Xe Trung Quốc cũ ‘độ’ logo Lexus rao giá 220 triệu đồng
Chiếc Haima M3 đời 2015 còn khá mới tại Việt Nam rao giá chỉ 220 triệu đồng ở thời điểm hiện tại, mức giá này chưa bằng chiếc Kia Morning đời 2011.
Haima M3 sản xuất tại Trung Quốc được định vị ở phân khúc xe sedan hạng B chung mâm với Toyota Vios và Honda City. Sau 4 năm sử dụng, chiếc xe đang được chủ nhân rao bán với giá 220 triệu đồng, chưa thương lượng. Như vậy, mức giá này còn rẻ hơn chiếc Kia Morning nhập khẩu từ Hàn Quốc đời 2011 có giá khoảng 300 triệu đồng.
Vào thời điểm năm 2015, một chiếc Haima M3 mới tinh bán ra với giá gần 400 triệu đồng, chưa gồm chi phí ra biển số. Hiện chiếc xe này đã được “độ” lại logo Lexus cả trước và sau xe, nội thất bên trong vẫn còn khá mới, người bán cho biết chiếc xe vẫn còn được bảo hành 30.000 km, điều này có nghĩa xe đã vận hành khoảng 70.000 km.
Haima là kết quả của quan hệ hợp tác giữa công ty xe Hải Nam Trung Quốc và Mazda Nhật Bản sau khi Mazda chuyển giao dây chuyền sản xuất cho hãng xe này. Trong hơn 10 năm qua, Haima đã khẳng định được thương hiệu của mình tại thị trường châu Âu
Sau 4 năm sử dụng, chiếc Haima M3 hiện chỉ còn giá trị khoảng 200 triệu đồng
Chiếc sedan Haima M3 1.5AT CVT 5 chỗ ngồi sở hữu ngoại hình cơ bắp và mạnh mẽ. Về tổng thể, xe có kích thước dài 4.545 mm, rộng 1.737 mm và cao 1.295 mm. Khoảng sáng gầm xe 130 mm và chiều dài cơ sở 2.600 mm.
Cụm đèn pha có thiết kế và lắp đặt cân đối với cụm lưới tản nhiệt, giúp mở rộng chiều rộng tổng thể, tạo độ sáng cao và được thiết kế năng động để tăng độ an toàn khi di chuyển ban đêm. Ngoài ra, cụm đèn sương mù và đèn chạy ban ngày được thiết kế đúng chuẩn châu Âu.
.
Về nội thất, Haima M3 1.5 CVT có thiết kế khá nhẹ nhàng và tối giản tới mức có thể. Ghế bọc nỉ hoặc da tùy từng phiên bản. Hàng ghế sau của chiếc sedan có thể gập lại, tăng dung tích khoang chứa hành lý từ 450 lít lên con số lớn hơn.
Video đang HOT
Nội thất Haima M3 còn khá mới do được chủ xe giữ gìn trong quá trình sử dụng
Do rao bán với giá khá thấp nên xe không có những tiện ích “xa hoa” như những chiếc xe khác, mà chỉ dừng lại ở đầu đĩa CD – MP3 – FM – AM, hệ thống âm thanh 4 – 6 loa.
Về sức mạnh, chiếc xe có trọng lượng 1.210 kg sử dụng động 1.5 lít VVT L4 16V DOHC sản sinh 110 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 147 Nm tại vòng tua 4.000 vòng/phút, đi kèm hệ dẫn động cầu trước và hộp số CVT. Chỉ số tiêu thụ nhiên liệu trung bình đạt 6.5 lít/100 km.
Tuy có giá bán thấp nhưng việc bán chiếc Haima M3 này cho chủ nhân mới gặp nhiều khó khăn bởi xuất xứ xe từ Trung Quốc.
Theo Thanhnien
Thấy gì ở Top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam nửa đầu 2019?
Mẫu sedan cỡ nhỏ Toyota Vios bỏ xa phần còn lại trong khi thị trường đón nhận "hảo thủ" mới Mitsubishi Xpander.
Accent đã vượt qua chính "người anh em" Grand i10 để leo lên vị trí xe bán chạy thứ 2 nửa đầu năm nay.
Theo thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 6 tháng đầu năm 2019, liên doanh Toyota đã bán ra thị trường tổng cộng 12.451 chiếc Vios, vượt qua tất cả các mẫu xe khác với khoảng cách rất dài.
Khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái, có thể thấy rằng sản lượng bán hàng nửa đầu năm nay của Toyota Vios thậm chí đã sụt giảm nhẹ. Tuy nhiên, việc các mẫu xe bám đuổi giảm tốc đã giúp mẫu sedan cỡ nhỏ này chiếm giữ "ngôi vương" một cách vững chắc.
Cùng thời gian này của năm 2018, Vios thậm chí chỉ đứng thứ 2 về sản lượng bán hàng, thấp hơn đôi chút so với Hyundai Grand i10.
Tuy nhiên, sang đến năm nay, mẫu xe cỡ A đến từ Hàn Quốc đã sụt giảm sâu về sản lượng giúp cho Vios vượt lên mạnh mẽ. Thậm chí so sánh ngay trong "nhà" Hyundai, Grand i10 đã bị mẫu sedan Accent vượt qua về doanh số.
Vios vẫn tiếp tục khẳng định vị trí vô đối về doanh số trên thị trường.
Chỉ cần nhìn vào Top 3 xe bán chạy nhất nửa đầu năm nay cũng có thể nhận thấy vài khác biệt.
Sự xuất hiện của thế hệ hoàn toàn mới đã giúp Accent liên tiếp gặt hái những thành công và trở thành đối thủ nặng ký nhất với Vios tại phân khúc sedan cỡ B.
Cặp "song mã" Vios và Accent đã đẩy tất cả các đối thủ trong phân khúc ra rất xa cuộc chơi doanh số. Ngay cả cái tên Honda City vốn từng gây sốt trên thị trường cũng đã gần như hoàn toàn mất tích.
Còn ở phân khúc cỡ A, Grand i10 lại phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đối thủ, nhất là những cái tên hoàn toàn mới trên thị trường.
Mặc dù Kia Morning có phần chững lại song đây vẫn là đối thủ truyền thống của Grand i10. Trong 6 tháng đầu năm, Kia Morning đã đạt sản lượng bán hàng 5.469 chiếc, thua kém không quá xa so với Grand i10.
Mitsubishi Xpander trở thành cái tên lạ trong Top 10 ô tô bán chạy nhất.
"Tân binh" hoàn toàn mới trên thị trường là Toyota Wigo cũng không đủ doanh số để "chung mâm" với Grand i10. Thế nhưng, việc các đối thủ cùng nhau chia "miếng bánh" thị phần khá đều đã kéo doanh số của Grand i10 sụt giảm mạnh.
Ở các phân khúc lớn hơn, Honda CR-V và Mazda CX-5 vẫn là cặp kỳ phùng địch thủ.
Nửa đầu năm 2018, CR-V chỉ đạt doanh số hơn 4.000 chiếc và sang nửa đầu năm nay, lượng xe bán ra tăng gần gấp đôi. Cú tăng tốc mạnh mẽ của CR-V phần lớn đến từ việc liên doanh Nhật Bản nhập khẩu đủ xe để trả hợp đồng cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, đối thủ Mazda CX-5 dù đang có dấu hiệu dần đuối sức song vẫn đảm bảo sức cạnh tranh tốt với sản lượng bán hàng cộng dồn 6.160 chiếc, thua kém không quá nhiều so với đối thủ.
Còn ở mảng xe gia đình, Toyota Innova vẫn gần như một mình một chợ khi không có đối thủ trực tiếp trong phân khúc MPV 7 chỗ ngồi.
Ở phân khúc nhỏ hơn đôi chút, cuộc chơi lại đang có phần sôi động với cuộc chạy đua của 2 tân binh Toyota Rush và Mitsubishi Xpander.
Nếu như Rush có chút nhạt nhoà và đơn điệu đúng kiểu Toyota thì Xpander lại vượt lên nhờ thiết kế cá tính và khả năng vận hành tốt. Chính bởi vậy, Xpander đã trở thành một mẫu "xe lạ" trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam nửa đầu năm 2019.
Ford Ranger vẫn tiếp tục là "vua bán tải" tại thị trường ô tô Việt Nam.
Những thay đổi về chính sách thuế đã bắt đầu có những tác động tiêu cực lên thị trường xe bán tải. Qua đó, sản lượng bán hàng của hầu hết các mẫu bán tải trên thị trường đều có xu hướng đi xuống, nhất là khi so với giai đoạn cực thịnh 2016-2017.
Dù vậy, Ranger vẫn cho thấy sức hấp dẫn của một "vị vua" bán tải. Khi những khó khăn về thủ tục nhập khẩu theo Nghị định 116 được hãng ô tô Mỹ giải quyết, lượng xe về nước tăng mạnh đã giúp Ranger tăng trường doanh số đến 91% so với cũng kỳ năm ngoái.
Có thể thấy rằng, thị trường ô tô Việt Nam giai đoạn nửa đầu năm nay đã có những xáo trộn mạnh mẽ sau đợt "đóng băng" nguồn cung diễn ra vào nửa đầu năm 2018.
Đồng thời, thị trường cũng đã và đang cho thấy những xu hướng mới trong cách nhìn nhận và nhu cầu của người tiêu dùng ô tô Việt Nam. Những điều này sẽ còn tiếp tục tác động và làm thay đổi thị trường ô tô thời gian tới.
Theo Danviet
Top 10 ôtô bán chạy nhất Việt Nam tháng 6/2019: Mitsubishi Xpander tiếp tục gây bất ngờ Trong tháng 6/2019, Mitsubishi Xpander tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 trong danh sách những ôtô bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam. Doanh số của mẫu MPV này đạt mức 1.659 chiếc. 1. Toyota Vios (doanh số: 3.403 chiếc). 2. Mitsubishi Xpander (doanh số: 1.659 chiếc). 3. Hyundai Grand i10 (doanh số: 1.609 chiếc). 4. Hyundai Accent (doanh số:...