở Sacramento (bang California), cậu bé đã hỏi " Mẹ có thấy những tòa nhà ở đằng xa kia không?", người mẹ có chút bất ngờ nhưng vẫn giữ bình tĩnh và trả lời: " Đúng là như vậy, vốn dĩ mẹ con mình lúc nào cũng nhìn thấy cùng một thứ mà".
Chẳng phải một trò bịp hay một câu chuyện được ngẫu hứng sáng tác bởi một nhà văn phi thực tế nào đó, Ben hoàn toàn không bị bối rối khi bóng tối che lấy tầm mắt, thay vào đó cậu biến mình thành một người có "thị giác bình thường" bằng cách nhìn qua đôi tai.
Dĩ nhiên không có nhãn cầu nào ở tai cả, tất cả những gì cậu làm đó là đẩy mạnh khả năng của bộ phận lắng nghe lên đến mức vượt xa giới hạn ban đầu của nó. Ben đã tự phát triển thính lực của mình đến ngưỡng của những chú dơi, cá heo: nghe âm thanh và tự dựng bản đồ vùng không gian xung quanh mình.
Khi di chuyển trên đường, Underwood tạo ra âm thanh bằng cách hoạt động lưỡi trong miệng. Tiếng động của lưỡi phát đi rồi chạm vào bức tường, đồ vật ở xung quanh và phát dội lại tai, giúp cậu nhận thức được những gì đang có mặt ở quanh mình.
Nói như vậy thì khó hình dung được đôi tai của Ben đã được "tiến hóa" lên đến mức nào, nhưng bạn chỉ cần biết chàng thiếu niên có thể nhận ra sự khác nhau của từng chiếc xe hơi đi trên đường dựa vào tiếng động cơ của chúng; hay nếu đưa cậu đến một ngôi nhà nào đó bất kỳ, vị trí của cầu thang tại góc nhà hay đôi ba cái ghế nằm ngổn ngang giữa phòng cũng không làm khó được cậu.
Cũng như trong chuyến dã ngoại nhiều năm trước, Ben đã lắng nghe âm thanh của xe cộ lưu thông trên đường để biết được ở xa hơn so với dòng xe là những tòa nhà. Âm thanh của tiếng động cơ "chạm" vào các tòa cao ốc rồi phản xạ lại, giúp cậu nghe được cả dãy nhà trên phố.
"Em có ký ức mơ hồ về bầu trời và bãi cỏ, những thứ em đã kịp thấy bằng mắt trước đây. Tuy vậy, em không phải một người khuyết tật vì em vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ ở xung quanh mình rất rõ ràng. Thời gian đầu mọi thứ rất khó khăn, nhưng mẹ em đã là đôi mắt thay thế trước khi đôi tai của em tiếp quản lại công việc này", Ben chia sẻ trên tờ The Guardian năm 2007.
Dù không thể nghe được màu đỏ hay màu xanh, phòng tối hay sáng đèn, nhưng với hốc mắt được chèn hai nhãn cầu nhựa, cậu bé dân California vẫn có thể băng qua đường mà không hề bị tai nạn, đạp xe lên núi rồi quay về mà không vướng một cành cây nào.
Ben là người duy nhất trên thế giới có thể điều hướng bằng cách luyện tập khả năng định vị tiếng vang tương tự phương pháp sử dụng sóng siêu âm để giao tiếp của cá heo.
Các bác sĩ chuyên về nhãn khoa vào thời điểm đó cũng phải thừa nhận rằng mình chưa từng gặp một trường hợp nào như vậy trước đây. " Tôi e rằng khả năng vượt trội của cậu bé đã phát triển ngày qua ngày bởi cách giáo dục của người mẹ. Dẫu có nghiêm khắc khi dạy một đứa trẻ mất thị lực như những đứa trẻ khác, nhưng rõ ràng những em bé khiếm khuyết giác quan cần có một người mẹ như vậy", bác sĩ William Ruben cho biết.
" Chúng ta thường nói nhiều hơn nghe. Hãy cố lắng nghe người khác, bạn sẽ hiểu đối phương hơn và đây cũng là cách mà tôi dạy Ben. Tôi từng nói với con rằng chỉ cần lắng nghe, con sẽ thấy được nhiều thứ mà người khác không thấy được, bởi con nhìn từ đôi tai vào con tim chứ không từ đôi mắt đến khuôn mặt", bà Aquanetta Gordon chia sẻ.
Với 5 đứa con cùng 2 công việc bán thời gian đem lại thu nhập không quá cao, bà Aquanetta vẫn đảm bảo từng đứa con được phát triển tốt nhất, không phải vì điều kiện vật chất mà vì cách nuôi dạy con rất khoa học của bà. Theo suy nghĩ của người mẹ này, tất cả những gì các bậc phụ huynh cần làm đó chính là tin tưởng con mình và động viên các em làm hết sức.
Ben Underwood qua đời vào năm 2009 ở tuổi 17 khi khối u trong đầu dần phát triển và khiến não của cậu không thể hoạt động được nữa. Từ đôi mắt đến bộ não, căn bệnh quái ác khiến Ben phải sống trong những tháng ngày bệnh tật, nhưng cậu chưa bao giờ tự nhận mình là một kẻ mang bệnh bởi cậu đã có cả tuổi trẻ thật đẹp.
Theo saostar
Làm sao để bán được điện thoại cũ với giá cao? Việc chăm sóc tốt điện thoại ngay từ khi mới mua và giữ lại phụ kiện có thể giúp bạn có thêm một vài triệu đồng chênh lệch khi giao dịch. Giống như xe hơi, điện thoại là sản phẩm dễ mất giá. Theo Cnet, Galaxy S10 mất giá 50% chỉ trong 30 ngày. Bạn có thể tham khảo vài cách dưới đây...