Xem 32 chiếc F-22 chạy bão Matthew dồn về 1 sân bay
Không chỉ máy bay A-10 mà cả tiêm kích tàng hình F-22 Raptor ở căn cứ Langely-Eustis, bang Virginia với 32 chiếc cũng phải bay sang căn cứ ở bang Ohio để tránh bão Matthew.
Máy bay F-22 đậu chật sân bay Rickenbacker, ngày 7.10 – Ảnh: Không lực Mỹ
Cùng bay sơ tán với đoàn máy bay chiến đấu tàng hình đắt tiền này còn có 10 – 12 chiếc máy bay huấn luyện T-38 Talon.
Số máy bay này thuộc Không đoàn máy bay chiến đấu số 1, đóng tại căn cứ không quân hỗn hợp Langely-Eustis, bang Virginia. Nơi để các máy bay này sơ tán là căn cứ không quân Rickenbacker của Vệ binh quốc gia bang Ohio. Căn cứ này là trụ sở của Không đoàn máy bay tiếp liệu trên không số 121.
Những bức ảnh của Không lực Mỹ chụp cảnh sơ tán này rất ấn tượng, khi mặt bằng căn cứ Rickenbacker dày đặc máy bay F-22 đậu san sát nhau cùng các chiếc T-38. Những chiếc máy bay này đến căn cứ tránh bão từ ngày 5.10, và dự kiến ngày 12.10 sẽ quay lại chốn cũ.
Nhiều căn cứ không quân khác ở dọc bờ Đông nước Mỹ và ở Florida đã phải cho máy bay sơ tán vào các căn cứ ở cách xa đường đi của bão Matthew.
Video đang HOT
Hồi bão Hermine đổ vào khu vực đông nam nước Mỹ cuối tháng 8, căn cứ Rickenbacker cũng là nơi nhận các máy bay tấn công mặt đất A-10 từ căn cứ Moody (bang Georgia) đến tạm trú, còn 13 chiếc F-22 ở căn cứ Langley thì dồn sang nhà để máy bay của NASA sát bên căn cứ này trú bão.
Phi công F-22 Raptor giới thiệu loại tiêm kích tàng hình này trước nhóm sĩ quan học viên trường huấn luyện sĩ quan dự bị bang Ohio, các thành viên Vệ binh quốc gia bang Ohio cùng lính dự bị hải quân, ở sân bay Rickenbacker ngày 7.10.2016
Theo Tin Nóng
Người chuyển giới bị hỏi "cắt chưa" ở sân bay Hồng Kông
Hải quan Hồng Kông đã không cho phép hai du khách chuyển giới nhập cảnh vì "đáng nghi".
Sân bay Quốc tế Hồng Kông
Một nhóm vận động nhân quyền đang kêu gọi chính quyền đối xử với người chuyển giới một cách tôn trọng hơn sau khi hai người phụ nữ bị từ chối nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông ngày 24.9.
Hai người phụ nữ chuyển giới từ Bangkok muốn đến Hồng Kông để tham quan và mua sắm. Các quan chức không cho phép hai người phụ nữ nhập cảnh vì họ không giải thích được mục đích của kỳ nghỉ, Sở Di Trú Hồng Kông cho biết.
Cơ quan này yêu cầu hai người phụ nữ ký vào hai văn bản, một để xác nhận họ đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn toàn và một để xác nhận họ sẽ tự nguyện quay trở lại Thái Lan ngay lập tức. Sau khi từ chối ký các văn bản này, hay người phụ nữ trở lại Bangkok vào đêm 24.9.
Luật sư Jonathan Man Ho-ching, đại diện cho một trong hai người phụ nữ, cho biết ông không thể loại trừ "khả năng" sự việc xảy ra là do thành kiến và phân biệt đối xử và nói rằng có một sự "thiếu hiểu biết về các giới tính khác nhau."
Luật sư cho biết những người phụ nữ này cũng bị các quan chức hỏi đã "cắt chưa", ám chỉ việc họ đã trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoàn chỉnh hay chưa.
Joanne Leung Wing-yan, Chủ tịch Trung tâm Thông tin chuyển đổi giới tính, cho rằng dựa trên lịch sử du lịch của hai người phụ nữ, trong đó bao gồm Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Đài Loan, Hàn Quốc, không có lý do nào để yêu cầu họ rời đi.
"Tôi hy vọng sẽ có một cách đối xử và thấu hiểu khác về người chuyển giới," cô nói.
Một phát ngôn viên của Sở Di Trú Hồng Kông cho biết hại vị khách du lịch này rất "đáng ngờ" và "không thể giải thích" được họ là du khách đích thực. Bà cho biết các du khách này sẽ không được chấp thuận hoặc từ chối nhập cảnh trong trong tương lai một cách tự động.
Theo Danviet
Tình báo Mỹ mỉa mai chủ nhà G20 sau vụ quát nạt tại sân bay: "Vẫn hay như Trung Quốc" Cơ quan tình báo Mỹ đã phải gỡ bỏ một dòng trạng thái trên Twitter với nội dung mỉa mai, châm biếm phía Trung Quốc sau những ồn ào tại sân bay Hàng Châu - nơi Tổng thống Obama đáp máy bay dự hội nghị G20. Dòng Tweet mỉa mai của DIA. (ảnh chụp màn hình) Ngay sau màn quát tháo của nhân...