Xe xét nghiệm PCR lưu động trả kết quả tại chỗ
11 chiếc xe do Bộ Y tế chuyển giao cho TP HCM xuất hiện ở nhiều quận huyện, xét nghiệm RT-PCR hơn 90.000 mẫu, trả kết quả ngay tại chỗ sau 12 hoặc 24 giờ.
Các xe được bàn giao Viện Pasteur TP HCM quản lý từ chiều 21/8. Nguồn nhân lực chính thực hiện xét nghiệm được huy động từ Đại học Y Dược TP HCM. Mỗi xe lưu động đảm bảo công suất xét ngiệm 2.000-3.000 mẫu đơn mỗi ngày. Xe hoạt động 24/24 giờ, đội ngũ nhân lực được chia ca kíp luân phiên, nâng cao công suất xét nghiệm.
Xét nghiệm PCR được thực hiện ngay trên xe lưu động. Ảnh: Khánh Phương.
Phó giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc (Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Đại học Y Dược TP HCM kiêm giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM), cho biết mỗi xe xét nghiệm lưu động là một phòng thí nghiệm sinh học phân tử thu nhỏ. Trên xe có buồng cách âm, buồng xử lý mẫu, máy chiết tách, máy làm RT-PCR để đáp ứng về kỹ thuật.
“Hệ thống trên xe đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và môi trường bên ngoài”, phó giáo Bắc chia sẻ.
Xe di chuyển đến những địa phương có nhu cầu xét nghiệm nhiều, dựa trên danh sách cho Sở Y tế TP HCM cung cấp. Kết quả mẫu đơn được trả trong vòng 12 giờ và mẫu gộp là 24 giờ. Theo phó giáo sư Bắc, những xe xét nghiệm này có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào, đặc biệt là những vùng ở xa, nhờ thế thời gian qua góp phần giúp các địa phương phát hiện nhanh F0, sớm có phương án cách ly, chăm sóc F0 từ đầu, giảm nguy cơ chuyển nặng.
Chị Nguyễn Dạ Thảo, Trưởng Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm y tế Quận 12, cho biết từ khi xe về hỗ trợ quận, địa phương đã rút ngắn thời gian vận chuyển mẫu, không phải mang mẫu đi xa. “Kết quả xét nghiệm có sớm hơn góp phần giúp ngành y tế phát hiện kịp thời F0, tổ chức truy vết, cách ly hiệu quả hơn, từ đó việc quản lý, kiểm soát dịch được thuận lợi hơn”, chị Thảo chia sẻ.
Thời gian qua, TP HCM đẩy mạnh chiến lược xét nghiệm sàng lọc để bóc tách F0, điều trị F0 tại nhà hoặc đưa đến các khu cách ly y tế, tránh lây nhiễm, giảm tử vong. Thành phố tiếp tục xét nghiệm thần tốc đến ngày 30/9, nhằm phát hiện các ca mắc mới trong cộng đồng, thực hiện lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh TP HCM, Bộ Y tế đã điều hai xe xét nghiệm lưu động đến Kiên Giang, hai xe đến Bình Dương, hỗ trợ các địa phương này tăng năng lực xét nghiệm trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.
Cách giúp bệnh nhân Covid-19 lấy lại khứu giác, vị giác trong 3 ngày
Khi mới nhiễm bệnh, anh Hoan lo lắng, không ngủ được. Khi trấn tĩnh lại, anh áp dụng cách của bác sĩ hướng dẫn là xông và tập thể dục.
3 ngày sau, anh bắt đầu thấy mùi dầu gió, khứu giác dần dần rõ nét.
Hai cha con khỏi bệnh ở ngày thứ 9
Video đang HOT
Anh Lê Văn Hoan, hiện là luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM, cư trú ở TP Thủ Đức. Ngày 10/9, sau 9 ngày ở Bệnh viện dã chiến số 1 cách ly, điều trị, anh và con gái đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với nCoV và được xuất viện. Dưới đây là chia sẻ về 3 bí quyết để bệnh nhanh khỏi và không cần hỗ trợ từ bác sĩ của anh Hoan.
"Ngày 31/8, gia đình tôi được gọi đi lấy mẫu xét nghiệm nCoV cộng đồng tại khu phố. Theo như thông báo của nhân viên y tế, lần này là xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp PCR.
Chiều 1/9, tôi nhận được điện thoại của nhân viên y tế yêu cầu ra test nhanh tại địa điểm gần nhà. Kết quả tôi bị dương tính với SARS-CoV-2.
Anh Lê Văn Hoan. Ảnh: NVCC.
Con gái 15 tuổi của tôi cũng có kết quả dương tính. Riêng vợ và con lớn thì âm tính. Hàng xóm nhà tôi cũng có 2 người nhiễm bệnh.
Tôi và con có 15 phút để chuẩn bị vào đi cách ly tập trung ở Trường THCS Trường Thọ. Tôi và con gái được ở chung một phòng.
Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý khá kỹ nhưng thật sự tôi vẫn có cảm giác lo lắng. Đêm đầu tiên ở khu cách ly, tôi không thể nào ngủ được.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi uể oải do mất ngủ, mất khứu giác. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình phải bắt đầu một hành trình không mong muốn. Tôi bắt đầu tập thể dục và tiến hành xông bằng tỏi, gừng, sả.
Trước đi cách ly, tôi đã có sự chuẩn bị nên mang theo những thứ cần thiết. Tỏi bóc ra, đập nát để khoảng 10 phút. Nấu nước gừng, sả cho vào ly với tỏi đập nát xông. Hít vào từ từ bằng mũi trong khoảng 10 giây, nín thở 10 giây và thở ra bằng miệng trong 10 giây. Cứ như thế trong 10 phút. 10 phút tiếp theo thì làm ngược lại: hít vào bằng đường miệng và thở ra bằng mũi. Cứ tiếp tục lặp lại cho đến khi nước xông nguội.
Ngày đầu tiên tôi làm 3 lần thấy rất dễ chịu. Từ ngày thứ 2 trở đi, tôi xông có khi lên tới 5 hoặc 6 lần.
Sau 9 ngày bị bệnh, anh Hoan và con gái có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với nCoV và được xuất viện. Ảnh: NVCC.
Chiều 3/9, hai cha con tôi được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 1. Vào đây, chúng tôi được xếp 4 người ở một phòng. Tôi tiếp tục xông như những ngày trước đó, đồng thời tập thể dục (chủ yếu chạy tại chỗ) ngày 2 lần, mỗi lần từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi cũng nấu nước xông.
Hằng ngày, hai cha con tôi uống 5 đến 6 lít nước ấm (nấu sả, gừng, chanh), tắm bằng nước ấm.
Mặc dù cách ly không phải làm gì nhưng ban ngày gần như hai cha con tôi không còn thời gian rảnh, vì phải tập trung vào việc xông và tập thể dục. Riêng con tôi thì thời gian tập thể dục ít hơn vì còn phải học online.
Đến ngày thứ 3, tôi bắt đầu thấy mùi dầu gió (trước đó có thoa nhiều cũng không thấy mùi gì) và khứu giác dần dần rõ nét.
Ngày thứ 7, tôi tự test nhanh có kết quả âm tính. Đến ngày thứ 9, bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm PCR cho cha con tôi và hai người trong phòng. Kết quả, cả 4 chúng tôi âm tính và được xuất viện.
Cần cố gắng để virus không xâm nhập vào phổi
Khi phải đi điều trị do bệnh Covid-19, tôi đã tham khảo rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài này. Tôi thấy bài viết của dược sĩ Nguyễn Duy Như Dược, Đại học Dược Hà Nội hợp lý nên làm theo. Bài viết dài nhưng tôi tóm tắt như sau:
Thứ nhất , chúng ta không nên để mình nhiễm bệnh bằng cách thực hiện quy tắc 5K và tiêm vắc xin.
Thứ hai , khi đã lây nhiễm không để virus SARS-CoV-2 tấn công đến phổi. Khi virus đã bám được vào niêm mạc mũi họng thì cần có chốt chặn thứ hai nhằm làm giảm hoặc mất hoạt lực của virus ngay khi chúng vừa bám vào niêm mạc. Thường xuyên thụt rửa khoang mũi và súc họng thật kỹ nhiều lần bằng nước muối ấm (nồng độ 0,9% đến 1%).
Ngoài ra, xông hơi với tinh dầu sả chanh, húng chanh, quế hay hương nhu... Riêng tôi thì xông bằng tỏi, sả và gừng. Chốt chặn thứ hai này rất quan trọng để giảm virus tấn công phổi, giảm nguy cơ tử vong và phải được thực hiện quyết liệt.
Thứ ba , khi virus SARS-CoV-2 đã tấn công phổi, cần hạn chế thấp nhất tử vong.
Để bệnh không phát triển theo chiều hướng xấu đi, tôi đã tuân thủ triệt để các hướng dẫn trên của những chuyên gia y tế. Thậm chí, trong thời gian cách ly, cha con tôi không cần đến sự trợ giúp của các y bác sỹ, gần như tự lo hết.
Với cách thức như trên tôi thấy việc điều trị vừa rẻ (chi phí gần như không đáng kể) vừa khỏe mà hiệu quả lại cao.
Bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến số 1 tổ chức Trung thu cho bệnh nhân Covid-19.
Hành lý cần mang khi đến bệnh viện điều trị:
Thuốc, khử khuẩn và dụng cụ y tế, vệ sinh (rất cần thiết)
Thuốc ho, sổ mũi, viêm họng, hạ sốt, vitamin C.
Thuốc xịt mũi: 2 lọ xisat.
Nước súc miệng: 10 chai nước muối sinh lý (nếu không mang có thể tự pha).
Cồn khử khuẩn.
Khẩu trang: ngày dự kiến thay 3 lần.
Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2.
Dầu gió.
Muối tinh: 1 kg (Không thể thiếu).
Chanh, gừng, sả, tỏi (Không thể thiếu).
Ngoài ra có thể mang thêm một ít thực phẩm như mì gói, sữa, ngũ cốc, cà chua, trứng, chà bông, trái cây để ăn thêm. Đồ dùng cá nhân và bình đun siêu tốc.
Bé sơ sinh mắc Covid-19 viêm ruột hoại tử Sau khi mẹ mắc Covid-19, bé trai 18 ngày tuổi cũng sốt, bụng chướng, đi tiêu nhầy, xét nghiệm PCR dương tính. Điều trị ba ngày tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bé vẫn sốt, suy hô hấp tăng dần, chụp X-quang thấy tổn thương phổi rải rác hai bên, cùng các chỉ số khác ghi nhận tình trạng Covid-19 nặng. Xét nghiệm...