Xem 7 cảnh chết ‘lầy lội’ nhất màn ảnh, đố bạn nhịn được cười
Có những cái chết khiến khán giả thay vì rơi lệ phải bật cười thành tiếng vì quá nhảm nhí.
Chết vì một cái máy bán nước tự động, vì củ cà rốt, theo kiểu slow-motion “ Cô dâu 8 tuổi”, hay vì tức đến xì khói… là những cảnh chết được liệt vào hàng nhảm nhí “nhất vũ trụ” trên màn ảnh. Với những ai chưa xem các bộ phim dưới đây, hãy tìm lại và xem ngay để giải trí.
Tức đến xì khói mà chết
Trong bộ phim Big trouble in little China (1986), khán giả có dịp cười một trận đau bụng vì cái chết của nhân vật không đến từ dao hay súng mà chỉ đơn giản là tức đến bốc hỏa xong… nổ tung cả người.
Nhân tiện cũng nói thêm nhân vật lãnh chúa trong phim cũng chết cực kỳ vô duyên. Hắn phóng dao vào đối thủ, bị đối thủ chụp và phóng lại trúng ngay đầu. Đó là chết vì… dao của chính mình.
Bị bắn vào đầu vẫn không chết
Nếu bạn đã từng lắc đầu ngao ngán vì độ dài và những cảnh phim slow-motion của Cô dâu 8 tuổithì xem qua Chandralekha (2014), bạn sẽ cầu mong cho nhân vật… chết nhanh giùm cái.
Liệu có người nào bị bắn một phát to tướng vào đầu nhưng vẫn đủ tỉnh táo cài hoa, lấy ảnh ra xem, trăn trối với tất cả mọi người không? Trong Chandralekha thì có đấy ạ. Nữ chính slow-motion đúng theo style Ấn Độ luôn. Nào là quay cận mặt nhân vật bắn súng, đến từng người gia đình, ông chồng, chỉ thiếu mỗi tài xế taxi là chưa quay thôi.
Nhưng cô gái bị bắn vào đầu ấy vẫn không chết, cô chỉ lịm dần trên đường đưa đến bệnh viện. Chắc đến thần chết cũng phải “vái lạy” cô gái này.
Chết vì một cái máy bán nước tự động
Video đang HOT
Người ta nói chết vì tai nạn, chết vì bệnh tật hay chết vì “tới số” không đáng sợ. Đáng sợ nhất là chết vì… một cái máy bán nước tưởng chừng như vô hại. Ấy thế mà vị huấn luyện viên xấu số trong bộ phim Maximum overdrive (1986) đã chết trong một nốt nhạc khi bị lon nước bắn ra từ máy. Từ nay ai đi mua nước ở máy nhớ đội mũ bảo hiểm vào nhé.
Chết vì bị bắn qua… điện thoại bàn
Nếu như có cuộc thi xem phim nào có chết nhảm nhí nhất mà Danger 5 (2011) về nhì thì không phim nào dám giành hạng nhất luôn. Bà xơ sát thủ trong phim chỉ việc nhấc điện thoại bàn lên chĩa súng thẳng vào ống nghe, bóp cò một phát thế là người ở đầu dây bên kia được về với “tiên giới” ngay lập tức.
Nhờ Danger 5 chúng ta biết thêm, điện thoại cũng có thể giết người được. Thế giới này thật đáng sợ… Nhưng các fan của phim đừng có làm theo nhé, không thành công đâu mà còn bị hỏng điện thoại đấy.
Chết vì củ cà rốt đâm xuyên qua cổ
Một củ cà rốt cũng có thể làm chết người? Nghe thật vô lý nhưng đó là chuyện xảy ra trong bộ phim Shoot &’em up (2007). Khi sát thủ Clive Owen đang ngồi nhai cà rốt bên vệ đường, bỗng anh ta thấy một phụ nữ có thai đang bị truy đuổi bởi tên côn đồ. Không thể làm ngơ, Clive Owen đuổi theo và kết liễu tên côn đồ bằng cách nhét cà rốt vào họng hắn, rồi bồi thêm một cú đấm khiến cà rốt xuyên thẳng qua cổ hắn.
Nếu biết cà rốt cứng đến mức có thể xuyên qua cổ như thế, từ nay bạn nào ăn cà rốt phải nhai thật kỹ vào.
Chết vì lõi ngô đâm xuyên lưng
Vâng, sau cái chết vì cà rốt thì chúng ta lại biết thêm một cái chết khác để cho vào bộ sưu tập những cái chết “nhảm nhí nhất trần đời” đó là bị lõi ngô đâm xuyên lưng trong Sleepwalkers (1992). Nhân vật nữ sát thủ Stephen King thay vì dùng dao giết sĩ quan thì cô chỉ cần một cái lõi ngô là đủ. Quá tuyệt vời cho đội bán ngô. Cho hỏi logic phim ở đâu vậy?
Cái chết “lì lợm” nhất thế giới
Các nhà làm phim của Ấn Độ tốt nhất nên gặp đạo diễn Karate girl (1963) để xin làm học trò ngay và luôn về độ “lầy”. Trong một phân cảnh phim, tên tội phạm tấn công nữ chính nhưng thất bại. Sau đó hắn bị cô dùng súng bắn vào người, cứ sau mỗi một phát súng tên tội phạm lại vật vã gào thét.
Cuối cùng sau 6 phát súng và hơn một phút “ăn vạ” hắn ta mới chịu chết. Thế nhưng chết rồi vẫn mở trừng mắt nhìn nữ chính như muốn nhắn nhủ: “Cô hãy nhớ mặt ta đấy…”
Theo VNE
Giây phút ngỡ ngàng khi nàng thơ 12 tuổi đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh
Nữ diễn viên Sue Lyon đã cho cả thế giới chiêm ngưỡng vẻ đẹp "mơn mởn" trong "Lolita".
Lolita là tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn gốc Nga Vladimir Nabokov, xuất bản năm 1955 ở Paris, và năm 1967 ở New York. Ngay khi mới ra mắt, Lolita đã tạo nên một làn sóng tranh cãi về nội dung khi đề cập đến câu chuyện của một giáo sư văn chương trung tuổi Humbert Humbert, có ám ảnh về tình dục với một cô gái mười hai tuổi tên Dolores Haze.
Tác phẩm gây tranh cãi bởi nội dung cấm kỵ
Mặc cho sự tranh cãi, năm 1962, còn trước cả thời gian tiểu thuyết được xuất bản tại Mỹ, đạo diễn Stanley Kubrick đã quyết định đưa câu chuyện này lên màn ảnh. Người được chọn làm "nàng thơ" tuổi 12 Lolita là nữ diễn viên Sue Lyon. Khi đó Sue Lyon đã 14 tuổi - lớn hơn nhân vật trong phim.
Để không vi phạm Bộ luật sản xuất Hollywood, đạo diễn Stanley Kubrick đã chỉnh sửa lại nội dung phim, thay đổi so với tiểu thuyết. Tuy vậy, để một nữ diễn viên 14 tuổi vào vai một nhân vật như Lolita vẫn là câu chuyện gây tranh cãi khủng khiếp thời điểm đó.
Giây phút nàng Lolita xuất hiện.
Lần đầu tiên khán giả nhìn thấy nàng Lolita cũng là lần đầu tiên nhân vật Humbert nhìn thấy nàng. Lúc đó, Humbert từ Paris sang Mỹ giảng dạy đã quyết định thuê một căn phòng tại nhà người đàn bà góa chồng có tên Charlotte Haze. Khi bà dẫn đi tham quan khắp ngôi nhà, Humber đã gặp cô bé Dolores Haze (mà sau này ông ta gọi là Lolita) mới 12 tuổi.
Dolores Haze trong bộ bikini, vừa trẻ con vừa gợi cảm đang nằm phơi nắng ngoài khu vườn. Nhìn thấy người lạ, nàng cũng không chút ngại ngần, chỉ nhìn Humbert bằng ánh mắt tò mò. Còn người đàn ông trung niên này lại không thể rời mắt khỏi cô bé. Dolores chính là hình mẫu của dục vọng ám ảnh Humbert bao nhiêu năm nay.
Giây phút ngỡ ngàng khi thấy nàng &'Lolita' đầu tiên của màn ảnh
Ngay từ cái nhìn đầu tiên đó, Humbert đã bị cô bé con hút hồn với một cảm xúc cấm kị. Để rồi người đàn ông trung niên chấp nhận trở thành chồng của bà chủ nhà Charlotte Haze chỉ để được gần gũi Lolita. "Nàng thơ" 12 tuổi đã khơi gợi lên trong lòng Humbert những điều không được phép.
Thời điểm năm 1962, Lolita được thể hiện dưới dạng phim đen trắng. Kỹ thuật quay phim cũng chưa đáp ứng được các thước phim mượt mà như thời hiện đại. Chỉ có duy nhất vẻ đẹp của nữ diễn viên Sue Lyon là không thể lu mờ.
Vẻ ngoài ngọt ngào của nữ diễn viên Sue Lyon.
Lolita là một đòi hỏi khó khăn với Sue Lyon khi nữ diễn viên mới 14 tuổi. Cô phải thể hiện được sự ngây thơ, thanh khiết của một thiếu nữ đang đến tuổi dậy thì và sự tò mò, cởi mở, nổi loạn của một cô gái mới lớn.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hình ảnh về nàng Lolita đầu tiên trên màn ảnh vẫn tồn tại mãi đến hiện tại. Nữ diễn viên người Mỹ trở thành biểu tượng sau bộ phim này. Cũng nhờ Lolita, Sue Lyon đã trở thành Gương mặt mới chú ý tại giải Quả cầu vàng khi mới 15 tuổi. Diễn xuất của Sue Lyon còn chưa nhiều kinh nghiệm diễn xuất nhưng được đánh giá cao bởi đã đứng bên cạnh dàn diễn viên tên tuổi James Mason, Shelley Winters, và Peter Sellers trong phim.
Theo VNE
10 khoảnh khắc phim thiếu nhi khiến người lớn khó kìm nước mắt Người trưởng thành đôi khi tìm được những điều vô giá từ phim thiếu nhi. Vua sư tử qua đời (Lion King) Vua sư tử (Lion King) vẫn luôn là bộ phim hoạt hình huyền thoại với nhiều khán giả. Trong phim, cái chết của Mufasa - vua sư tử dũng mãnh - không chỉ làm thay đổi cuộc đời chú sư tử...