Xe tăng Việt Nam ẩn mình trong cát: Gió to thêm tý nữa, có khi sau một đêm lấp mất xe!
Có hai “kẻ thù” nguy hiểm nhất đối với những chiếc xe tăng luôn rình rập là hơi nước biển và cát
Năm 1972, khi Hội nghị bốn bên về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam đang diễn ra gay cấn và kịch tính thì tại Sài Gòn, một bản kế hoạch đày tham vọng được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thông qua mang tên “Chiến dịch Tràn ngập lãnh thổ”.
Mục tiêu của chiến dịch này là bằng mọi cách phải lấn đất, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát của Việt Nam cộng hòa (VNCH) – kể cả là phải vi phạm các điều khoản của Hiệp định Pa-ri sắp được ký kết.
Thực hiện kế hoạch này, ngay trong đêm ký Hiệp định, phía Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức 74 cuộc hành quân, trong đó 44 ở Quân khu 1, 10 ở Quân khu 2 và 20 ở Quân khu 3 (theo báo cáo của Bộ Tổng Tham mưu- Quân lực VNCH).
Trong đó, tại khu vực Cửa Việt là cuộc hành quân Tango City với lực lượng rất hùng hậu nhằm chiếm lại cửa khẩu quan trọng này.
Tuy nhiên, cuộc hành quân Tango City đã thất bại thảm hại trước sức chiến đấu kiên cường của các lực lượng phòng ngự phía Quân Giải phóng ở đây. Sau đó, ranh giới giữa hai bên được xác lập trở lại như trước ngày 25.01.1973.
Nhưng không thể không cảnh giác với âm mưu của địch vì tham vọng “tràn ngập lãnh thổ” vẫn ngự trị trong đầu óc giới lãnh đạo chóp bu ở Sài Gòn.
Chính vì vậy, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gọi điện cho tướng Lê Trọng Tấn – Tư lệnh mặt trận B5: “Cố gắng đưa cho được những đứa con khoẻ mạnh nhất của Đào Huy Vũ* sang nhé!”.
Thực hiện Chỉ thị của Đại tướng, Tiểu đoàn xe tăng 1 của Lữ đoàn 203 trang bị xe tăng T-54 và T-59 được điều động xuống khu vực Cửa Việt, trong đó Đại đội xe tăng 1 được bố trí tại Nam Cửa Việt.
Trận địa phòng ngự của Đại đội xe tăng 1 nằm cách tuyến chốt tiền duyên của bộ binh chừng vài trăm mét và trải dài theo mép biển quãng rìa thôn các thôn Tường Vân, Phó Hội và ra đến gần cảng Mỹ.
Địa hình ở đây trống trải, chỉ toàn cát và cát. Trên bãi cát ngổn ngang xác hàng chục chiếc xe tăng, xe bọc thép cháy đen dấu tích của cuộc chiến đấu chống lấn chiếm vừa mới diễn ra trước đó ít ngày.
Xe tăng rời khu kỹ thuật. Ảnh: QĐND.
Cát trắng, nắng vàng nhưng chẳng hề… thơ mộng
Công việc đầu tiên mà những người lính tăng ở đây phải làm là xây dựng công sự chiến đấu cho xe tăng. Mặc dù hiệp định Pa-ri đã có hiệu lực, hai bên hiện tại đang còn hòa hảo với nhau đấy nhưng có thể chạm súng bất cứ lúc nào. Vì vậy để xe tăng phơi mình trên cát thì khác nào “mời anh xơi!”. Và cách tốt nhất là cho nó ẩn mình dưới cát.
Video đang HOT
Cái công việc ấy trên xứ cát này tưởng dễ mà hóa ra khó bởi cứ hất lên đến đâu nó lại trôi xuống đến đó. Thành ra đào mãi mà cái công sự xe tăng không ra công sự mà lại giống cái ao. Thế nhưng “cái khó ló cái khôn”, với lại lính xe tăng cũng lắm sáng kiến nên rồi mọi việc cũng đâu vào đó.
Từ các căn cứ cũ của quân địch, hàng trăm chiếc bao cát được moi lên, hàng chục tấm ghi sắt, tấm tôn cũ… được tha lôi về và xếp lèn vào nhau để làm thành công sự. Chỉ trong vòng một tuần gần chục chiếc xe tăng đã yên vị trong công sự của mình.
Đến lúc đó anh em mới bắt đầu lo đến nơi ăn, chốn ở của mình. Cũng lại hầm chữ A, hầm thùng, hầm dưới bụng xe… chẳng khác gì khi chưa ký kết. Không thể chủ quan được! Chỉ cách đó mấy trăm mét là hàng trăm họng súng, họng pháo đang chĩa vào họ và ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra?
Những ngày hòa bình đầu tiên trôi qua khá yên ả. Một cái “nhà hòa hợp” được dựng lên giữa khu vực ranh giới của hai bên. Thỉnh thoảng, một cuộc gặp gỡ giữa những người lính của hai phía được tổ chức.
Nghĩ cũng buồn cười! Vừa mới bắn nhau chí chết hôm kia, hôm qua nay lại ngồi với nhau tán dóc dưới một mái nhà. Mặc dù không ở tuyến một nhưng cánh lính tăng cũng thỉnh thoảng mò lên đấy để “hóng hớt”. Thì cũng chỉ để thỏa trí tò mò, xem những người lính phía bên kia thế nào, nghĩ suy gì mà thôi.
Cuộc sống của phân đội xe tăng trực chiến dần dần ổn định trở lại. Ngoài việc tổ chức canh gác sẵn sàng chiến đấu thì một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với họ là tổ chức cuộc sống sao cho đàng hoàng để bảo đảm sức khỏe bộ đội, đồng thời cũng phải bảo đảm tốt trang bị vũ khí để sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào.
Đúng ra, đó chỉ là những công việc bình thường của người lính song trong điều kiện hiện tại thì thật sự là nan giải.
Trước hết, nói về bảo đảm đời sống thì lương thực và thực phẩm chính như muối, thịt hộp… do trên cấp đầy đủ theo tiêu chuẩn. Cái khó khăn nhất đối với họ là kiếm rau ăn. Đóng quân ngay trên bãi cát ven biển, mở mắt ra là chỉ thấy cát trắng, nắng vàng và biển xanh… chẳng thứ cây cỏ nào sống được ngoại trừ xương rồng.
Vì vậy, không thể kiếm ra dù một ngọn rau xanh. Thế là phải cử người đi sâu vào phía trong kiếm rau dại hoặc đổi chác, mua bán với bà con xung quanh nhưng cũng không hề dễ chút nào.
Ngoài chuyện thiếu rau thì một vấn nạn khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bộ đội – đó là vấn nạn bọ chét. Chả hiểu sao cái vùng đất toàn gió cát nam Cửa Việt này lại sinh ra lắm bọ chét đến vậy.
Chúng cứ bu vào mà đốt đến nỗi chỉ sau hơn tuần ở đấy hầu hết chân tay, mình mảy anh em đều có “hoa”. Ngồi nói chuyện với nhau – kể cả khi có mặt mấy o du kích mà tay thì vẫn “sột soạt gảy đàn” không thể cưỡng lại được.
Gió măn, cát bay và cát chạy – những kẻ thù “không đội trời chung” với vũ khí trang bị
Bảo đảm đời sống đã khó như vậy còn bảo đảm trang bị kỹ thuật cũng chẳng dễ dàng hơn. Có hai “kẻ thù” nguy hiểm nhất đối với những chiếc xe tăng luôn rình rập là hơi nước biển và cát. Nằm ngay bên bờ biển, hơi nước biển mang theo những phân tử muối li ti, len vào tất cả các bộ phận trên xe.
Và thế là tất cả những chi tiết, những cụm máy… không được sơn phủ ngay lập tức bị chúng ăn mòn. Đôi băng xích mới hôm nào chạy trên bãi cát sáng bóng như mạ kền chỉ vài ngày đã chuyển sang màu đỏ.
Các vết rỉ sắt ngày càng lan rộng và càng ăn sâu ở nhiều chỗ trong xe. Trung đội trưởng Ngô Tâm lắc đầu lè lưỡi: “Các cậu phải làm sao chứ cứ thế này thì chỉ vài tháng là nó ăn mòn hết xe thôi”.
Thì còn làm sao được ngoài việc lau sạch và bôi dầu. Nhưng có vẻ đó cũng chỉ là những giải pháp hết sức bị động mà thôi. Ngoài hơi nước biển ra thì cát cũng là một kẻ thù nguy hiểm nữa.
Theo những cơn gió biển hào phóng thổi suốt ngày đêm những hạt cát len lỏi vào mọi kẽ hở, mọi khe kẽ của máy móc, khí tài… Đặc biệt, nòng pháo súng dù đã có bạt che mà không hiểu vì sao chúng cũng chui vào được.
Ngoài ra còn cái nạn “cát chạy” nữa. Nhờ bao cát, ghi thép… thành công sự không bị sạt lở nữa nhưng có khi chỉ sau một đêm ngủ dậy đã thấy cát ngập đến nửa bánh chịu nặng rồi. Có cậu mạnh miệng bảo: “Thế này mà gió to thêm tý nữa có khi chỉ sau một đêm nó lấp béng mất xe, các quê** ạ!”.
Làm công sự cho xe tăng ở Cửa Việt 1973 – Lê Trí Dũng.
Mà có khi thế thật ấy chứ. Gió biển chả đã di chuyển những cồn cát cao hàng chục mét đi chỉ sau vài ngày là gì.
Nhưng rồi việc gì dù khó đến đâu cũng sẽ có giải pháp! Theo mấy chiến sĩ dân vùng biển thì để chống lại giặc cát này chỉ có cách che chắn lại cho kín.
Thấy cũng chẳng còn cách nào hơn, Ban chỉ huy đại đội quyết định phải làm lán cho các xe và quây vách kín xung quanh; trong trường hợp có báo động chiến đấu thì nhanh chóng đánh xe ra khỏi lán. Giải pháp này tỏ ra hợp lý nhất và cả lữ đoàn cũng đồng ý như vậy.
Chính vì vậy, hàng ngày, mỗi trung đội chỉ để ở nhà vài người làm nhiệm vụ canh gác và nấu ăn, còn lại phải đi sâu vào phía trong cắt tranh và kiếm ghi, tôn… đem về làm lán.
Cũng may, có cái xác tàu biệt kích bị xe 912 bắn chìm dạt vào cách bờ vài chục mét nghiễm nhiên trở thành nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất phong phú cho đại đội xây dựng trận địa.
Nhưng cũng phải mất gần tháng công việc làm hầm, làm lán xe mới tạm ổn. Lúc này, nhìn từ xa những công sự của xe tăng chỉ như những gò cát vô hại trên bãi biển. Nhưng chính những chiếc xe tăng ẩn mình trong cát ấy là một sức mạnh khó ngờ, đem lại lòng tin cậy và yêu mến vô bờ cho các chiến sĩ bộ binh trên tuyến một.
* Đào Huy Vũ: Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp. Ý Đại tướng là đưa xe tăng T-54 sang Nam Cửa Việt.
** Quê: Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai lính xe tăng gọi nhau.
(Theo Thời đại)
Hé lộ kế hoạch về siêu tăng chiến đấu mới của Mỹ
Lục quân Mỹ hiện đang ở trong giai đoạn thiết kế một mẫu xe tăng hạng nhẹ công nghệ cao mới nhằm thay thế cho xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams. Loại xe tăng này sẽ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa hơn, hạ các máy bay không người lái cũng như tên lửa chống tăng bằng súng laser.
Trung tâm nghiên cứu phát triển xe tăng của quân đội Mỹ (TARDEC) đang thiết kế và xây dựng ý tưởng về loại tăng mới với các trang bị công nghệ hiện đại.
Xe tăng mới sẽ xuất hiện sau khi phiên bản M1A2 SEP v4 được đưa vào sử dụng trong những năm 2020. M1A2 SEP v4 sẽ bao gồm công nghệ dẫn đường bằng laser, mạng liên kết thông tin theo thơi gian thực, cảm biến địa chất và nhiều tiến bộ khác. Tuy nhiên, lục quân Mỹ cho rằng, đây đã là sự nâng cấp đến tận cùng và họ cần một khung gầm hoàn toàn mới.
Xe tăng mới sẽ có trọng lượng nhẹ đi đáng kể so với M1A2 Abrams
Một mẫu xe tăng nhẹ và công nghệ cao sẽ cho phép quân đội cơ động hơn trong tương lai bao gồm cả khả năng triển khai nhanh ở những địa hình hiểm trở và tích hợp được với những loại vũ khí mới xuất hiện.
Các yêu cầu cụ thể về loại xe tăng tương lai vẫn chưa được xác định nhưng đại diện quân đội Mỹ, Thiếu tướng David Bassett cho biết, khung gầm mới sẽ sử dụng được những cảm biến tân tiến và có chất liệu giáp hợp kim trọng lượng nhẹ nhưng đạt đươc mức độ bảo vệ cao hơn cả các loại giáp hiện nay.
Theo ông Bessett, ý tưởng thiết kế không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một chiếc xe tăng hiện đại hơn Abrams về mặt cảm biến, công nghệ kết nối, khả năng điều khiển thiết bị bay không người lái hay hỏa lực mà nó còn phải là một xe tăng với kết cấu mở để dễ dàng nâng cấp.
Abrams là một ví dụ về sự hạn chế trong kết cấu, khi nó được trang bị tháp pháo 105mm mà không hề tính đến việc nâng cấp lên loại 120mm trong tương lai.
M1A2 Abrams đã được nâng cấp đến tận cùng và Mỹ cần một loại xe tăng mới hoàn toàn
Một đặc điểm khác mà chiếc xe tăng mới sẽ có đó là khả năng trang bị nhiều hệ thống tự động. Các thuật toán mới trong máy tính điều khiển sẽ tăng khả năng tự chủ của xe tăng, cũng như giúp kíp lái điều khiển được cả một thiết bị bay không người lái, với nhiệm vụ quan sát và tình báo thông tin.
Cuối cùng, hệ thống tự vệ chủ động (APS) chắc chắn là điều sẽ được Mỹ đặc biệt chú ý do đây là lĩnh vực mà xe tăng Mỹ đang tỏ ra thua kém những nước khác.
APS là một hệ thống phức tạp sử dụng cảm biến, radar, máy tính, công nghệ kiểm soát hỏa lực cùng vũ khí đánh chặn để tìm kiếm và tiêu diệt các mối đe dọa như tên lửa chống tăng, lựu đạn hay pháo cối. Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra. Từ đó, đơn vị tham chiến có thể nhanh chóng tiêu diệt đối phương, loại bỏ mối nguy hiểm cho đơn vị.
Theo Danviet
Kremlin: Mỹ rầm rộ đưa quân, vũ khí đến Ba Lan đe dọa Nga Nga coi việc Mỹ đưa xe tăng và các trang thiết bị quân sự, cùng quân nhân đến Ba Lan là mối đe dọa an ninh và lợi ích quốc gia. Xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams tập trận ở Ba Lan. RT dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov ngày 12.1 cho biết: "Chúng tôi coi đây là mối...