Xe “tự thiêu” bùng phát, cơ quan chức năng vẫn… hội thảo
Từ đầu năm 2013 tới nay, đã liên tục xảy ra hàng chục vụ cháy các loại xe máy, container, tải, đạp điện… thế nhưng dự án nghiên cứu phòng chống cháy nổ xe được đích thân Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các bộ – ngành vẫn chưa hoàn thành.
Hội thảo để tìm thêm thông tin
Trong suốt năm 2012, liên tiếp xảy ra cháy xe trên cả nước, vào tháng 6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các bộ – ngành liên quan làm rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, đến ngày 3/7, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cơ chế cháy nổ xe và cách phòng chống do liên bộ Khoa học – Công nghệ, Giao thông Vận tải (GTVT), Công an, Công Thương thực hiện vẫn chưa đâu vào đâu.
Điều này có nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể giúp người dân có đánh giá toàn diện về cháy xe và cách phòng chống một cách hiệu quả nhất.
Gần một năm trôi qua nguyên nhân cháy xe vẫn nằm trong bí ẩn
Ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam – Bộ GTVT cho biết, dự kiến trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới, các bộ – ngành sẽ tổ chức hội thảo để trao đổi thêm thông tin về đề tài nghiên cứu này.
Riêng phần việc mà Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện, ông Giao cho biết đến giờ vẫn chưa hoàn thành để gửi sang Bộ Khoa học – Công nghệ (cơ quan chủ trì).
Video đang HOT
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ – Bộ Công an, cho biết việc thống kê các vụ cháy nổ xe và phân loại nguyên nhân vẫn đang được cơ quan này tiến hành.
Còn đại diện Bộ Khoa học – Công nghệ cũng không mặn mà để chia sẻ kết quả nghiên cứu về nguyên nhân cháy xe.
Nghi xăng nhưng không thể chỉ tận mặt
Hàng loạt các vụ cháy xe được đặt nghi vấn nhiều do chất lượng xăng kém, nhất là khi phát hiện hàng loạt các vụ bơm, pha chế xăng rởm.
Thế nhưng nhiều cuộc hội thảo tập hợp các nhà khoa học đến từ nhiều bộ ngành với đủ các thí nghiệm vẫn không đi đến kết luận cuối cùng là do xăng.
Trái với kết luận này, liên tục các vụ pha chế xăng rởm cũng được phát hiện.
Ngày 4/6/2013, cơ quan CSĐT Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) khởi tố vụ án “rút ruột” xe bồn, pha chế xăng trái phép xảy ra phường Bãi Cháy – TP Hạ Long.
Theo đó lực lượng chức năng đã xác định được tại cơ sở thu mua dầu thải do Nguyễn Thị Bích (SN 1969, ở tổ 5, khu 10, Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) làm chủ có 12 phuy dầu thải, 14 phuy hắc ín, 300 lít dầu diezel, 20 lít xăng và 40 vỏ thùng phuy không chứa gì.
Tương tự tại TPHCM trong hơn nửa tháng đeo bám các phóng viên cũng phát hiện hàng loạt xe bồn rút ruột pha chế xăng rồi đổ cho các cây xăng bán cho khách hàng.
Liên tục các vụ rút ruột pha xăng rởm tại các xe bồn chờ xăng được phát hiện
Theo PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách Khoa Hà Nội và ông Lê Bạch Chúc, Trung tâm An toàn hóa chất Bảo vệ Môi trường việc cháy xe có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết là từ chất lượng xăng dầu, chất lượng phụ tùng, chế độ bảo trì và điều kiện vận hành. Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định, đối với các vụ cháy xe ở Việt Nam xảy ra trong thời gian gần đây, ý kiến của ông nghiêng về các nguyên nhân từ hệ thống điện.
Ngược lại, PGS. TS. Hoàng Mạnh Hùng, Trung tâm tư vấn giám định dân sự cho rằng, nguyên nhân cháy xe mà ông xác định nghiêng về vấn đề nhiên liệu. Theo giải thích của ông Hùng, các chất phụ gia như aceton, methanol, thậm chí là cả ethanol đều có tác dụng làm tăng thẩm thấu qua chất dẻo, gây ăn mòn kim loại, đặc biệt tại các bộ phận tiếp xúc giữa dây dẫn với các bộ phận động cơ.
Do đó, tỉ lệ sự hở và phát tán các chất bay hơi hữu cơ tăng lên đáng kể, tỉ lệ của hơi xăng với không khí có giới hạn nổ rất rộng. Hơi methanol và aceton rò rỉ tạo với không khí hỗn hợp khí đạt đến giới hạn nổ.
Ngoài ra, khí hidro giải phóng do methanol hòa tan nhôm, khí hidro nhẹ nên dễ dàng thoát ra qua các khe hở chất dẻo. Khi xe dừng lại, nồng độ hidro trong không khí từ 4-76% sẽ đạt nồng độ nổ cháy của hidro.
Cũng có nhiều ý kiến nghiêng theo hướng này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng và không thể khẳng định do xăng.
Theo vietbao
Đội mũ bảo hiểm rởm sẽ bị phạt 200.000 đồng
Người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách.
4 bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông Vận tải vừa ký thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, xe đạp máy, xe máy.
Theo đó, mũ bảo hiểm phải có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Mũ có kiểu dáng nhái, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì sẽ không được coi là mũ bảo hiểm.
Các loại mũ thời trang này không được coi là mũ bảo hiểm. Ảnh: Hoàng Hà.
Người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách. Và theo dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Bộ Giao thông, mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000 đồng.
Trước đó, trong đợt kiểm tra thí điểm mũ bảo hiểm xe máy tại Hà Nội, Cục Quản lý thị trường nhận thấy tới 100% điểm kinh doanh mũ bảo hiểm có vi phạm. Trong tổng số hơn 3.330 chiếc mũ được kiểm tra thì có tới 59,89% số mũ là không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc.
Theo đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện có 90% người dân sử dụng mũ bảo hiểm khi lưu thông. Trong số này chỉ có 30% sử dụng các loại mũ đạt chuẩn.
Theo VNE
Đội MBH giả bị phạt: Thế nào là giả? Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành quy chuẩn về chất lượng mũ bảo hiểm từ năm 2008. Nhưng người sử dụng vẫn băn khoăn, mũ bảo hiểm như thế nào mới được coi là đảm bảo chất lượng? Mới đây, một số thông tin cho rằng từ ngày 15/4 tới, hành vi đội mũ bảo hiểm giả có thể bị xử...