Xe Trung Quốc Beijing X7 2022 đâm đuôi xe khách, biến dạng nghiêm trọng
Chiếc Beijing X7 đời 2022 bị hư hỏng nghiêm trọng phần đầu xe, động cơ thụt vào khoang lái sau khi tông mạnh vào xe khách chạy cùng chiều, khiến một người tử vong, một người bị thương nặng.
Vụ tai nạn nghiêm trọng giữa hai xe ô tô xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Lào Cai ngày 11.9.2022 khiến 2 người bị thương phải đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, một người đã tử vong tại bệnh viện. Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để xử lý, phân luồng giao thông và điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Chiếc Beijing X7 đâm vào đuôi xe khách chạy cùng chiều bị hư hỏng nặng
Theo đó, chiếc ô tô 5 chỗ màu trắng Beijing X7 thuộc bản nâng cấp mới nhất, đời 2022 vừa về Việt Nam cách đây không lâu, di chuyển theo hướng Hà Nội đi Lào Cai đến KM59 820, đoạn qua địa phận xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đã bất ngờ tông vào đuôi xe khách loại 29 chỗ di chuyển cùng chiều.
Sau cú tông mạnh, phần đầu xe Beijing X7 bị biến dạng hoàn toàn, khoang máy gần như “bay” mất, cụm động cơ thụt sâu vào bên trong khoang lái, văng cả bệ tì tay ra ngoài. Các khớp cửa bên phía ghế phụ đều bị xô lệch, cột A và B không còn nguyên vẹn, túi khí xe đã bung bên trong cabin. Về phần xe khách chỉ hư hỏng một phần đuôi xe.
Vụ tai nạn khiến chiếc Beijing X7 vỡ nát phần đầu xe, động cơ thụt vào khoang lái, một người tử vong
Beijing X7 là mẫu xe mang thương hiệu Trung Quốc khá đình đám tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Xe có thiết kế trẻ trung bắt mắt và nhiều trang bị trong tầm giá. Kích thước xe ngang ngửa Honda CR-V và kiểu dáng không hề kém cạnh đi cùng giá bán thấp hơn khoảng 400 triệu đồng cũng là số tiền không nhỏ để người mua cân nhắc.
Video đang HOT
Beijing X7 – mẫu xe Trung Quốc khá đình đám tại Việt Nam trong thời gian gần đây
Chiếc Beijing X7 “nịnh mắt” bằng thiết kế hiện đại, kích thước lớn, đi kèm nhiều trang bị xa hoa. Xe có hệ thống đèn LED nội thất 10 màu, đèn trần LED, đóng/mở cửa kính bằng nút bấm trên chìa khóa, tự đóng khi trời mưa, cửa sổ trời toàn cảnh, camera 360 độ, vô-lăng bọc da kèm các nút điều khiển cảm ứng.
Xe Trung Quốc Beijing X7 2022 trang bị động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 1.5 lít Turbo có công suất tối đa 188 mã lực và mô-men xoắn cực đại 275 Nm. Sức mạnh được truyền đến bánh trước thông qua hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép.
Cuộc cách mạng giao thông - những con đường ý Đảng lòng dân
Trong không khí hân hoan kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022), ngày 1/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.
Đây là mảnh ghép cuối cùng trên tuyến cao tốc dài 176 km dọc từ đầu tỉnh tiếp giáp Hải Phòng đến cuối tỉnh, nơi địa đầu của Tổ quốc; kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thành tuyến cao tốc phía Đông chạy dài gần 300 km, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Bắc.
Tiên phong bỏ vốn địa phương làm đường cao tốc
Nút giao cuối tuyến nối với Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Tháng 9/2014, Quảng Ninh phát lệnh khởi công làm những km đường cao tốc đầu tiên trong bối cảnh nguồn lực cả nước còn nhiều khó khăn. Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có tổng vốn đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng; là tuyến đường cao tốc đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao cho Quảng Ninh thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh và hình thức đối tác công tư (PPP). Sau 4 năm thi công, ngày 1/9/2018, Quảng Ninh có được 20 km đường cao tốc đầu tiên kết nối trực tiếp vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tiếp nối thành công trên, 4 tháng sau, tuyến cao tốc thứ 2 là Hạ Long - Vân Đồn dài khoảng 60 km, được đầu tư bằng hình thức BOT (đầu tư, khai thác, chuyển giao) được khánh thành vào ngày 1/2/2019. Tiếp đó, dự án cao tốc nối Vân Đồn với thành phố biên giới Móng Cái dài khoảng 80 km có tổng vốn đầu tư trên 12 ngàn tỷ đồng được triển khai vào tháng 4/2019; sẽ thông xe vào ngày 1/9/2022. Đây trở thành "mảnh ghép" cuối cùng của tuyến đường bộ cao tốc xương sống của tỉnh.
Quảng Ninh đã chia dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái thành hai dự án độc lập; trong đó đoạn Vân Đồn - Tiên Yên dài hơn 16 km đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và đoạn Tiên Yên - Móng Cái dài trên 60 km đầu tư bằng hình thức hợp tác công tư (PPP), hợp đồng BOT. Nhờ đó, tỉnh đã tháo gỡ được khó khăn về vốn cho nhà đầu tư và rút ngắn được thời gian thi công mặc dù trong suốt thời gian triển khai dự án chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19 và cơn bão giá về vật liệu xây dựng.
Tuyến đường đưa vào sử dụng kết nối đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể với các tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 600 km); trong đó, Quảng Ninh là tỉnh có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước với gần 176 km.
Khi đưa cao tốc Vân Đồn - Móng Cái vào hoạt động, thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cải chỉ mất hơn 3 tiếng và từ Hải Phòng đến Móng Cái chỉ 1 tiếng rưỡi, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái của các tỉnh phía Bắc nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, đây là tuyến đường cao tốc của "Lòng dân và ý Đảng". Các địa phương, chủ đầu tư, các đơn vị thi công đã phát huy ý chí tiến công, vượt nắng thắng mưa, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, đáp ứng sự mong mỏi, niềm tin trong nhân dân. Công trình sẽ mở ra không gian, dư địa phát triển mới, mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh của địa phương, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo ra chuỗi kết nối và phát triển vượt bậc cho các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh, tạo sức mạnh lan tỏa và thu hút các nhà đầu tư lớn.
Anh Ngọc Anh, người dân phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long chia sẻ, từ nay, người Quảng Ninh có tới ba lựa chọn đi đến các sân bay Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh) mỗi khi đi du lịch trong nước và quốc tế. Việc di chuyển tới các sân bay rất thuận lợi nhờ có đường cao tốc kết nối liên vùng.
Kết nối liên vùng phục vụ phát triển
Tuyến cao tốc rút ngắn thời gian từ TP Móng Cái đến TP Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh còn 1 giờ 30 phút (đi theo QL18 mất khoảng 3 giờ); từ Hà Nội đi cửa khẩu Móng Cái chỉ còn 3 giờ (hiện tại mất gần 6 giờ). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Tuyến cao tốc liên vùng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái chạy qua các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh đã kiến tạo ra hành lang giao thông gắn với hành lang kinh tế, hành lang đô thị, mở ra không gian phát triển mới, tạo nguồn lực mới, cơ hội mới, động lực mới để Quảng Ninh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương... Qua đó, tiếp tục khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng về 3 đột phá chiến lược.
Trục cao tốc này còn kết nối hàng loạt khu công nghiệp, các đô thị và đặc biệt còn là tuyến cao tốc duy nhất ở Việt Nam kết nối đồng bộ với ba sân bay quốc tế gồm: Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh); đồng thời kết nối với hệ thống cảng biển và logistics, các đầu tàu, cực tăng trưởng kinh tế của phía Bắc và các đô thị lớn; các khu kinh tế ven biển của Hải Phòng, Quảng Ninh và các khu kinh tế cửa khẩu với cửa khẩu quốc tế Móng Cái tạo ra những lợi thế so sánh khác biệt.
Từ trục cao tốc này, một ý tưởng liên kết kinh tế được hình thành. Tháng 7/2022, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Chủ tịch Ủy ban Nhân dân 4 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chính thức ký kết thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông. Đây là một sáng kiến trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh liên kết vùng, nhằm tăng cường phối hợp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của bốn địa phương dọc theo trục đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) đều đưa ra định hướng "tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công nhấn mạnh, liên kết kinh tế bốn địa phương sẽ mở rộng không gian phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Bốn địa phương khi liên kết lại sẽ có đầy đủ tiềm năng và điều kiện để tạo thành một khu vực kinh tế phát triển năng động như: có cảng biển lớn quốc tế, cửa khẩu trên bộ và trên biển với thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc, có sân bay quốc tế, nguồn nhân lực dồi dào cùng không gian phát triển kinh tế rộng lớn và nhiều tiềm năng.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký kỳ vọng, bốn tỉnh liên kết chặt chẽ, tìm kiếm các cơ hội, quyết liệt triển khai thực hiện với những cơ chế, chính sách đột phá về nhà ở cho công nhân, lao động, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp, làm giàu nguồn vốn con người và sẵn sàng chia sẻ nguồn vốn con người.
Việc liên kết bốn địa phương sẽ tạo ra một vùng có tổng diện tích tự nhiên gấp 3 lần Thủ đô Hà Nội, 5 lần TP Hồ Chí Minh và 8 lần so với Đà Nẵng; quy mô dân số gấp gần 6 lần Đà Nẵng, bằng khoảng gần 80% dân số Hà Nội và bằng gần 70% dân số TP Hồ Chí Minh.
Liên kết này cũng thiết lập cơ chế điều phối và triển khai hiệu quả để khơi thông, kết nối các nguồn lực, bổ sung lợi thế cho nhau, tối ưu hóa việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, trở thành cực tăng trưởng khu vực phía Bắc. Điều này phù hợp với bối cảnh khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng nền công nghiệp thế giới được xây dựng từ việc kết nối giữa các nhà máy, các khu công nghiệp với cảng biển, sân bay để hình thành chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Để khai thác hiệu quả triệt để tuyến cao tốc này, tháng 1/2022, Quảng Ninh đã cùng với hai tỉnh Hải Dương, Bắc Giang ký kết tăng cường hợp tác liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Ba địa phương thống nhất tiếp tục báo cáo Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải sớm đầu tư đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (quy hoạch quy mô tối thiểu 4 làn xe); đầu tư, mở rộng Quốc lộ 37 đoạn Chí Linh - Lục Nam - Kép kết nối với cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng. Các địa phương thống nhất, Hải Dương, Bắc Giang cần xây dựng các dự án giao thông kết nối với đường ven sông 10 làn xe nối cao tốc Hải Phòng - Hạ Long và xa hơn nữa là kết nối với cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn để phát huy hiệu quả giao thông, đẩy mạnh liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa ba địa phương.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Dự án hướng vào lợi ích của dân nên được người dân hưởng ứng, ủng hộ. Nhờ đó, khi thực hiện các dự án giao thông nói chung và đường cao tốc nói riêng ở Quảng Ninh, tiến độ giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký cho rằng, yếu tố tiên quyết chính là tạo dựng được niềm tin trong lòng dân. Muốn làm được điều đó, công khai phải luôn đặt lên hàng đầu, chứng minh cho dân thấy bằng chính hiệu quả của những dự án được triển khai và quyền lợi của người dân không bao giờ bị bỏ lại.
CSGT xử lý nhiều điểm cây đổ trên cao tốc Hà Nội - Ninh Bình Do ảnh hưởng của mưa lớn, làm cây đổ, chắn ngang đường tại nhiều điểm trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình gây cản trở giao thông nên các cán bộ CSGT đã kịp thời phối hợp Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam khắc phục, đảm bảo giao thông trên tuyến được...