Xe tự lái sẽ thất bại, nếu không có điều này…
Sẽ không có bất kỳ xe tự lái nào nếu mọi người cảm thấy không an toàn khi lái xe. Vì thế, cần có một hệ thống ngôn ngữ chung, được chuẩn hóa cho xe tự lái, để chúng có thể “nói chuyện” với nhau và nói chuyện với người đi bộ, với các phương tiện khác.
Gần đây, có rất nhiều cuộc nói chuyện về sự cần thiết phải có một “ngôn ngữ chung” cho xe tự lái. Ford đã nhiều lần ủng hộ các “tín hiệu thị giác tiêu chuẩn” mà các phương tiện tự trị có thể sử dụng để “nói chuyện” với người đi bộ, người đi xe đạp và các lái xe khác. Trong khi đó, các nhà phê bình tiếp tục tấn công năm cấp độ tự động hóa theo quy định của Hiệp hội kỹ sư ô tô, tiêu chuẩn toàn cầu về tự lái xe, vì lý do các tiêu chuẩn đó quá rộng và có thể nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý: chúng ta cần một cách nào đó tốt hơn, thống nhất hơn để những chiếc xe tự lái có thể “nói chuyện” với nhau và với các phương tiện khác.
RAND, một công ty mới đây đã công bố nỗ lực nghiên cứu về một ngôn ngữ chung cho các phương tiện tự trị. Với tiêu đề “Measuring Automated Vehicle Safety: Forging a Framework”, tài liệu dài 91 trang đã tìm cách trả lời câu hỏi lớn: liệu các đối thủ lớn trong mảng xe tự lái có thể tìm ra cách nào đánh giá mức an toàn có ích cho công chúng không?
Xét cho cùng, đó là trở ngại lớn nhất trong nỗ lực chuẩn hóa mọi thứ trong không gian tự lái. Các công ty như Waymo, Tesla, GM, Ford, và Uber sẽ sớm nhảy vào cuộc chiến cạnh tranh. Các công ty này đã đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển (80 tỷ đô la, theo Viện Brookings), với hy vọng gặt hái thành quả của một ngành công nghiệp tiềm năng trị giá 7 nghìn tỷ đô la. Tại sao họ phải đồng ý với mọi thứ trên sân chơi này, đặc biệt khi điều đó có lợi cho đối thủ cạnh tranh và loại bỏ lợi thế của riêng họ?
Marjory Blumenthal, nhà phân tích chính sách cao cấp tại RAND và là tác giả chính của báo cáo, cho rằng câu trả lời khá đơn giản: sẽ không có bất kỳ xe tự lái nào nếu mọi người cảm thấy không an toàn khi lái xe.
Hiện nay, đã có nhiều thử nghiệm xe tự lái công khai diễn ra ở Mỹ, Châu Âu, Nga và Trung Quốc – nhưng công chúng đang ngày càng hoài nghi về công nghệ mới này. Vào tháng Ba, một chiếc xe Uber tự lái đã gây tai nạn và khiến một người đi bộ ở Tempe, Arizona, tử vong. Uber đã ngừng thử nghiệm xe tự lái sau vụ việc, và một số người ủng hộ an toàn cho biết vụ tai nạn cho thấy hệ thống chưa đủ an toàn để được thử nghiệm trên đường công cộng.
Xe tự lái Uber từng gây tai nạn chết người khi thử nghiệm trên đường phố
“Xe tự trị chỉ thành công khi công chúng tin tưởng”, Blumenthal nói.
Trớ trêu thay, chính RAND là hãng đã nhận nhiệm vụ tạo ra một ngôn ngữ chung, được chia sẻ cho xe tự lái theo yêu cầu của Nhóm Công nghệ Tiên tiến của Uber. Công ty tiếp cận RAND vào mùa hè năm 2017, gần một năm trước khi xảy ra vụ tai nạn.
RAND bắt đầu bằng cách xác định ba giai đoạn trong vòng đời của xe tự lái: phát triển, trình diễn và triển khai. Họ cũng xem xét các phép đo an toàn như tai nạn, vi phạm (như vượt đèn đỏ), và một biện pháp được gọi là “roadmanship” – đo lường xem chiếc xe có phải là “công dân tốt” của xa lộ hay không (ví dụ, “đối xử” tốt với các xe khác).
Video đang HOT
Các cân nhắc khác bao gồm các phép đo an toàn, hay một loạt các điều kiện như địa lý, thời tiết, ánh sáng, vạch đường và các yếu tố khác.
Ngoài ra, RAND cũng khuyến nghị chia sẻ dữ liệu nhiều hơn giữa các công ty và với các cơ quan chính phủ. Các công ty không muốn công khai dữ liệu của họ vì sợ phơi bày bí mật thương mại quan trọng. Nhưng Blumenthal và nhóm của bà lạc quan. “Với xe tự lái, hy vọng các đối thủ cạnh tranh sẽ có nhiều hành động vì tập thể hơn”, báo cáo kết luận. Điều này, được RAND và nhóm của Blumenthal đặt ra một thuật ngữ mới là “coopetition” – nghĩa là vừa cạnh tranh nhưng cũng vừa hợp tác với nhau.
Thu Anh
Theo The Verge
Chị em méo mặt khi nhận hàng đặt mua qua mạng
Chị em em đang có ý định mua hàng qua mạng chắc phải dè chừng sau khi xem xong loạt ảnh này.
Đặt hàng trên mạng và cái kết khi nhận hàng.
Nhìn giống nhất mỗi cái màu váy.
Chắc họ gửi nhầm cái khăn trải bàn thôi.
Đặt áo người lớn mà lại nhận được áo trẻ con.
Thế cô trong hình kia là người tí hon à?
Quảng cáo là của người lớn, mua cho trẻ con thì nhỏ là đúng rồi.
Hình nhỏ thế này nhìn cho đỡ sợ.
Ngôi sao còn to hơn cả quảng cáo, lãi thế còn gì.
Đặt váy nhưng nhận được áo sơ mi.
Đồ này chắc cho người lớn mặc mới vừa.
Thôi thì dùng thay chăn vậy chị em.
Hình ảnh quảng cáo chỉ mang tính chất minh họa.
Màu sắc và kiểu dáng có sai tí nào đâu.
Trách ai bây giờ, trách mình không bằng người mẫu thôi.
Mua váy được tặng riêng áo cơ mà.
Theo Dân Việt
Apple nên dè chừng hệ sinh thái Surface mới của Microsoft nếu không muốn bị đánh bại Dòng sản phẩm Surface mới nhất của Microsoft cung cấp đầy đủ những lựa chọn phù hợp với từng nhu cầu, tiêu chí của người dùng. Tất cả đều có màn hình cảm ứng, hỗ trợ bút stylus, bộ xử lý thế hệ mới nhất. Nếu so với hệ sinh thái của Apple, MacBook Pro không có màn cảm ứng nhưng lại dùng...