Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới Syria bắn phá
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang cho triển khai một chiến dịch bắn phá IS, nhằm chiếm lại thành phố ở biên giới Syria.
Một xe tăng và xe bọc thép của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đóng quân ở thị trấn biên giới Karkams ngày 23.8 (Ảnh Reuters)
Theo trang RT, nhiều xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ vừa vượt qua biên giới Syria để chiếm lại thành phố Jarablus từ tay IS. Sự xâm nhập mặt đất của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria có mục đích bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và người Kurd, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khi các xe tăng bắt đầu lăn qua biên giới.
Chiến dịch lần này của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tập trung vào một thị trấn biên giới của người Kurd ở thành phố Jarablus, nơi bị nhóm khủng bố IS chiếm giữ từ tháng 7.2013.
Chiến dịch được đặt tên là Euphrates Shield, đang được lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng như máy bay chiến đấu của liên minh do Mỹ dẫn đầu hỗ trợ. Trước đó, sáng sớm ngày 24.8, pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu bắn phá các mục tiêu ở biên giới Syria, Reuters dẫn lời nhà báo hiện trường của hãng tin này. Reuters đưa tin xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ giờ đang ở bên trong lãnh thổ Syria và các tiếng bắn phá ầm ĩ có thể được nghe thấy.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở thị trấn biên giới Karkams ngày 23.8 (Ảnh Reuters)
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan nói rằng các cuộc tấn công xuyên biên giới có nguồn gốc từ Jarablus đã thúc đẩy ông chiếm đóng lại thành phố này, nhấn mạnh họ “phải dừng lại”, theo hãng tin nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu.
Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin trước đó rằng IS đã tấn công trả thù tại thị trấn biên giới Karkams sau khi bạo lực ở Jarablus leo thang. Tại những nơi khác ở Istanbul, các lực lượng thực thi pháp luật được biết đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những người bị tình nghi là ủng hộ IS, theo hãng tin Dogan.
Theo Danviet
Nghĩa trang lớn nhất thế giới sắp hết chỗ vì IS
Nghĩa trang với 5 triệu thi thể sắp hết chỗ vì cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang diễn ra tại Iraq, mỗi ngày gánh thêm 200 người chết.
Hiện có tới 5 triệu ngôi mộ trong nghĩa trang Wadi al-Salam ở Iraq
Đây là những hình ảnh tại nghĩa trang Wadi al-Salam rộng 10 km vuông, cho thấy sự tàn phá mà Iraq phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ chiến tranh.
Hàng triệu ngôi mộ với các hình dạng khác nhau nằm trong nghĩa trang, nơi chôn cất rất nhiều người Hồi giáo Shiite trên khắp thế giới.
Được mệnh danh là "Thung lũng Hòa Bình", nơi này có một vị trí đặc biệt trong trái tim của người người Hồi giáo Shiite vì nó bao quanh lăng người lãnh tụ Hồi giáo đầu tiên của họ, Ali Bin Abi Talib.
Talib là em họ của nhà tiên tri Mohammad. Từ sau đám tang của ông, nơi này đã trở thành nghĩa trang lớn nhất thế giới.
Số người được chôn cất ở đây gia tăng nhanh chóng từ khi IS xuất hiện
Sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xuất hiện với các thành viên trải khắp 1/3 diện tích Iraq vào năm 2014, hàng ngày có tới 200 người được chôn ở đây.
Trước IS, chưa đến 80 người được chôn mỗi ngày, theo Jihad Abu Saybi, một sử gia của nghĩa trang.
Đất để chôn cất đang trở nên ngày càng khan hiếm. Chi phí của một mảnh đất chôn cất gia đình rộng 25 mét vuông, với hầm bên dưới, đã tăng lên tới 3.000 bảng Anh (khoảng 88 triệu đồng).
Tuần này, 36 chiến binh IS đã bị hành quyết ở Iraq vì gây ra vụ thảm sát khét tiếng 1.700 binh sĩ. Tổng thống Iraq đã phê duyệt treo cổ hàng loạt quân IS bất chấp sự phản đối từ các nhóm nhân quyền.
Chi phí của một mảnh đất chôn cất rộng 25 mét vuông tăng lên tới 3.000 bảng Anh
Một công nhân dọn vệ sinh tại nghĩa trang
Nghĩa trang nằm bao quanh Lăng người lãnh tụ Hồi giáo đầu tiên
Theo Danviet
Nga tìm cách tăng cường vai trò ở châu Á-Thái Bình Dương Những thay đổi lớn trong mô hình chính trị quốc tế buộc Nga tham gia quá trình phát triển kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu không muốn đứng sau cái bóng của Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự hiện diện kinh tế của Nga ở khu vực châu Á...