Xe thiết giáp Nhật lần đầu tập trận ngoài lãnh thổ
4 xe thiết giáp cùng 150 binh sĩ Nhật Bản lần đầu được triển khai bên ngoài lãnh thổ kể từ Thế chiến II để tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ tại Philippines.
150 binh sĩ lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng 4 xe thiết giáp lội nước tham gia cuộc tập trận với vai trò hỗ trợ cứu thương và di tản thương binh. Quân đội Mỹ và Philippines đóng vai trò tấn công chính trong kịch bản mô phỏng giành lại lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng.
50 binh sĩ Nhật Bản không có vũ trang, theo sau 4 xe thiết giáp đổ bộ lên bờ. Họ di chuyển dọc theo bãi biển đưa các binh sĩ Mỹ và Philippines bị thương lên xe thiết giáp lội nước đưa ra tàu đổ bộ đang neo ngoài khơi để cứu chữa.
Thiếu tá Koki Inoue, chỉ huy lực lượng Nhật Bản tham gia tập trận, nhấn mạnh binh sĩ Nhật Bản không tham gia vào kịch bản chiến đấu nhưng đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, xe thiết giáp nước này được triển khai bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Xe thiết giáp lội nước Nhật Bản rời tàu đổ bộ tiến lên bờ di tản thương binh. (Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ)
Video đang HOT
“Mục đích của chúng tôi là cải thiện khả năng hoạt động và đây là cơ hội tốt để chúng tôi tăng cường năng lực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai”, thiếu tá Inoue nói.
Cuộc tập trận chung được gọi là Kamandag, tổ chức lần đầu vào năm 2017, tập trung vào chống khủng bố, đối phó thảm họa và khả năng tương tác giữa các bên liên quan.
Cuộc tập trận Kamandag 2 diễn ra từ ngày 2-10/10 tại căn cứ hải quân Philippines ở tỉnh Zambales trên đảo Luzon. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc tập trận Mỹ – Philippines mở rộng hàng năm được tổ chức vào đầu năm.
Quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. “Cuộc tập trận không liên quan đến bất kỳ quốc gia hay lực lượng quân sự nào. Đây là cuộc tập trận chống khủng bố độc quyền ở Philippines”, trung úy Zack Doherty, phụ trách truyền thông của Thủy quân lục chiến Mỹ nói.
Tuy vậy, cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến thương mại và căng thẳng quân sự trên Biển Đông. Đầu tháng này, một tàu chiến của Trung Quốc đã tiếp cận “nguy hiểm” với tàu khu trục Mỹ đang thực hiện tự do hàng hải trên Biển Đông.
Nguồn: Zing News
Khó lường tình thế Macedonia trước ngưỡng cửa NATO, EU
Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không
Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không. Động thái này được chính phủ thân phương Tây của Macedonia thúc đẩy nhằm giải quyết tranh chấp về tên gọi với Hi Lạp nhiều năm nay và mở đường cho nước này gia nhập NATO và EU.
Vấn đề tranh chấp tên gọi này đã là rào cản đối với việc Macedonia muốn tham gia các tổ chức phương Tây lớn kể từ khi tách khỏi Nam Tư vào năm 1991.
Người dân Macedonia đứng trước một cột mốc quan trọng của quốc gia. (Nguồn: Reuters)
Hy Lạp, nơi một tỉnh miền bắc của họ có tên là Macedonia, luôn cho rằng tên của quốc gia Macedonia muốn tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh thổ trên của họ. Hi Lạp luôn phủ quyết Macedonia gia nhập NATO và EU, và buộc nước này phải tham gia Liên Hợp Quốc dưới tên Cộng hoà Nam Tư cũ Macedonia FYROM.
Cuộc trưng cầu dân ý này là một trong những trở ngại cuối cùng để thông qua thoả thuận ngày 17/6 giữa Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia.
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cho rằng, việc chấp nhận một cái tên mới là một cái giá đáng để trả cho việc gia nhập EU và NATO. Tuy nhiên, phe phản đối nói rằng việc đổi tên sẽ làm suy yếu bản sắc dân tộc của nước này, nơi đa số dân cư là người Slavic. Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov nói ông sẽ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý.
Cuộc trưng cầu dân ý mở cửa từ7 giờ sáng và đóng cửa lúc 7 giờ tối để khoảng 1,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Câu hỏi trong lá phiếu trưng cầu là: "Bạn có ủng hộ trở thành viên NATO và EU cùng với việc chấp nhận thỏa thuận với Hy Lạp" hay không.
Cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến nghị và không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng đa số thành viên của quốc hội cho biết họ sẽ tuân theo kết quả cuộc trưng cầu này để ra quyết định. Thoả thuận đổi tên cần sự ủng hộ của 2/3 trong quốc hội.
Để cuộc trưng cầu hợp lệ, ít nhất 50% cử tri phải bỏ phiếu và phần lớn trong số họ phải đồng ý với thoả thuận đổi tên.
Theo toquoc
Trung Quốc cực lực phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế, xâm phạm lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Phát...