Xe Xanh: Tại Nhật Bản ô tô điện chỉ chiếm 1%
Nhật Bản – một trong những cái nôi của ngành công nghiệp ô tô thế giới nhưng trong giai đoạn chuyển đổi từ các dòng xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang của nguồn năng lượng mới, thị trường này đối mặt với nguy cơ tụt hậu khi mà hiện nay lượng xe điện bán ra tại quốc gia này mới chỉ chiếm 1%.
Mặc dù xe điện chỉ chiếm 1% tổng doanh số bán xe hơi, đứng sau Trung Quốc và các khu vực của châu Âu, nhưng cuối cùng xe ô tô điện cũng bắt đầu bắt nhịp tại Nhật Bản. Vào năm 2021, số lượng đăng ký xe ô tô EV nhập khẩu mới tăng gần gấp ba lần lên 8.610 chiếc, một sự thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý ở một quốc gia có doanh số bán ô tô nói chung bị đình trệ do dịch bệnh.
Thu nhập bình quân đầu người cao nên Nhật Bản ban đầu có vẻ rất phù hợp với Elon Musk, người đã dự đoán hồi năm 2010 rằng quốc gia châu Á này sẽ là quốc gia lớn thứ hai của Tesla thị trường sau Mỹ.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn cảnh giác với việc đặt cược quá nhiều vào ô tô chạy điện hoàn toàn, ngay cả sau khi Nissan mở đường cho xe điện giá cả phải chăng với chiếc Leaf hơn một thập kỷ trước. Thay vào đó, các nhà sản xuất ô tô và chính phủ Nhật Bản ưu tiên quảng bá xe hybrid, một loại xe mà Toyota đã đi tiên phong với mẫu Prius khoảng 25 năm trước, như một mẫu xe hợp lý hơn về mặt kinh tế.
Toyota đã tập trung quá nhiều tiềm lực vào các dòng xe hybrid.
Hiện tại, Nhật Bản dường như đang có một sự xoay chuyển mạnh mẽ trước áp lực mà các cường quốc ô tô đang thực hiện. Chính vì vậy gần như cùng lúc, Toyota, Nissan và Honda đều đã triển khai chiến lược EV mới khi các đại gia nước ngoài, từ General Motors đến Volkswagen AG đều cam kết từ bỏ hoàn toàn xe động cơ đốt trong tương lai không xa.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất ô tô mang thương hiệu Nhật Bản hiện sẽ có ưu thế hơn về mặt trạm sạc nhờ mạng lưới đại lý hiện có của họ trên khắp cả nước, kể cả ở các vùng nông thôn. Nissan đã có một mạng lưới các trạm sạc và đang có kế hoạch xây dựng thêm, đây là một phần dự án toàn cầu trị giá 20 tỷ yên của công ty. Trong khi đó, Toyota cho biết họ sẽ trang bị bộ sạc EV tại tất cả các đại lý của mình trên toàn quốc vào khoảng năm 2025.
Mẫu xe điện Nissan Leaf đang chia sẻ những thành tựu đạt được với các đối thủ trong tập đoàn Stellatis
Nissan và các đối tác liên minh Renault SA và Mitsubishi Motors Corp. đang chi tổng cộng 23 tỷ euro (26 tỷ USD) trong 5 năm để tung ra 35 chiếc ô tô chạy bằng pin mới vào cuối thập kỷ này. Volkswagen Nhật Bản cho biết họ sẽ xây dựng mạng lưới sạc nhanh lớn nhất đất nước, trang bị bộ sạc nhanh 90-150 kilowatt tại khoảng 200 điểm vào cuối năm nay. Chi phí lắp đặt có thể lên tới 25 triệu yên mỗi chiếc.
Stellantis NV cũng đã bắt đầu nói chuyện với các nhà cung cấp năng lượng để mở rộng mạng lưới sạc của mình. Pontus Haggstrom, giám đốc điều hành của Stellantis Japan, cho biết ông muốn thấy chính phủ có vai trò tích cực hơn. “Về cơ sở hạ tầng, các nhà sản xuất không phải bắt tay vào làm. Đó là những gì chính phủ cần phải làm”, ông nói.
Toyota đổ khá nhiều công sức vào quyết định lựa chọn nguồn năng lượng mới là pin hybro và trở nên lẻ loi trong xu hướng chung của nền công nghiệp ô tô thế giới
Chính phủ Nhật Bản, cam kết sẽ trung hòa carbon vào năm 2050, dường như cũng đã chuyển từ trọng tâm trước đó là bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước. Hiện nay, họ đặt mục tiêu giảm gần một nửa lượng khí thải carbon từ ống xả ô tô vào năm 2030 so với mức năm 2013 và đang tìm cách cấm bán ô tô chạy bằng xăng vào giữa những năm 2030. Đồng thời, Nhật Bản cũng tạo điều kiện để xe điện có giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng, tăng gấp đôi số tiền trợ cấp lên tối đa 800.000 yên (7.000 USD).
Điều đó thật đáng khích lệ đối với các nhà sản xuất xe điện nước ngoài, những người từ lâu đã nhường thị trường cho các mẫu xe hybrid của Toyota và Nissan Leaf, chiếc xe điện dành cho thị trường đại chúng đầu tiên trên thế giới.
Takeshi Miyao, nhà phân tích tại Takeshi Miyao, nhà phân tích tại Carnorama, một công ty tư vấn ô tô, cho biết: “Đó sẽ là một trận chiến gay cấn. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản mạnh trên toàn cầu, nhưng họ còn mạnh hơn trên sân nhà. Đó là một thị trường rất khó khăn đối với các nhà sản xuất ô tô nước ngoài”. Miyao dự đoán thị trường ô tô Nhật Bản sẽ có sự cạnh tranh đặc biệt mạnh mẽ, với dòng xe bZ của Toyota, một dòng xe thể thao đa dụng chỉ chạy bằng điện được ra mắt vào năm ngoái. Toyota đang có kế hoạch chi 35 tỷ USD để tăng tốc độ chuyển dịch sang xe điện.
Xe Xanh: Ô tô điện phải mất 70.000 km mới bù đắp lượng khí thải carbon khi sản xuất pin
Carlos Tavares - CEO của Stellantis: Một chiếc ô tô điện cần phải đi 70.000 km để bù đắp lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất pin... so với xe hybrid hạng nhẹ
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mà các tờ báo Les Echos (Pháp), Handelsblatt (Đức), Corriere della Sera (Italia) và El Mundo (Tây Ban Nha), Carlos Tavares - CEO của Stellantis cho biết: Chiến lược của Ủy ban châu Âu nhằm loại bỏ động cơ đốt trong để chuyển sang sử dụng xe điện là một lựa chọn chính trị mang lại rủi ro về môi trường và xã hội.
Châu Âu sẽ cấm các loại xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 để mở ra cơ hội mới cho điện
Và vị lãnh đạo này của Stellantis thẳng thắn cho biết: "điện khí hóa là công nghệ được các chính trị gia lựa chọn chứ không phải ngành công nghiệp và hực tế, có nhiều cách rẻ hơn và nhanh hơn để giảm lượng khí thải carbon. Một chiếc ô tô điện cần phải đi 70.000 km để bù đắp lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất pin và để bắt kịp với một chiếc xe hybrid hạng nhẹ, vốn có giá thành chỉ bằng một nửa".
Carlos Tavares cũng cho biết; lệnh cấm đối với xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 ở châu Âu sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô phải nhanh chóng chuyển đổi nhà máy và chuỗi cung ứng mà không thể có sự tính toán thiệt hơn.
Toyota cũng là nhà sản xuất không thực sự "mặn mà" với dòng xe thuần điện (EV) mà tập trung vào các dòng xe hybrid và xe dùng pin nhiên liệu hydro
Đối với bản thân nội tại của Stellantis đang phải đối mặt, vị quan chức cấp cao này cho biết tập đoàn sẽ giữ đúng những lời hứa sẽ không đóng cửa các nhà máy tại châu Âu, bất chấp việc các chi phí sản xuất đang tăng cao. Tuy nhiên, tập đoàn sẽ phải tính toán lại để có thể duy trì sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Kể từ khi hợp nhất FIAT Chrysler và Peugeot để trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới về sản lượng, C.Tavares là người đã đưa ra kế hoạch điện khí hóa trị giá 34 tỷ USD giúp cổ phiếu Stellantis tăng hơn 60% trong năm đầu tiên.
Cạnh tranh VinFast, Nissan chuẩn bị đưa ô tô điện vào Việt Nam Nissan đang từng bước chuẩn bị đưa ô tô điện vào Việt Nam, hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mẫu Crossover điện với tham vọng cạnh tranh VinFast tại Việt Nam. Nissan Ariya vừa được Nissan đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam Bên cạnh việc phân phối trở lại các dòng...