Xe thể thao – sai lầm của Toyota?
Hãng xe Nhật không đủ tự tin phát triển các dòng “ sport car” khi liên tục hợp tác với Subaru và BMW, theo phân tích của tờ Detroit Free Press (Mỹ).
Tổng giám đốc Toyota, Akio Toyoda luôn nhấn mạnh rằng công ty ông sẽ sản xuất những chiếc xe thú vị, đầy đam mê. Nhiều người tin nhưng rồi lại tự hỏi các nhân viên ai là người hiểu sếp mình muốn gì.
Hợp tác với Subaru, BMW là dấu hiệu cho thấy Toyota muốn “outsource” việc phát triển cho đối tác. Nếu các sản phẩm tạo hứng thú với khách hàng và làm nhân viên Toyota được tưởng thưởng thì có gì để nói? Hẳn hãng xe Nhật tự hào với triết lý: “Đi mua niềm đam mê”.
Nhưng đó là vấn đề. Xe thể thao có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu. Và thương hiệu tác động tới doanh số.
Supra Turbo 1987, một trong những sản phẩm hấp dẫn nhất của Toyota. Ảnh: Toyota.
“Xe thể thao kiến khách hàng cảm nhận được thương hiệu gắn liền với đam mê và mạnh mẽ, ngay cả với những người không có ý định mua chúng”, Rebecca Lindland nhà phân tích tại IHS Automotive nói. “Những chiếc coupe hay mui trần có thể khiến thương hiệu trở nên quyến rũ, hấp dẫn và bóng bẩy”.
Xe thể thao không được coi trọng ở Toyota, trong suốt thời gian dài, dù hãng này có một vài mẫu hấp dẫn như Supra và Celica. Nhưng tất cả đã ngừng sản xuất. Chúng không nằm trong nhóm sản phẩm cốt lõi và Toyota từ lâu không còn định nghĩa “sport car” trong danh mục sản phẩm và với lớp khách hàng mới không dễ để họ nhớ ra mẫu “sport” gần nhất mang logo 3 hình elipse là gì.
Thật khó hình dung Chevrolet và Ford ra sao nếu không Corvette hay Mustang. Có những chiếc Mustang tốt và Mustang tồi, nhưng người đam mê luôn cảm thấy Ford làm hết lòng để thỏa mãn họ, bằng chiếc xe đáng yêu và nguyên bản nhất.
Ngay cả lúc Ford “ve vãn” hợp tác với Mazda tung ra chiếc Probe dẫn động cầu trước thì hãng này vẫn có một nhóm nhỏ chăm sóc Mustang. Tình hình tương tự như Chevrolet luôn có đội phát triển Corvette như kỹ sư, thiết kế, công nhân. Những người này làm việc không vì doanh số, mà vì đam mê.
Video đang HOT
MR2 Sypder 2004 – một trong những dòng thể thao cuối cùng của Toyota. Ảnh: Toyota.
Toyota đang làm điều ngược lại. Họ thuê Subaru phát triển và sản xuất dòng xe mới, mang tên Scion FR-S ( Subaru BRZ hay Toyota 86). Hãng xe số 1 thế giới diễn tả họ trực tiếp thiết kế, lấy cảm hứng từ 2000GT, nhưng điều đó không phủ nhận thực tế là Subaru phát triển gần như toàn bộ, từ động cơ, hệ dẫn động, khung sườn.
Mới đây, Toyota còn công bố thỏa thuận liên minh với BMW nhằm “tạo nên những chiếc xe thể thao cho tương lai”. Với lợi thế quá lớn của BMW thì viễn cảnh tương tự là hãng xe Đức cung cấp toàn bộ động cơ, hệ dẫn động, thiết kế và khung sườn. Toyota sẽ chỉ có chiếc logo mạ crôm, của họ hay của Lexus?
Không thể kết luận xe thể thao mới của Toyota không tốt. Nhưng chúng chứng minh rằng Toyota không đủ quan tâm để phát triển và không đủ tự tin. Vậy sản phẩm thể thao sắp tới của Toyota là gì? Hy vọng người khổng lồ này không nói rằng nó đang ở trung tâm công nghệ của Subaru hay BMW.
Toyota 86 có chung thiết kế, động cơ với Subaru BRZ.
Bộ vành 17 inch.
Ghế bọc da. Chỉnh cơ và hàng ghế sau khá chật.
Điều hòa tự động 2 vùng độc lập.
Chế độ lái thể thao, đi đường tuyết. Ở chế độ VSC Sport xe sẽ tắt cả cân bằng điện tử VSC.
Theo VNE
"Phát ngốt" với xế thể thao Subaru BRZ
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy "toát mồ hôi" khi xem đoạn quảng cáo mẫu xe thể thao Subaru BRZ mới tại thị trường Canada.
Hãng Subaru đã rất khôn khéo khi diễn tả độ nóng của mẫu xe thể thao BRZ mới trong đoạn quảng cáo tại thị trường Canada. Chỉ cần nhìn những hình ảnh quay chậm trong đoạn quảng cáo, nhiều người có thể đoán ra ngay ý đồ của hãng Subaru.
Theo đó, Subaru BRZ nóng đến nỗi sơn tường bị rộp, nước trên sàn nhà sôi sùng sục và chiếc cốc giấy bị đốt cháy. Thậm chí, Subaru BRZ còn vô tình kích hoạt hệ thống chữa cháy trong bãi đỗ xe. Sự xuất hiện của Subaru BRZ sau làn khói thật sự để lại không ít ấn tượng cho người xem.
Có vẻ như hãng Subaru không quá phóng đại về độ "hot" của mẫu xe thể thao dẫn động cầu sau mới. Hiện nay, Subaru BRZ và "người anh em" Scion FR-S là hai mẫu xe có số ngày chờ tại đại lý trước khi đến tay khách hàng ngắn nhất ở thị trường Mỹ. Theo số liệu từ Edmunds, Subaru BRZ có số ngày chờ đợi trước khi rời đại lý là 4. Tiếp đó là Scion FR-S với số ngày chờ đợi 5. Tại thị trường Mỹ, số ngày trung bình để đại lý bán một mẫu xe mới là 53.
Đây thực sự là thành công đáng ngưỡng mộ của hai mẫu xe thể thao mới đến từ Nhật Bản. Được biết, Subaru đã bày bán tân binh BRZ tại thị trường Mỹ vào cuối tháng 4 vừa qua. Trong khi đó, Scion FR-S mới đến các đại lý tại California cách đây ít lâu.
Theo tờ New York Times, tại Nhật Bản, lượng người đặt hàng dành cho BRZ đã cao gấp 4 lần so với dự kiến của hãng Subaru. Nhiều người đặt ra câu hỏi: "Vì sao lượng xe Subaru BRZ được sản xuất lại thấp đến vậy trong khi nhu cầu của người tiêu dùng quá cao?" Có vẻ như Subaru quá bảo thủ trong việc lập kế hoạch sản xuất BRZ.
Như đã biết, Subaru BRZ là mẫu xe thể thao đã ra mắt trong triển lãm Tokyo năm ngoái. Cung cấp năng lượng cho Subaru BRZ là khối động cơ Boxer 2.0 lít, sản sinh công suất 200 mã lực và mô-men xoắn cực đại 205 Nm. Gần đây, hãng Subaru cũng đã chính thức mang BRZ đến thị trường Việt Nam với giá 1,9 tỷ đồng.
Cùng xem đoạn quảng cáo "cực nóng" của Subaru BRZ tại thị trường Canada:
Theo Autopro
Subaru BRZ và Scion FR-S: "Hot" hơn dự kiến Đây là hai mẫu xe có số ngày nằm chờ tại đại lý trước khi tìm thấy khách hàng ngắn nhất tại thị trường Mỹ hiện nay. Có vẻ như các đại lý của Subaru và Scion không gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân phối hai mẫu xe thể thao mới đến từ Nhật Bản. Hiện nay, Subaru BRZ và Scion...