Xe tự lái có bao nhiêu cấp độ – Cẩm nang xem hãng xe nào “nổ to” nhất về khả năng tự lái?
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ xe tự lái đã khiến người ta vô cùng đau đầu khi tranh luận về các cấp độ khác nhau của xe tự lái.
Vậy căn cứ nào có thể đánh giá được công nghệ này và biết được rằng hãng xe nào “nổ to nhất” về khả năng tự lái trên chiếc xe của mình.
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế (ISO) và SAE International (*) đã phối hợp cùng công bố bản cập nhật mới nhất của tài liệu phân cấp hệ thống tự lái trên xe ô tô. Đây là căn cứ cần thiết để giúp người tiêu dùng hiểu biết thêm về công nghệ xe tự lái, và đặc biệt có thể “phát hiện” hãng xe nào “nổ to nhất” về khả năng tự lái trên chiếc xe của mình.
Cụ thể, bộ tài liệu “SAE J3016: Phân cấp hệ thống tự lái” đã được cập nhật một số thay đổi quan trọng. Theo đó, SAE phân chế độ tự lái của xe hơi thành 6 cấp độ, bắt đầu từ cấp độ 0 (không được hỗ trợ) cho tới cấp độ 5 (xe tự động hoàn toàn).
Sáu cấp độ tự lái (bao gồm cả cấp độ 0) sẽ được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên từ cấp độ 0 đến cấp độ 2 được định nghĩa là các mẫu xe được trang bị các tính năng hỗ trợ người lái, tuy nhiên người lái vẫn phải tham gia vào quá trình lái xe ngay cả khi không đạp ga hay bỏ tay khỏi vô lăng.
Trong đó, Cấp độ 0 được định nghĩa là chỉ được trang bị cảnh báo và hỗ trợ tạm thời như: phanh khẩn cấp tự động (AEB); cảnh báo điểm mù và cảnh báo đi chệch làn đường. Hệ thống tự lái cấp độ 1 thì sẽ có tính năng hỗ trợ lái hoặc phanh/tăng tốc, chẳng hạn như hệ thống định tâm làn đường (hỗ trợ đi giữa làn) hoặc kiểm soát hành trình thích ứng. Trong khi, cấp độ 2 sẽ dược trang bị cả hai tính năng trên.
Video đang HOT
Phân cấp hệ thống tự lái trên xe ô tô – Theo tài liệu SAE J3016
Nhóm thứ 2 là các hệ thống tự hành mà người lái xe không cần điều khiển phương tiện khi hệ thống tự lái được kích hoạt ngay cả khi người lái đã vào vị trí lái, bao gồm cấp độ 3, 4 và 5. Theo SAE, cấp độ 3 và 4 chỉ cho phép xe tự hành trong một số các trường hợp nhất định theo quy định của quốc tế.
Hệ thống tự lái cấp độ 3 sẽ yêu cầu người lái phải trực tiếp kiểm soát xe khi hệ thống đưa ra yêu cầu. Mặc dù cấp độ 4 không yêu cầu người lái phải điều khiển phương tiện, nhưng chỉ hoạt động được trong một số trường hợp nhất định.
Honda Legend Hybrid EX là mẫu xe tự lái cấp độ 3 đầu tiên của Nhật Bản
Ví dụ về khả năng tự lái cấp độ 3 là hỗ trợ người lái khi khi gặp tắc đường. Một trong những chiếc xe được tích hợp khả năng này là Honda Legend Hybrid EX, với hệ thống Honda Sensing Elite.
Cấp độ tự động hóa cao nhất, Cấp độ 5, các phương tiện thuộc loại này có tất cả các khả năng của Cấp độ 4, tuy nhiên có thể hoạt động được trong mọi điều kiện địa hình và hoàn cảnh.
Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn kỹ thuật SAE J3016, Barbara Wendling cho biết: “Việc hợp tác giữa SAE International và ISO cho phép chúng tôi mở rộng và và đem tới cho người tiêu dùng toàn cầu một khái niệm rõ ràng, ngắn gọn và nhất quán về hệ thống tự lái trên các mẫu xe hiện nay.”
(*) SAE trước đây được gọi là Hiệp hội Kỹ sư Ô tô, là một hiệp hội nghề nghiệp hoạt động toàn cầu có trụ sở tại Mỹ và tổ chức phát triển tiêu chuẩn cho các chuyên gia kỹ thuật trong các ngành khác nhau như hàng không vũ trụ, ô tô và xe vận tải. Hiệp hội này được ra đời từ năm 1905, do một nhóm các kỹ sư, phi công… lập ra, trong đó có những cái tên nổi tiếng Henry Ford (người sáng lập hãng Ford) và nhà phát minh Thomas Edison.
Nhiều người không tự tin với ô tô tự lái
Kết quả khảo sát tại Anh mới đây cho thấy, nhiều người cảm thấy không tự tin vào ô tô tự hành, trong đó có đến 51% cho rằng công nghệ ô tô tự hành vẫn còn quá non trẻ để họ có thể tin tưởng vào nó.
Nhiều người cảm thấy không tự tin vào ô tô tự hành
Cuộc khảo sát được CarGurus thực hiện với 1.007 chủ sở hữu sở hữu ô tô tại Anh để thu thập ý kiến của người dùng ô tô đối với công nghệ ô tô tự hành cũng như các tính năng hỗ trợ lái xe vốn ngày càng phổ biến trên các mẫu mã ô tô mới.
Kết quả cho thấy, phần lớn những người được hỏi đều bày tỏ sự lo ngại về việc lưu thông cùng các phương tiện tự hành (xe tự lái). Rất ít người tự tin với công nghệ này, chỉ 12% hài lòng sử dụng và 13% sẵn sàng đặt niềm tin, đưa người thân vào xe tự lái.
Chỉ 12% hài lòng sử dụng và 13% sẵn sàng đặt niềm tin, đưa người thân vào xe tự lái ẢNH: CARSCOOP
Trong số những người được CarGurus khảo sát lấy ý kiến, có 30% bày tỏ sự hào hứng với sự phát triển của ô tô tự lái, 35% trung lập và 36% tỏ ra lo ngại.
Tuy nhiên, khi nói đến các tính năng an toàn ngày càng phổ biến trên ô tô mới đồng thời là tiền đề cho ô tô tự hành, chẳng hạn như phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, camera lùi hoặc camera 360... đại đa số những người được hỏi đều cảm thấy rằng tất cả giúp người lái điều khiển xe an toàn hơn.
Kết quả khảo sát của CarGurus đưa ra trong bối cảnh đang có nhiều ý kiến tranh cãi về tương lai của phương tiện tự hành. Một số bày tỏ sự ủng hộ nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại khi các vụ tai nạn giao thông liên quan đến ô tô sử dụng tính năng tự hành xảy ra ngày càng nhiều. 44% người tham gia khảo sát lo lắng về việc ai là người chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.
Tesla được tin tưởng nhất trong việc phát triển công nghệ xe tự lái với 22% ý kiến ủng hộ
Cuộc khảo sát của CarGurus cũng lấy ý kiến về sự tin tưởng, ủng hộ của người dùng ô tô đối với hàng loạt công nghệ ô tô tự hành của các nhà sản xuất ô tô trên thế giới. Trong đó, Tesla được tin tưởng nhất trong việc phát triển công nghệ xe tự lái với 22% ý kiến ủng hộ. BMW và Audi được coi là những thương hiệu hấp dẫn để khách hàng có thể tiếp cận khi công nghệ tự lái được áp dụng.
Đáng chú ý, chỉ 6% ý kiến tin tưởng, ủng hộ công nghệ xe tự lái của Apple thấp hơn 2% so với Ford.
Toyota mua lại công ty bản đồ chuyên cung cấp cho xe tự lái Toyota Motor Corp cho biết đã mua lại công ty Carmera (Mỹ), nhà cung cấp bản đồ và dữ liệu cho xe không người lái. Động thái này đánh dấu việc tiến thêm một bước của nhà sản xuất ôtô Nhật Bản vào công nghệ xe tự hành. Việc mua lại Carmera với chi phí không được tiết lộ thông qua Woven Planet...