Xe tiêm vaccine lưu động trị giá 1,8 tỷ đồng
Chiếc xe thiết kế với thùng xe có thể nâng lên, mở rộng ra kèm theo bạt che, tủ đông, hệ thống khử khuẩn tự động… phục vụ tiêm vaccine.
Ba ngày nay, quận Gò Vấp triển khai tiêm vaccine Covid-19 bằng xe tiêm chủng lưu động. Chiều 14/8, chiếc xe đậu trong khuôn viên UBND phường 9 để tiến hành tiêm cho hơn 300 người dân trong khu vực này.
“Việc triển khai xe tiêm vaccine lưu động giúp bà con đỡ phải đi xa, nhất là những người lớn tuổi. Trên xe thông thoáng, lắp đầy đủ thiết bị phục vụ tốt cho việc tiêm chủng”, ông Trần Việt Phương, Phó trưởng trạm Y tế phường 9 cho biết.
Xe do Thaco sản xuất dựa trên mẫu xe tải Mitsubishi Fuso Canter 6.5. Về cơ bản, từ mẫu xe tải ban đầu, hãng cải tiến thùng xe trở thành các cánh có thể đóng mở để che mưa, nắng, bên trong chứa các thiết bị cần thiết cho tiêm chủng. Chi phí để sản xuất mẫu xe này vào khoảng 1,8 tỷ đồng.
Mẫu xe trong bài được một doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn mua rồi trao tặng cho quận. Ngoài ra, tự hãng Thaco cũng tặng cho Bộ Y tế 63 chiếc xe tiêm chủng lưu động như vậy cùng 63 xe vận chuyển vaccine để Bộ phân bổ về các tỉnh, thành.
Hai bên thùng xe có khả năng nâng lên, mở rộng ra kèm theo những tấm bạt giúp che nắng, mưa. Đuôi xe lắp bậc thang lên xuống và chia thành hai lối để người dân thuận tiện lên, xuống khi tiêm.
Những bộ bàn ghế bằng inox dễ lau chùi được gắn cố định trên sàn xe và có thể gấp mở dễ dàng bằng tay.
Trện xe còn trang bị thêm bình oxy, băng ca… để kịp thời xử lý tình huống khẩn cấp trong tiêm phòng.
Để đủ điện chạy các thiết bị, xe gắn thêm máy phát điện dưới gầm. Tuy vậy, thực tế khi sử dụng, xe được nối thẳng vào hệ thống điện dân dụng để đảm bảo đủ điện hoạt động trong thời gian dài. Ảnh: Huy Mạnh
Xe có 4 càng đỡ, dài khoảng 1 m để nâng mặt sàn. Những chỉ dẫn việc thao tác các bộ phận như sàn, càng đỡ, nâng hạ mái che… cùng cảnh báo nguy hiểm được thể hiện chi tiết bên hông xe.
Không gian thùng xe khi mở hết cỡ có diện tích khoảng 15 m2, đặt được 4 bàn và 8 băng ghế dài, chia làm hai dãy cho nhân viên y tế ngồi làm việc.
Trong thùng xe được trang bị tủ đông để bảo quản các liều vaccine và mẫu xét nghiệm y tế.
Trên trần của thùng xe ngoài gắn đèn còn lắp thêm 4 máy phun khử khuẩn tự động bằng nhiệt.
Việc điều khiển hoạt động của xe hoàn toàn tự động qua remote.
Trên xe trang bị hệ thống đèn đảm bảo đủ ánh sáng để nhân viên y tế làm việc khi trời tối.
Nhiều quận huyện khác cũng triển khai mô các đội tiêm lưu động đi đến từng cụm dân cư, khu cách ly, phong toả… Công tác tiêm vaccine ở TP HCM được đẩy ở đợt thứ 5. Ngoài các nhóm ưu tiên, thành phố còn tiêm vaccine cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên, huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia, rút gọn thủ tục, tiêm vào buổi tối…
Ngoài Sài Gòn, nhiều tỉnh thành khác cũng được trang bị xe tiêm lưu động do Thaco tài trợ. Trong ảnh là một chiếc nằm tại CDC Hà Nội. Ảnh: Huy Mạnh
Các bước thiết lập xe lưu động khi tiêm. Video: Thaco – Biên tập: Bình Nguyễn
'Không thu bất kỳ chi phí nào liên quan tiêm vaccine Covid-19'
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Việt Nam đang tổ chức tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí, do đó "tuyệt đối không được thu bất kỳ chi phí nào liên quan đến tiêm vaccine".
Thứ trưởng Tuyên nói điều này tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, chiều 9/8. Ông nhấn mạnh "kể cả các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ chi phí thì các đơn vị tổ chức tiêm vaccine cũng không được tiếp nhận".
"Việc tổ chức tiêm chủng vaccine không để phát sinh cơ chế xin - cho, nghiêm cấm tiêu cực trong tổ chức tiêm. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm chính về công tác phòng chống dịch trong đó có tiêm vaccine Covid-19", Thứ trưởng nói.
Ông Tuyên cho biết thời gian qua Bộ Y tế đã phân bổ cho các Viện và địa phương trên 18 triệu liều vaccine để triển khai tiêm chủng. Tuy nhiên, một số địa phương tiến độ tiêm chậm so với số lượng được phân bổ, như Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hóa.
Thứ trưởng yêu cầu tất cả địa phương, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, không trông chờ, lựa chọn; mà vaccine về đợt nào thì triển khai tiêm đợt đó, "để chúng ta từng bước đảm bảo miễn dịch cộng đồng".
Đơn vị tiêm vaccine với tỷ lệ thấp so với số vaccine được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, theo dõi và giám sát. Bộ Y tế chủ động điều chuyển số vaccine đó về các đơn vị, địa phương khác có tỷ lệ tiêm cao, tốc độ tiêm nhanh.
"Lúc đó, Bộ Y tế sẽ không trao đổi lại mà căn cứ vào số liệu tồn để điều chuyển. Quan điểm là ưu tiên vacine cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang có dịch", ông Tuyên nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên họp Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố về tiến độ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, chiều 9/8. Ảnh: Trần Minh.
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố chậm nhất đến ngày 30/7 phải phê duyệt kế hoạch tổng thể tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên đến hôm nay vẫn còn địa phương cho biết đến ngày 5/8 tỉnh mới phê duyệt. Thứ trưởng đề nghị các địa phương rà soát, phê duyệt trước 15/8.
Các địa phương bố trí cả điểm tiêm cố định và lưu động, càng nhiều điểm tiêm càng tốt, tránh thực trạng có nơi nhận vài chục nghìn liều vaccine nhưng tiêm cả tuần không xong. Đồng thời, không giới hạn số người tiêm trong một điểm tiêm.
"Tiêm tối đa nhất có thể. Một điểm tiêm không nhất thiết chỉ tiêm 100 liều một ngày mà có thể lên đến 200-300 hoặc nhiều hơn, nhưng phải đảm bảo tuân thủ chống dịch và an toàn tiêm chủng, chống tiêu cực trong tiêm chủng", Thứ trưởng nói.
Liên quan đến công tác vận chuyển vaccine, ông Tuyên cho biết ngay sau khi có quyết định phân bổ của Bộ Y tế và vaccine về đến kho, yêu cầu trong 5 ngày Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và các Viện Pasteur phải cấp đến các địa phương. Nếu quá 5 ngày, các địa phương báo cáo ngay về Bộ Y tế.
"Chúng tôi đã thống nhất với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, vaccine từ các kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Pasteur sẽ do Bộ Chỉ huy quân sự của tỉnh phối hợp Bộ Y tế vận chuyển vaccine về địa phương. Do đó, các địa phương không lo chuyện vận chuyển vaccine", ông Tuyên nói.
Sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, tính đến hết ngày 8/8, cả nước đã tiêm được hơn 9,4 triệu liều, trong đó có 8.458.225 người đã được tiêm 1 liều vaccine và 967.400 người tiêm đủ 2 liều vaccine.
Biến chủng mới SARS-CoV-2 vừa phát hiện ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào? Về lý thuyết, đột biến Y144 được cho là có thể giúp virus lẩn tránh một số siêu kháng thể, nhưng sự thực virus có lẩn tránh được hay không và ảnh hưởng đến vaccine như thế nào, thì còn phải chờ đợi những dữ liệu quan sát dịch tễ trong thời gian tới. Hiện nay trên toàn thế giới, SARS-CoV-2 có khoảng...