Xe tăng thế chỗ Armata hủy diệt mục tiêu
Hãng TASS vừa công bố video về khả năng hủy diệt mục tiêu khi hành tiến của T-90M – dòng tăng có thể sẽ thế chỗ khi Armata chưa sẵn sàng.
Đoạn video ghi lại cảnh thử nghiệm của T-90M do Tâp đoàn Uralvagonzavod (UVZ) ghi lại và công bố cho thấy, cỗ tăng chủ lực T-90M phô diễn hệ thống điều khiển hỏa lực và khả năng bắn chính xác mục tiêu ở xa trong khi di chuyển trên thao trường.
Theo hình ảnh được công bố, chiếc T-90M chạy tốc độ cao trên đường đất, trong khi pháo thủ sử dụng máy tính tính toán đường đạn và khai hỏa đạn pháo vào mục tiêu ở khoảng cách xa. Pháo thủ ngay sau đó tiếp tục lựa chọn mục tiêu thứ hai trên hệ thống máy tính và bắn lần thứ hai.
“Cuộc thử nghiệm đã thành công ngoài mong đợi khi toàn bộ mục tiêu giả định đã bị tiêu diệt với độ chính xác cực cao”, Tập đoàn UVZ tuyên bố sau khi kết thúc buổi thử nghiệm.
Trang bị tối tân của xe T-90M.
Nói về phiên bản T-90M, thông tấn Nga dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết, ngay từ năm 2015, Bộ quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch nâng cấp khoảng 400 xe tăng T-90A sản xuất từ đầu những năm 2000 lên chuẩn mới.
Video đang HOT
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Alexei Khlopotov nhận định, việc Bộ Quốc phòng Nga nâng cấp tăng T-90 là dấu hiệu cho thấy dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata chưa thể trở thành xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong thời gian ngắn hạn tới.
Chuyên gia Alexei Khlopotov cho biết, nhiều khả năng trong vòng 10 năm tới, Lục quân Nga vẫn sẽ vận hành số lượng lớn xe tăng thuộc bộ đôi T-72B3M và T-90M Proryv-3. Điều đặc biệt trong phiên bản T-90M Proryv-3 chính là việc cỗ tăng này được trang bị hệ thống kính ngắm ảnh nhiệt do Nga tự phát triển.
Tính đến thời điểm hiện nay, việc sản xuất các loại khí tài quang điện tử có vẻ như vẫn là điểm yếu cố hữu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nó còn liên quan tới cả mặt bằng chung của nền công nghiệp dân dụng nói chung.
Do vậy đã dẫn tới một thực tế là nhiều khí tài quang điện cho đến bây giờ Nga vẫn phải đi nhập khẩu từ bên ngoài, gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội cũng như xuất khẩu.
Các xe tăng Nga bán cho những khách hàng nước ngoài thường được tích hợp kính ngắm quang điện – ảnh nhiệt của phương Tây (chủ yếu là Pháp), trong khi đó số khác lại lựa chọn sản phẩm của Belarus.
Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt khi Công ty cổ phần VOMZ vừa ký được hợp đồng cung cấp camera ảnh nhiệt cho kính ngắm của xe tăng T-72B3M và T-80BVM, thay cho sản phẩm ngoại nhập tương tự. Và sắp tới sản phẩm này cũng sẽ được trang bị trên phiên bản nâng cấp T-90M Proryv-3.
Theo Datviet
Hình ảnh Su-35 Nga 'khóa chết' tiêm kích Mỹ gây xôn xao
Hai chiếc Su-35 đã theo sát chiếc F/A-18 cho đến khi một chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản được triển khai để hỗ trợ chiếc F/A-18.
Mạng xã hội Nga sục sôi sau khi truyền thông Nga ngày 28-1 lan truyền hình ảnh một máy bay F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ nghi bị một tiêm kích của Nga khóa mục tiêu tại không phận vùng Viễn Đông, theo trang tin Business Insider.
Tài khoản mạng xã hội của một phi công chiến đấu Nga đăng ảnh một tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ với tâm chữ thập nằm ngay chính giữa đuôi, ám chỉ chiếc máy bay của hải quân Mỹ đã bị hệ thống cảm biến trên chiếc Su-35 của Nga phát hiện và khóa mục tiêu.
Chiếc F/A-18 của Mỹ nằm trong tầm ngắm của tiêm kích Su-35 Nga. Ảnh: INSTAGRAM
Phi công Nga cho biết hai chiếc Su-35 đã theo sát chiếc F/A-18 cho đến khi một chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản được triển khai để hỗ trợ chiếc F/A-18.
Sau khi bức ảnh về F/A-18 được công bố, giới chuyên gia Nga nhận định vụ chạm mặt này một lần nữa chứng tỏ khả năng tác chiến của các tiêm kích nước này hoàn toàn vượt trội so với Mỹ.
Theo Business Insider, tài khoản này hồi năm ngoái từng đăng bức ảnh máy bay F-22 của Mỹ bị máy bay chiến đấu Su-35 Nga phát hiện trên bầu trời Syria và "khóa chết", song không nêu rõ thời gian và địa điểm.
Thiếu tá Joe Hontz, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, nói với Business Insider rằng "máy bay và tàu của Mỹ thường xuyên chạm trán với các đơn vị quân sự Nga tại vùng biển và không phận quốc tế và hầu hết các sự việc đều diễn ra một cách an toàn và chuyên nghiệp. Trừ khi việc tiếp cận thiếu an toàn, chúng tôi sẽ không công bố những chi tiết cụ thể".
Tiêm kích Su-35 của Nga. Ảnh: REUTERS
Như vậy, phát ngôn của ông Joe Hontz cho thấy hai khả năng. Một là máy bay Su-35 của có "tiếp cận" máy bay chiến đấu Mỹ và thực hiện nhiệm vụ này một cách an toàn theo quy chuẩn. Hai là không xảy ra sự việc trên.
Mỹ hiện triển khai tàu sân bay USS Ronald Regan ở khu vực gần vùng Viễn Đông của Nga và Nhật Bản. Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản vẫn thường xuyên diễn tập với phía Mỹ.
Business Insider cho rằng, trong kịch bản không chiến ở khoảng cách gần, Su-35 có nhiều lợi thế hơn F/A-18. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ của Mỹ ngày nay thường có xu hướng tác chiến ở tầm trung hoặc tầm xa bằng tên lửa dẫn đường, ngoài khả năng bám bắt của các cảm biến hồng ngoại.
(PLO)- Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko nhận xét tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ quá phức tạp và đắt đỏ, dễ bị phát hiện hơn một khi hệ thống radar tinh vi xuất hiện.
THIÊN THANH
Theo PL
Nga tích hợp chức năng tiêm kích thế hệ 6 cho Su-57 Một trong những tính năng kỹ chiến thuật đặc biệt nhất và còn được xem là tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6 đó là khả năng hiệp đồng cùng UAV. Vào cuối tháng 11/2018, hãng thông tấn TASS đăng tải thông tin cho biết Nga đã bắt đầu quy trình thử nghiệm đối với chiếc Okhotnik (Thợ săn) - dòng máy...